3.3.3.1. Chế độ thay nước
Thay nước là điều cần thiết khi nước đã quá bẩn, ở ngày tuổi thứ 10, ta có thể thay 30% lượng nước trong bể. Ở ngày 15 của quá trình ương, có thể thay 45% lượng nước trong bể. Từ ngày 16 đến 30 ngày tuổi, ta có thể thay 60% lượng nước và 30-45 ngày tuổi có thể thay 100% lượng nước. Nước thay phải được xử lý clorine và qua bể lọc cát ở những ngày tuổi 45 trở về trước, nhưng sau 45 ngày tuổi, chúng ta có thể sử dụng nước chỉ cần qua xử lí chlorine.
Khi thay nước, ta sử dụng ống hút được đặt trong 1 túi lưới để ngăn cho cá không bị hút ra ngoài. Mặt khác, khi thay nước phải chú ý mực nước còn lại trong bể không ít quá 30cm, khi mực nước còn 30-40cm, cần bơm nước mới vào đồng thời vẫn cho nước ra đến khi màu nước trong bể có màu trong và sạch như nước mới thì kết thúc vệc thay nước. Mực nước trong bể được duy trì ở mức 1-1.2 m. Mực nước cao cũng có tác dụng rất lớn trong quá trình nuôi, cụ thể là: thức ăn khi thả xuống có thời gian chìm xuống đáy lâu hơn, cá có thời gian để kịp ăn hết thức ăn, tránh lãng phí thức ăn đồng thời ổn định nhiệt độ và độ mặn trong bể ương, nước lâu bẩn hơn.
Từ ngày tuổi 30, chúng ta có thể hạ độ mặn xuống 25‰ để cá sinh trưởng nhanh hơn.
3.3.3.2. Siphon
Từ ngày tuổi thứ 10 mới tiến hành siphon đáy, trước khi siphon 1 ngày, chế phẩm vi sinh maz-zal với nồng độ 1ppm được đánh xuống bể ương để phân giải các chất hữu cơ, hạn chế khí độc trong khi siphon. Ở ngày tuổi này cá còn yếu nhưng việc siphon là bắt buộc do lượng chất thải ra nhiều từ các hoạt động của cá, luân trùng và tảo. Do đó, từ ngày tuổi thứ 8, chúng ta có thể cho artemia bung dù vào bể và cắt giảm lượng luân trùng. Đây là giải pháp tốt để hạn chế lượng chất bẩn ở đáy bể.
Thao tác siphon cần phải nhẹ nhàng tránh không để chất bẩn trồi lên, tắt 1 góc sục khí trong khi siphon ở ngay góc đó. Nếu cần thiết, có thể tắt tất cả các sục khí rồi siphon. Đầu nước ra của ốc siphon ta phải sử dụng lưới chắn ngăn không cho cá bị
thoát ra ngoài, vì trước 30 ngày tuổi, cá vận động yếu, chưa thắng nổi lực hút của ống siphon. Sau khi siphon xong bật lại sục khí và vớt cá ở lưới vào bể.
Khi siphon ra bao nhiêu nước thì sau đó ra phải cấp lại bấy nhiêu nước và kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh maz-zal để ổn định môi trường. Chất bẩn càng nhiều thì càng phải cẩn thận và thao tác thật chậm trong quá trình siphon.
Hình 3.14: Quá trình thay nước và siphon.
Hình 3.15: Quá trình thay nước kết hợp với siphon.
3.3.4. Theo dõi các yếu tố môi trường của bể nuôi
Nói chung, tất cả các loài cá biển đều nhạy cảm với môi trường sống. Chỉ một yếu tố môi trường thay đổi vượt ra khỏi khoảng thích ứng sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sống của cá. Cá bị sốc hoặc căng thẳng do các điều kiện môi trường sẽ bắt mồi kém, vận động yếu dẫn đến sinh trưởng chậm, nghiêm trọng có thể gây chết cho cá. Vì thế, quản lý các yếu tố môi trường trong bể ương là khâu kỹ
thuật vô cùng quan trọng trong suốt quá trình ương cá. Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình ương
Đợt 1 Đợt 2 Yếu tố Sáng Chiều Sáng Chiều Nhiệt độ (oC) 23 - 28,5 26,92 ± 1,53 24 - 29 27,14 ± 1,47 24 - 28,5 27,2 ± 1,51 24 - 29 27,37 ± 1,51 pH 7,3 - 8,4 7,78 ± 0,29 7,9 - 8,5 8,33 ± 0,16 7,3 - 8,2 7,69 ± 0,27 8,1 - 8,5 8,33 ± 0,13 Độ mặn (‰) 22 - 32 27,67 ± 3,49 22,5 - 32 27,74 ± 3,35 25 - 32 27,7 ± 2,57 25 – 32 27,8 ± 2,64
(Ghi chú: số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng GTNN – GTLN/GTTB ± DLC)
Qua bảng 3.8 ta thấy, nhiệt độ trong cả hai đợt ương dao động không lớn từ 23 tới 29oC, pH và độ mặn cũng luôn được duy trì ổn định trong ngưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá ương (pH dao động từ 7,3-8,4, độ mặn từ 22 tới 32‰).
3.3.5. Phân cỡ và san thưa mật độ
Cũng giống như các loài cá biển khác, trong quá trình ương cá chim vây vàng cũng có hiện tượng phân đàn. Điều này khiến người nuôi không khỏi lo lắng vì chúng mang lại kết quả không tốt cho đàn cá và lợi nhuận sau thu hoạch. Do đó, việc phân cỡ và san thưa mật độ là giải pháp hiệu quả nhất để giảm tỉ lệ phân đàn, giúp cá phát triển bình thường và không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của đàn cá ương.
Cá chim vây vàng ở giai đoạn trước 30 ngày tuổi cực kì nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, vì vậy việc phân cỡ thực hiện rất khó khăn. Vì thế chúng ta bắt đầu phân cỡ khi kiểm tra cá có thể chịu tác động từ bên ngoài mà không bị chết.
Dùng rổ nhựa có kích thước lỗ phù hợp với kích thước trung bình của cá trong bể, đặt rổ phân cỡ trong bể nước mới sau đó múc cá chuyển vào rổ, cá nhỏ
hơn và gần bằng kích cỡ lỗ thì qua được và vào bể, những cá thể không qua được thì chuyển chúng sang 1 bể khác.
Thao tác phân cỡ cá phải nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn để giảm tác động lên cá. Sau khi phân cỡ và san thưa, cho cá nghỉ ngơi 30 đến 60 phút sau đó mới cho cá ăn. Tùy vào tốc độ sinh trưởng của cá mà tiến hành phân cỡ, trong 2 đợt ương vừa qua, định kỳ phân cỡ cá 5 ngày/lần.
Hình 3.16: Phân cỡ cá.
Tỉ lệ phân đàn của cá chim vây vàng qua hai đợt ương được thể hiện ở hình sau:
Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ phân đàn hai đợt ương.
Qua hình 3.17 ta thấy: từ ngày tuổi 19 đến ngày tuổi 40, cá ương trong cả hai đợt có tỷ lệ phân đàn cao hơn so với các ngày tuổi còn lại (khoảng 14%), nguyên nhân ở đây là do trước 19 ngày tuổi, cá còn nhỏ nên tỷ lệ phân đàn thấp, từ ngày
Ngày 0 10 20 30 40 50 60 70 0 2 4 6 8 10 12 14 16 CV % Đợt 1 Đợt 2
tuổi 19 đến 40 cá phân đàn mạnh, nhưng chưa thể phân cỡ cá nên khi lấy mẫu, kích cỡ cá không đồng đều dẫn đến hệ số CV%. Sau ngày tuổi 40, cá đã được phân cỡ nên tỉ lệ chênh lệch về kích thước của cá trong bể không nhiều, hệ số CV thấp.
3.3.6. Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá ương 3.3.6.1. Tốc độ tăng trưởng 3.3.6.1. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá chim vây vàng trong hai đợt ương được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.9: Tăng trưởng về chiều dài của cá trong hai đợt ương
Đợt 1 Đợt 2 Ngày tuổi L (mm) DLG (mm/ngày) Ngày tuổi L (mm) DLG (mm/ngày) 1 2,2 - 3 2,55 ± 0,29 5 3,2 - 3,5 3,4 ± 0,13 10 3,2 - 4 3,79 ± 0,25 0,138 12 4 - 6 5,63 ± 0,57 0.319 19 7 - 8,5 7,67 ± 0,48 0,431 19 10 - 16 12,43 ± 1,79 0.971 24 10 - 15 13,33 ± 1,45 1,132 29 27 - 38 32,97 ± 3,39 2.054 29 14 - 22 18,7 ± 2,45 1,074 40 55 - 68 59,5 ± 3,64 2.412 39 36 - 39 36,7 ± 1,6 1,8 45 55 - 72 63,83 ± 4,74 0.866 50 60 - 70 64,93 ± 2,89 2,566 60 60 - 75 71,33 ± 2,34 0,64
Trong đợt 1, sự tăng trưởng về chiều dài của cá khá chậm và không đều. Từ ngày tuổi thứ 1 đến ngày tuổi thứ 19, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày (DLG) của cá rất chậm, cao nhất chỉ đạt 0,43 mm/ngày. Từ ngày tuổi 19-24, DLG đạt 1,132 mm/ngày. Nhưng từ ngày 24 đến ngày 29, sự sinh trưởng của cá giảm xuống, DLG chỉ đạt 1,074 mm/ngày. Từ ngày thứ 29 của quá trình ương, tốc độ tăng trưởng của cá bắt đầu tăng lên và đạt giá trị cao nhất là 2,57 mm/ngày ở giai đoạn 40 tới 50 ngày ương do trong giai đoạn này cá bắt đầu quen với sử dụng thức ăn công nghiệp, nước được thay hàng ngày.
Trong đợt ương thứ 2, cá phát triển nhanh và đồng đều hơn, do các khâu kỹ thuật như cho ăn, khẩu phần cho ăn, siphon và thay nước… được thực hiện một cách khoa học và và hợp lí hơn (hình 3.18). Từ ngày tuổi thứ 5 đến ngày tuổi 12, DLG của cá đạt 0,319mm/ngày, cao nhất ở giai đoạn từ ngày 29 đến ngày 40, cá tăng trưởng chiều dài bình quân là 2,412mm/ngày, cao hơn rất nhiều so với đợt 1. Chiều dài lớn nhất của cá đợt 1 sau 60 ngày ương là 75 mm, nhưng trong đợt ương 2, chỉ sau ngày 45 ương, chiều dài lớn nhất của cá đã là 72 mm. Do đó, trong đợt ương thứ 2 cá giống được xuất bán sau 45 ngày ương, so với 60 ngày ương của đợt 1.
Hình 3.18: Chiều dài trung bình của cá trong hai đợt ương
0 10 20 30 40 50 60 0 10 20 30 40 50 60 70
Chiều dài trung bình đợt 1 Chều dài trung bình đợt 2
Ngày tuổi mm
So sánh với kết quả ương cá chim vây vàng của Hà Quang Tố (2010) thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá chim vây vàng trong nghiên cứu này lớn hơn nhiều. Sau 60 ngày ương cá đạt chiều dài 71,33 ± 2,34 mm so với 48,65 ± 6,40 mm.
3.3.6.2. Tỉ lệ sống
Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng qua hai đợt ương được thể hiện ở bảng sau. Bảng 3.10: Tỉ lệ sống của cá chim vây vàng.
Đợt 1 Đợt 2
Ngày tuổi
Số lượng (con) TLS (%) Số lượng (con) TLS (%)
0 144999 100 237174 100 3 129736 89,47 221872 93,55 10 76315 52,63 114761 48,39 30 38157 26,31 53555 22,58 40 22894 15,79 46424 19,57 50 22795 15,72 46354 19,54 60 22795 15,72 46354 19,54
Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ sống của cá trong hai đợt ương. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 3 10 30 40 45 60 Đ?t 1 Đ?t 2 Đợt 1 Đợt 2 Tỷ lệ sống (%) Ngày ương
Trong cả hai đợt ương, do chất lượng trứng kém nên cá nở ra yếu và dị hình nhiều. Hết ngày thứ 3, kiểm tra và ước lượng cá theo phương pháp thể tích xác định tỉ lệ sống của ấu trùng chỉ còn 89.97% ở đợt 1 và đợt 2 là 93.55%. Ngày thứ 3 đến ngày thứ 10, tỉ lệ sống giảm càng nhiều, lúc này nguyên nhân là cá chuyển sang ăn thức ăn ngoài, một phần do các yếu tố môi trường chi phối. Ngày thứ 10-30, quá trình siphon và thay nước đã làm cá chết nhiều. Từ ngày 30 đến 40 cá hao hụt ít hơn vì cá cũng đã lớn, cá chết chủ yếu vì siphon, thay nước và phân cỡ. Cá từ ngày tuổi 40 trở đi hao hụt rất ít nên tỉ lệ sống vẫn giữ nguyên ở mức 15.72% ở đợt 1 và 19.54% ở đợt 2.
Hệ thống trại được sử dụng lâu năm, vì thế các bể ương đã xuống cấp nghiêm trọng. Bể rò rỉ do các vết nứt, xi măng cũng đã bong và sần sùi bạc màu, chất lượng bể vì thế rất kém đã ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống của ấu trùng. Một nguyên nhân nữa là do kĩ thuật quản lý bể ương chưa tốt, các thao tác như siphon, thay và cấp nước, phân cỡ, quản lí thức ăn và cho ăn cùng công việc quản lí môi trường chưa được tốt khiến tỉ lệ sống của cá thấp.
3.3.7. Kĩ thuật phòng và trị bệnh
Trong hai đợt ương vừa qua do xử lý nguồn nước kỹ, các dụng cụ được giữ vệ sinh cẩn thận nên không thấy sự xuất hiện của bệnh trên đàn cá ương.
Nguyên tắc phòng bệnh được thực hiện như sau: giữ vệ sinh trong các thao tác kĩ thuật, cho ăn không quá dư thừa, cần siphon và thay nước thường xuyên tránh để nước bẩn tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Quản lý các yếu tố môi trường phù hợp trong ngưỡng thích hợp cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học như maz-zal liều lượng 1ppm để phân hủy các chất mùn bã hữu cơ, ổn định độ pH, kích thích vi sinh vật và sinh khối tảo phát triển.
Trước khi thả cá, dùng Trimeseptol trong thành phần có chứa 80mg Trimethoprim + 400mg Sulfamethoxazole có công dụng phòng nấm đỏ. Liều lượng sử dụng là 1ppm.
Hình 3.20: Trimeseptol phòng nấm đỏ.
3.3.8. Thu hoạch và vận chuyển
Sau 45-60 ngày ương cá đạt kích cỡ nuôi thương phẩm từ 6.0-7.5cm. Trước khi thu hoạch cá, phải rút nước trong bể xuống còn 35-40cm đồng thời cấp nước mới vào để cá có môi trường mới, trong sạch trước khi vận chuyển. Lưu ý, trước khi thu hoạch một ngày thì chỉ cho cá ăn vừa phải, đến ngày xuất cá thì không cho ăn nữa.
Dùng vợt vớt cá ra thau hoặc xô, sau đó đếm cá theo số lượng khách hàng yêu cầu, đếm cá và bỏ sang xô khác có sục khí. Tùy vào quãng đường vận chuyển xa hay gần mà chọn cách vận chuyển phù hợp. Có 2 cách vận chuyển: vận chuyển hở và vận chuyển kín.
Vận chuyển hở sử dụng cho việc vận chuyển cá với quãng đường ngắn từ 200km trở lại. Chúng ta sử dụng các bể compsite có lót túi nilon, đổ nước vào túi, lắp dây dẫn khí và đá bọt nối với bình oxi nguyên chất. Bỏ cá vào bể và buộc miệng túi ni lông lại có chèn 1 ống nhựa thoát khí. Việc buộc miệng túi tránh cho cá và nước bị bắn ra ngoài khi đi ở đường gồ ghề.
Vận chuyển kín sử dụng cho việc vận chuyển xa với số lượng nhiều. Chúng ta sử dụng 2 túi ni lông có kích thước 20 x 40 cm lồng vào nhau, sau đó cấp 4-5l nước, nhiệt độ 25-27oC có bổ sung vitamin C với liều lượng 5-10ppm. Cá trước khi đóng vào túi cũng phải được thuần qua nước ở nhiệt độ 25-27oC từ 10-15 phút.
Mật độ chuyển cá tùy vào quãng đường, thường từ 50-60 con/túi. Bỏ cá vào túi và đóng oxi nguyên chất. Thể tích oxi: nước là 3:1. Chuyển túi ni lông đã đóng cá lên ô tô, trong khoang chứa nên chứa đá lạnh và kín để giữ nhiệt độ nước trong túi luôn ở 25-27oC trong suốt quá trình vận chuyển.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1. KẾT LUẬN
1. Trước tiên, phải khử trùng xung quanh trại kết hợp quét dọn và lau chùi tất cả các dụng cụ cũng như các hệ thống bể trước khi đưa vào sản xuất.
2. Phải nuôi sinh khối được tảo và luân trùng với số lượng đủ để có thể ương cá. Nước để sử dụng cho việc nuôi tảo phải được xử lí cẩn thận với chlorine và lọc cơ học. Trong quá trình nuôi tảo, thường xuyên lọc tảo và san tảo. Sử dụng môi trường F2 để nuôi tảo với 1mL F2/1L tảo. Khu vực nuôi luân trùng phải cách xa khu vực nuôi tảo, cung cấp tảo, men bánh mì và selco plus xanh cho luân trùng. Sử dụng 50-100ppm selco plus vàng để làm giàu ít nhất 3h trước khi cho ấu trùng cá chim ăn.
3. Sau khi trứng nở, tắt sục khí ít nhất 15 phút để ấu trùng cá nổi lên mặt nước, trứng hỏng chìm xuống đáy, sau đó hút trứng hỏng ra và múc cá vào bể. Tránh không được đổ trứng hỏng vào bể sẽ nhanh làm bẩn nước.
4. Bước sang ngày tuổi thứ 2, chúng ta phải cấp tảo và luân trùng vào bể ương. Mật độ tảo từ 4-5x104 tb/mL ngày cấp 2 lần sáng chiều, luân trùng 20- 30ct/mL ngày cấp 2-4 lần. Riêng artemia từ ngày tuổi thứ 8 có thể cho cá ăn dạng bung dù, mật độ trung bình 5-7ct/mL, khi cho ăn nau-artemia, chúng ta phải làm