phía Bắc
Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên có thể làm thay đổi tập qn phân cơng lao động theo giới, tạo điều kiện thực hiện BĐG một cách hiệu quả. Khi trong gia đình nam giới sẵn sàng chia sẻ việc nhà, thì phụ nữ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động, phát huy khả năng và sở thích của mình, trực tiếp tạo thu nhập, từ đó phụ nữ có khả năng tiếp cận và kiểm sốt các nguồn lực, có tiếng nói trong gia đình. Vì gia đình và sự tiến bộ của phụ nữ là hai vấn đề có quan hệ khăng khít với nhau, nên ở MNPB- nơi cịn tồn tại nhiều ràng buộc khắt khe đối với phụ nữ, dẫn tới họ phải chịu nhiều thiệt thịi, muốn xóa bỏ bất BĐG trong lao động gia đình DTTS, thì cần đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở MNPB đã được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú và đem lại hiệu quả thiết thực. Tại Cao Bằng, các dòng họ đã phát huy truyền thống hiếu học, xây dựng quỹ khuyến học, những hộ khá giỏi hỗ trợ vốn, truyền nghề, tạo công ăn việc làm giúp hộ nghèo thốt nghèo, nhiều gia đình văn hóa thuộc đối tượng chính sách gia đình thương binh, bệnh binh gương mẫu, gia đình cơng giáo sống tốt đời, đẹp đạo. Các gia đình văn hóa tỉnh Lào Cai gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội tại các bản văn hóa, tích cực
vận động bà con xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang ở thôn, bản. Bắc Kạn xây dựng các mơ hình hịa thuận, tương thân tương ái, hiếu học, phát triển kinh tế vườn, đồi theo hướng hàng hóa, có ý thức bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa của dịng họ, cộng đồng, kế thừa, xây dựng các tập quán tốt đẹp trên cơ sở truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc. Tại nhiều tỉnh Tây Bắc, đồng bào DTTS đã phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa theo phương thức tập trung phát triển kinh tế gia đình, vươn lên dám nghĩ dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc của mình.
Hiện nay, để đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở MNPB cần:
Thứ nhất, tiếp tục phát triển với các hình thức đa dạng và phong phú.
Chú trọng xây dựng mơ hình các câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc, bình đẳng và khơng có bạo lực”, “nhóm cùng sở thích”. Thúc đẩy sự tham gia của nam giới trong các hoạt động truyền thơng và các mơ hình, câu lạc bộ nhằm tác động tích cực đến nhóm nam giới trong cộng đồng.
Thứ hai, cần tuyên truyền người dân thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình,
“gia đình ít con” để vừa giảm tỷ lệ tăng dân số, vừa đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ và chăm sóc, ni dạy con cái được tốt hơn. Cần phát huy sức mạnh cộng đồng, thông qua các biện pháp: cung cấp đầy đủ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhất là tổ chức, triển khai biện pháp đình sản, triệt sản, không coi việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ là nhiệm vụ của phụ nữ. Nêu gương tốt, việc tốt trong thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Tun truyền, vận động việc thực hiện chính sách dân số bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào: tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ để lồng ghép giới, sử dụng hình thức trực quan như áp phích, tranh cổ động, tun truyền lưu động.
Thứ ba, khơng thể có bình đẳng trong nghèo nàn, lạc hậu nên “no ấm”
được coi là điều kiện để xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, vì vậy xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế để nâng cao phúc lợi cho gia đình, tạo sự ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình, nhất là cho người phụ nữ. Khi kinh tế phát triển, các gia đình khơng phải đứng trước sự lựa chọn ưu tiên do tình trạng khan hiếm, phụ nữ khơng cịn phải đối mặt với một loạt vấn đề của cuộc sống như: ăn, mặc, học tập, sức khỏe..., họ sẽ có điều kiện phát triển cá nhân.
Thứ tư, để xây dựng gia đình văn hóa, trong đó đảm bảo các tiêu chí tiến
bộ, hạnh phúc, bền vững, thì phải kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tệ nạn: hút thuốc phiện, buôn bán phụ nữ; bạo lực, tích cực vận động các thành viên trong gia đình và cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh. Cần áp dụng các hình thức nhằm khuyến khích thanh niên DTTS ở các vùng khó khăn kết hơn ở độ tuổi muộn hơn, có thể là tặng quà (khăn bông, màn) nếu họ đến đăng ký kết hôn tại văn phòng ủy ban nhân dân xã, cần hỗ trợ để họ được tiếp cận thơng tin tốt hơn về tình dục và hơn nhân, đồng thời cần cung cấp các dịch vụ tư vấn làm cha mẹ ở các khu vực DTTS và miền núi, kết hợp với nâng cao nhận thức về những tác động tiêu cực của hôn nhân cận huyết.
Hội Phụ nữ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, các ngành chức năng kiểm tra, giám sát chế độ chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em: giám sát việc thực hiện Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Chương trình an sinh xã hội...; thành lập nhóm phụ nữ phịng chống bạo lực gia đình ở một số cơ sở; trực tiếp can thiệp, đề nghị xử lý một số vụ bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ… Cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tài chính vi mơ bền vững và hiệu quả cho những phụ nữ nghèo DTTS thông qua hoạt động của quĩ Tình thương. Huy động sức mạnh nội lực trong chị em, giúp
nhau bằng cây, con giống... kết hợp các chương trình hỗ trợ của tổ chức trong và ngồi nước về vốn, kiến thức cho phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội Phụ nữ tiếp tục tổ chức sinh hoạt “câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” với những nội dung thiết thực như: lợi ích của việc sinh đẻ có kế hoạch đối với sự phát triển kinh tế và hạnh phúc gia đình, phương pháp ni con khoẻ, dạy con ngoan. Qua đó, mỗi đồn viên, hội viên trở thành một tuyên truyền viên dân số tích cực tuyên truyền, vận động thực hiện sinh đẻ kế hoạch.
Để đảm bảo sự phát triển của phụ nữ mang tính bền vững, các cấp hội phụ nữ cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về quyền phụ nữ, quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực; Cần đẩy mạnh đấu tranh chống lại các quan niệm lạc hậu về vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế- xã hội. Điều quan trọng là, các cấp hội cũng cần phải tuyên truyền giáo dục để tự bản thân người phụ nữ cũng phải xóa bỏ những mặc cảm tự ti, vượt lên trên những thành kiến cổ hủ, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội để khẳng định vị trí, vai trị của mình.
Đồn Thanh niên cần phối hợp tổ chức tuyên truyền, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và vận động các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý trong đoàn viên thanh niên, đẩy mạnh hoạt động của “câu lạc bộ tiền hơn nhân”.Vận động phong trào Đồn viên thanh niên sinh đẻ có kế hoạch, vận động thực hiện gia đình 2 con, con thứ nhất cách con thứ hai 5 năm, khơng có người sinh con thứ 3, ni con khỏe, dạy con ngoan…Vận động phong trào xóa mù chữ cho đồn viên thanh niên, nhất là nhóm nữ đồn viên DTTS.
Tóm lại, con đường nhận thức và hành động vì BĐG phải bắt đầu từ gia đình và ngay trong gia đình. Do đó, xây dựng gia đình văn hóa là điều kiện để giải phóng phụ nữ DTTS, thực hiện BĐG, góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững ở MNPB.