Trong hoạt động tái sản xuất

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 88 - 93)

Tái sản xuất là hoạt động chiếm rất nhiều thời gian, vừa gián tiếp vừa trực tiếp tạo ra hiệu quả kinh tế đối với mỗi hộ gia đình, thực hiện cơng việc này khơng chỉ là thước đo vị trí, tầm quan trọng của chồng hoặc vợ, mà còn là cơ sở đánh giá vai trò của mỗi giới liên quan đến kinh tế gia đình. Nhưng trên thực tế, việc đo lường hiệu quả kinh tế của dạng lao động này vẫn cịn bất cập, thiếu khách quan, cơng bằng. Trong quan niệm xã hội thường coi đây là công việc hiển nhiên, mà người phụ nữ phải đảm nhận, là công việc “lặt vặt”, khơng có giá trị, vì vậy mà khơng được trả công, không được coi là công việc tạo ra thu nhập.

3.1.2.1. Phân công lao động

Bảng 3.2: Mức độ tham gia của vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất

Người làm chính Vợ Chồng Cả hai Người khác

Loại việc TL TL TL TL

Nấu ăn 66,6 7,1 16,2 10,1

Giặt giũ 67,3 5,4 20,3 7,0

Đi chợ 76,0 5,2 15,5 3,3

Giữ tiền 73,2 14,1 12,0 0,7

Chăm sóc và dạy con học 40,3 4,8 52,1 2,8

Chăm sóc người già 28,6 14,7 52,0 4,7

Lấy nước 81,5 4,6 11,4 2,5

Giã gạo 42,2 12,5 40,3 5,0

Thu lượm chất đốt 60,3 4,5 28,5 6,7

Sửa chữa đồ dùng 7,8 69,3 17,9 5,0

Hiện nay trong gia đình DTTS MNPB, đã có sự tham gia, chia sẻ của nam giới trong hoạt động tái sản xuất. Trong các việc như: chăm sóc và dạy con, chăm sóc người già, người ốm, nếu so sánh tỷ lệ người làm chính, thì người vợ chiếm tỷ lệ cao hơn người chồng, nhưng đây cũng không hẳn là những công việc chỉ người vợ thực hiện, việc kết hợp giữa vợ và chồng chỉ số cao nhất là 52,1% (chăm sóc và dạy con học) và 52,0% (chăm sóc người già ốm). Sự chia sẻ những công việc này giữa vợ và chồng cho thấy, các gia đình đánh giá rất cao tầm quan trọng của những công việc này, đây là một sự chuyển biến tích cực trong phân cơng lao động trong hoạt động tái sản xuất.

Nếu so sánh thì phụ nữ Tày, Thái dường như có sự bình đẳng, nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của người chồng nhiều hơn so với phụ nữ Mông, La Hủ, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia các cơng việc tái sản xuất trong gia đình Tày, Thái cao hơn gia đình Mơng, La Hủ ở tất cả các chỉ số (Phụ lục 6). Ngồi ra do kinh tế khá hơn, trong gia đình dân tộc Thái, Tày đã sắm được nhiều phương tiện sinh hoạt hiện đại, góp phần giải phóng phần nào sức lao động của người phụ nữ. Phần lớn người Mông sử dụng lương thực tự sản xuất được, trong đó ngơ được coi là nguồn lương thực chính, vì vậy cần phải có cơng đoạn xay giã. Trong khi đó nhiều thơn của người Mơng khơng có máy xay, bằng quan sát tại những thôn được chọn để thu thập thông tin, chúng tôi không hề thấy một nam giới nào tham gia vào việc xay ngô và giã gạo ngồi phụ nữ, trong khi đó người Thái, Tày đã sử dụng máy xay, máy xát.

Có thể thấy phân cơng lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất trong gia đình DTTS MNPB dường như phù hợp với đặc điểm sinh học của mỗi giới, người chồng thường đảm nhiệm những cơng việc mang tính phức tạp và nặng nhọc trong gia đình, cịn người vợ đảm nhận những cơng việc mang tính khéo léo tỉ mỉ. Ví như trong cơng việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình, các kết quả cho thấy hầu như ở các gia đình được hỏi, người chồng đảm nhận chính trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình chiếm 69,3%, trong khi đó người được hỏi trả lời vợ là người đảm nhận

chính trong sửa chữa đồ dùng trong gia đình chỉ chiếm 7,8%, cả hai là 17,9%. Cũng giống như việc đi chợ thì việc nấu nướng trong gia đình, hầu hết vẫn là do phụ nữ đảm nhiệm chính, nam giới chỉ tham gia với tỉ lệ nhỏ, khơng đáng kể. Có rất ít gia đình cho rằng việc nấu nướng là công việc cần sự chia sẻ của cả nam và nữ.

Mặc dù có những thay đổi theo hướng bình đẳng trong lao động tái sản xuất, tuy vậy phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính, cường độ lao động của phụ nữ trên lĩnh vực này là rất lớn và cao gấp nhiều lần so với nam giới. Qua kết quả khảo sát của luận án ta nhận thấy, với nam giới chỉ số tham gia cơng việc gia đình cao nhất là chăm sóc người già ốm (14,7%), thấp nhất là chỉ số đi lấy nước (4,6%), thu lượm chất đốt (4,5%), trong khi đó chỉ số cường độ làm việc của phụ nữ thấp nhất là 28,6% (chăm sóc người già ốm), cao nhất là việc đi lấy nước 81,5%, vậy là cường độ làm việc của phụ nữ trong những công việc này cao gấp rất nhiều lần so với nam giới.

Trong hoạt động tái sản xuất, những công việc mà người phụ nữ đảm nhận, thậm chí cao gấp hơn 10 lần so với nam giới, ví như lấy nước gấp 17 lần so với nam giới. Con số này khá tương ứng với kết quả khảo sát năm 2014 của tổng cục Thống kê và tổ chức UNICEF, theo khảo sát này thì ở MNPB 80,5% việc lấy nước là của phụ nữ, nam giới chỉ chiếm 16,2%; trẻ em gái dưới 15 tuổi đi lấy nước cao gấp 4 lần so với trẻ em trai [76, tr.121]. Để đi lấy nước thì 0,7% hộ phải mất thời gian trên 30 phút, có thể thấy đây là cơng việc khơng hề nhẹ nhàng, nó đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ đời sống văn hóa của người phụ nữ và chính là một trong những nguyên nhân tước đi cơ hội học tập của trẻ em gái.

Theo kết quả khảo sát của tác giả luận án, có tới 66,6% phụ nữ đảm nhận cơng việc nấu ăn của gia đình, cơng việc này chiếm rất nhiều thời gian và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ. Hiện nay ở MNPB chỉ có 0,5 hộ nấu ăn bằng điện, 26,5% hộ dùng ga (thấp nhất cả nước), trong khi đó có tới 70,2% hộ dùng chất đốt rắn (cao nhất nước) [76, tr.107]. Chất đốt rắn gồm

chất đốt sinh học như: gỗ, than củi, hoặc các loại chất thải nông nghiệp, phân, rơm rạ, than. Điều đặc biệt là phần lớn các gia đình DTTS MNPB đều nấu ăn ngay trong nhà, mà khơng có khu vực nấu ăn riêng. Nấu ăn và sưởi ấm bằng chất đốt rắn không chỉ tạo ra một lượng khói lớn trong nhà, mà cịn làm sản sinh ra các thành phần độc tố như khí CO, hydro cacbon thơm đa nhân, SO2 và các thành phần gây hại khác, gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe con người như: làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư, có thể bị lao, hen suyễn hoặc đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhẹ cân ở trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm độc khói khi mang thai, có thể thấy điều này tác động không nhỏ tới sức khỏe của người phụ nữ.

Từ số liệu phân tích, có thể nhận xét định kiến trong phân công lao động dựa trên cơ sở giới tính đối với phụ nữ DTTS vẫn cịn tồn tại khá nặng nề. Phụ nữ trong gia đình DTTS đảm nhận đa số công việc tái sản xuất, những công việc này trên thực tế có sự đóng góp to lớn cho kinh tế gia đình, khơng chỉ cung cấp đầu vào cho sự phát triển con người, mà còn tạo ra năng lượng tinh thần to lớn cho cuộc sống con người. Nhưng sự đánh giá của nam giới và của chính phụ nữ đối với cơng việc này cịn chưa đúng mức, phần lớn họ cho rằng đấy là công việc nhẹ nhàng, chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, khơng phải là những công việc nặng nhọc và những công việc này, phụ nữ làm tốt hơn vì bản thân phụ nữ vốn khéo tay và gọn gàng.

Cũng như hoạt động sản xuất, khi được hỏi về phân công lao động trong tái sản xuất như hiện nay có hợp lý khơng, thì có tới 78% người được khảo sát cho rằng là hợp lý, tại sao lại như vậy?

Người DTTS MNPB thích thuận “theo lẽ thường”, theo một chuẩn mực giới đã thấm sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Chuẩn mực giới được tạo nên bởi các truyền thống trong cộng đồng, đó là những giá trị và hành vi mang tính phổ biến, được cộng đồng chấp nhận và trở thành những qui ước có quyền lực đối với những hành vi, thực hành văn hóa của nam và nữ. Một số phụ nữ mà chúng tôi đã gặp, tuy cũng nhận thức thấy sự vất vả của phụ nữ

(phụ nữ cứ làm, làm, làm), vì việc nhà tuy nhẹ, nhưng lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác, bận rộn từ sáng đến tối, nhưng quan niệm truyền thống về chuẩn mực giới vẫn chi phối thái độ ứng xử của họ. Người dân trong từng cộng đồng tin rằng, nếu mình khơng làm theo những chuẩn mực giới đã được hình thành và lưu giữ qua nhiều thế hệ là điều xấu hổ, sẽ không được cộng đồng coi trọng. Cũng như phụ nữ, đàn ông được trông đợi phải tuân theo những chuẩn mực giới, họ cần làm việc nặng, không làm những việc linh tinh.

Như vậy, những cơng việc mà người ngồi cho rằng rất vất vả và bất cơng cho phụ nữ, có thể lại được người trong cuộc quan niệm như những công việc hàng ngày tất yếu của cuộc sống. Nếu có cảm nhận về sự vất vả, người phụ nữ lại thuận theo khuôn khổ của những thực hành truyền thống, để đạt đến sự hịa thuận trong gia đình. Trường hợp khơng có sự chia sẻ cơng việc, thì họ vẫn có khuynh hướng tránh phá vỡ mẫu hình lý tưởng của cộng đồng, mà bản thân mình đã nhập tâm từ thơ ấu. Dưới góc độ nhân quyền và giới thì việc thực hiện theo các phong tục truyền thống, đơi khi có thể đem lại sự thiệt thịi cho phụ nữ, không thể được coi là lý do biện minh cho những đối xử bất công đối với người phụ nữ.

Có thể lấy phụ nữ Mơng là ví dụ điển hình cho sự tự ti, cam chịu của người phụ nữ DTTS ở MNPB. Hình ảnh quen thuộc nhất đối với phụ nữ Mông là với chiếc gùi trên lưng, đôi chân sải bước thoăn thoắt trên đường lên nương, xuống chợ, trong khi đôi tay vẫn mải miết tước từng sợi lanh. Phụ nữ Mơng đảm đang, chịu khó, là những người chăm lo, vun vén gia đình và làm hầu hết mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ, kiếm củi, gùi nước, trông con cho đến xuống chợ, làm nương... Mỗi ngày của họ bắt đầu từ khi con chim rừng chưa hót sáng cho đến lúc nó đã tìm chốn ngủ từ lâu…, người phụ nữ không những phải làm hết thảy cơng việc, mà cịn phải phục vụ vơ điều kiện, không một lời ca thán… như lời bài thơ “Tiếng hát làm dâu”: “Năm nay em đi làm dâu/Em làm chín thời mười giờ/Chẳng có lúc nào nghỉ/Trâu măng cày, dây khiếu khơng biết ải/ Em đi làm dâu khơng có mùa nghỉ chỉ có mùa làm”.

Nhiều người ca ngợi đức tính tuyệt vời của người phụ nữ Mơng, hết lịng vì chồng, con và gia đình, nhưng dưới góc độ nghiên cứu, có thể thấy một khuôn phép giới, một sự bất BĐG quá lớn đối với người phụ nữ Mơng trong gia đình, một xu hướng trì trệ, lạc hậu kiểu qn tính, sức ì và cả sự tự ti của một số phụ nữ, họ vẫn nghĩ việc nhà là thiên chức của mình, cơng việc này so với các cơng việc mà người chồng làm thì khơng đáng kể, họ cảm thấy ái ngại khi để chồng phải làm các “việc vặt” trong gia đình. Một bộ phận chị em chưa nhận thức được rằng chính những “việc vặt” khơng tên này, làm cho họ ít có cơ hội học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, chính là một lực cản lớn trên con đường tiến tới sự bình đẳng trong gia đình và xã hội.

Có thể khẳng định, phân cơng lao động trong hoạt động tái sản xuất là một trong những lĩnh vực bất bình đẳng nhất giữa nam và nữ trong gia đình DTTS MNPB hiện nay, những công việc ấy tưởng chừng như là đơn giản, “nhẹ nhàng”, nhưng khối lượng công việc mà người phụ nữ phải thực hiện là hết sức lớn và nặng nhọc, họ phải tập trung tâm trí, sức lực và thời gian để thực hiện vai trò kép: vừa tham gia lao động sản xuất khơng kém gì nam giới, đồng thời phải thực hiện sinh đẻ, nuôi dưỡng, nội trợ.

Một phần của tài liệu LA _ Thu _nop QD_ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w