Kết quả khảo sát cho thấy, Trong các nhóm cơng việc này của gia đình, tỷ lệ người phụ nữ làm chính thấp nhất là 20,9%, cao nhất là 26,5%, điều này cho thấy đây là một bước tiến bộ rõ rệt về vị thế của người phụ nữ. Sự hiện diện của phụ nữ một cách thường xuyên với tư cách là người đại diện cho gia đình, người chủ gia đình để dự các đám hiếu, hỉ, tiếp khách, làm việc với chính quyền đồn thể, tham gia hội họp bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng của cộng đồng - các lĩnh vực hoạt động vốn rất thành kiến giới trong truyền thống này, là một bước tiến bộ quan trọng của phụ nữ DTTS, đó thực sự là sự hịa nhập vai trò giới và thay đổi vị thế một cách tích cực.
Tuy đã có một tỷ lệ nhất định phụ nữ đảm nhận chính, hoặc cả hai vợ chồng đều tham gia như nhau, nhưng nam giới vẫn là người giữ vai trị chính, tỷ lệ nam giới tham gia các cuộc họp thường xuyên cao hơn phụ nữ. Một điều đáng chú ý là khi đi họp, đa số phụ nữ các nhóm DTTS MNPB rất ít khi tham gia phát biểu, vì họ thiếu kiến thức, ít hiểu biết về các nội dung họp, họ tự ti mặc cảm và ngại nói trước đám đơng. Hơn nữa do định kiến xã hội, trong các cuộc họp thôn bản điều hành chủ yếu là nam giới, nhiều người trong số họ chưa ý thức được việc khuyến khích phụ nữ phát biểu khơng phải lúc nào ý kiến của phụ nữ cũng được nam giới ủng hộ. Có những phụ nữ phát biểu hăng hái quá đã bị một số người (cả nam và nữ) cho là nam tính và nhìn họ khơng mấy thiện cảm, cách đối xử này đã làm giảm sự nhiệt tình của chị em và ảnh hưởng đến chất lượng đóng góp của họ.
3.1.3.4. Thụ hưởng lợi ích
Việc tham gia các hoạt động cộng đồng đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào DTTS, họ có thể thu nhận những thơng tin mang tính thời sự ở địa phương, cũng như để củng cố kỹ năng sinh kế và quan trọng hơn qua đó họ ngày càng nhận ra giá trị của sự tham gia, để có được hiểu biết và để nói tiếng nói của mình. Với phụ nữ DTTS, những cuộc họp này góp phần tăng cường hạnh phúc cho họ, qua việc tạo thời gian nghỉ ngơi và giao tiếp xã hội, những việc mà trước đây phụ nữ rất ít khi có điều kiện thực hiện, có thể thấy đây là một lợi ích gián tiếp, tác động tích cực đến cuộc sống tình cảm của phụ nữ và giúp họ cảm thấy hạnh phúc.
Hiện nay, việc tiếp cận và thụ hưởng các giá trị từ các hoạt động của phụ nữ DTTS MNPB còn nhiều hạn chế so với nam giới. Theo tác giả luận án, có ba lý do chính khiến nam giới có nhiều cơ hội, điều kiện để tham dự các hoạt động cộng đồng hơn so với nữ. Thứ nhất, theo quan niệm phổ biến truyền thống, đã trở thành những “chuẩn mực” trong phân công lao động của gia đình, đàn ơng là người hiểu biết hơn và họ giữ vai trò “lãnh đạo”, chủ hộ
trong gia đình và trong các sinh hoạt cộng đồng, phụ nữ phần đông là “trợ lý” là người thừa hành cơng việc, quan niệm trên vơ hình chung đã tạo cơ hội cho nam giới được ưu tiên trong việc đi học, đi tập huấn, đi họp thôn xã, tiếp xúc với thị trường, nắm bắt các thông tin, kỹ thuật mới, nâng cao giá trị đóng góp của nam giới và khép lại cơ hội, sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ trong các cơng việc quan trọng của gia đình và cộng đồng. Thứ hai, phụ nữ vì phải dành nhiều thời gian cho cơng việc nội trợ trong gia đình và chăm sóc con cái, nên họ có ít điều kiện để tham gia sinh hoạt cộng đồng. Thực tế cho thấy, nếu trong gia đình người vợ vừa phải lo kiếm sống, vừa phải lo cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái, thì họ khơng thể có thời gian để đọc báo, vui chơi giải trí. Thời gian làm việc nhà của phụ nữ nhiều hơn rất nhiều so với nam giới, đối với dân tộc Thái phụ nữ làm 75% việc nhà, cịn dân tộc Mơng, Dao phụ nữ làm trên 90% việc nhà. Một kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Nhiệm cho thấy phụ nữ làm việc 4309 giờ/ năm, vượt xa nam giới với 2955 giờ, gần gấp rưỡi so với nam giới [49, tr.37].
Trong các phỏng vấn sâu của tác giả luận án, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, thời gian làm việc trong ngày của phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới. Ngoài thời gian dành cho sản xuất là tương đương giữa nam và nữ (khoảng 8h/ngày), nam giới thường chăm sóc con cái dưới 1h, cơng việc gia đình cũng rất ít, trong khi nữ giới phải mất 2 -3 giờ cho con cái và khoảng bằng ấy thời gian cho nội trợ và dọn dẹp nhà cửa.
Mặt khác, việc phụ nữ dành hầu hết thời gian chăm sóc các thành viên gia đình, cũng có nghĩa họ khơng có điều kiện tham gia các hoạt động trong xã hội. Vì vậy mà, phụ nữ khơng có điều kiện để tiếp cận với các cơ hội phát triển, học hỏi và trao đổi kiến thức tăng gia sản xuất hay tiếp cận những nguồn lực kinh tế có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Thứ ba, người phụ nữ còn mang tâm lý tự ti, ngại tiếp xúc do trình độ học vấn
Như vậy, có nhiều ngun nhân cản trở người phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ dư luận cộng đồng, xã hội và ảnh hưởng của sự phân cơng lao động dựa trên cơ sở giới tính trong nhiều gia đình các DTTS. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân phụ nữ là yếu tố khơng nhỏ - đó là thái độ tự ty, mặc cảm, ngại giao tiếp với cộng đồng, do hạn chế về vốn hiểu biết xã hội, cũng như trình độ học vấn. Vì vậy, phụ nữ muốn khẳng định tiềm năng, vị thế xã hội của mình trong các hoạt động cộng đồng, thì bên cạnh sự quan tâm của nam giới, chị em phải tự vượt lên chính mình, tự học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết của mình và tích cực, chủ động tham gia cơng tác xã hội.
Tóm lại, mối quan hệ giới trong các cộng đồng DTTS không tĩnh tại, mà cũng đã có sự thay đổi rất nhiều, cùng với sự biến động của đời sống xã hội, của quá trình định canh định cư, q trình đơ thị hóa và tác động của truyền thông đại chúng, việc giảm nhẹ các nghi lễ thực hành truyền thống cũng dẫn đến những quan niệm cởi mở hơn về vai trò và vị thế của vợ và chồng. Theo đánh giá của bản thân phụ nữ DTTS MNPN, cuộc sống của họ đã thay đổi rất nhiều, nhiều phụ nữ cũng đã khơng cịn cho rằng chỉ “việc nhà” mới là việc của mình. Mặt khác, nhiều thanh niên cũng khơng cịn cảm thấy “xấu hổ” nếu làm “việc nhà”, chẳng hạn việc chồng giặt quần áo cho vợ, giúp việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp, chăm con, chăm lợn gà.
Tuy nhiên, trong gia đình DTTS MNPB hiện nay, về cơ bản vẫn cịn mang nhiều định kiến giới, phân cơng lao động vẫn tuân theo quan điểm truyền thống “việc đàn ông”, “việc đàn bà”. Sự phân công này xuất phát từ quan niệm nam giới là “phái mạnh” phải đảm nhận những “việc nặng”, cần “tính tốn” và “kỹ thuật,” cịn phụ nữ thuộc “phái yếu” nên phụ trách những “việc nhẹ”, “công việc không tên”. Sự phân biệt “việc đàn ông” và “việc đàn bà” trên thực tế đã làm giảm giá trị lao động của phụ nữ, chính điều này đã
cản trở họ trong việc tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực để phát triển, hạn chế quyền quyết định trong lao động gia đình. Trong gia đình người vợ vẫn bị lệ thuộc vào người chồng, người nam giới. Trong khi thực hiện khối lượng công việc nội trợ và các công việc chăn ni, trồng trọt nhiều hơn người chồng thì người vợ chỉ có tiếng nói quyết định về các vấn đề quan trọng ít hơn nhiều so với người chồng. Điều cần chú ý, BĐG trong tiếp cận và hưởng thụ các nguồn lực của gia đình vẫn cịn khoảng cách khá lớn giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Trên thực tế thấy rằng, việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình của DTTS MNPB cịn đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.