Kỹ thuật nuôi tảo

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (trachinotus blochiilacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại lương sơn, nha trang (Trang 29 - 31)

Tảo cấp vào bể chỉ một phần nhỏ được cá sử dụng làm thức ăn, công dụng của tảo trong bể ương là ổn định môi trường nuôi và duy trì mật độ luân trùng còn thừa trong bể do cá sử dụng không hết. Luân trùng khi cấp vào bể ương sẽ sử dụng tảo làm thức ăn để sinh trưởng và sinh sản ra luân trùng con, có kích cỡ mồi phù hợp cỡ miệng cá.

Tảo giống loài Nanochloropsis oculata Tetraselmis sp. sau khi mua về từ Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Hưng, Nha Trang với giá 250.000 đồng/5l được đưa vào túi nuôi tảo có thể tích 60l, 5 lít tảo giống/túi. Xử lý nước kỹ, cô lập khu vực nuôi, khử trùng dụng cụ và thao tác cẩn thận khi nhân và san giống để tảo không bị nhiễm tạp.

Nước được dùng để nuôi tảo phải được xử lý bằng chlorine với nồng độ 200ppm, kiểm tra dư lượng chlorine bằng test chlorine. Sau đó cho nước này qua bể lọc cát và dẫn vào bể chứa riêng biệt tránh nhiễm protozoea, luân trùng, tảo giáp và rác bẩn. Nước có độ mặn từ 25-30‰, nhiệt độ 26-30oC. Khi cấp nước vào san tảo cần phải biết rõ đã thêm bao nhiêu lít để sau đó bón phân cho chính xác. Thông thường tảo giống mới có thể cấp 150-200 % thể tích sẵn có, nhưng cũng có thể xem màu tảo để dừng việc cấp nước (ví dụ: màu tảo xanh nõn chuối). Không nên để màu tảo nhạt quá, tảo sẽ phát triển chậm. Nhiệt độ trong túi thay đổi theo nhiệt độ môi trường khi mực nước trong túi quá thấp, điều này có thể gây chết tảo.

Thường xuyên lọc tảo bằng lưới lọc 80-100µm để loại bỏ chất bẩn và tảo già, tảo chết. Sau khi tảo trong các túi 60l phát triển tốt và đậm, có thể đưa tảo ra bể composite 1-2m3 để nuôi sinh khối. Sử dụng nilon mỏng, không màu để phủ lên trên bể tránh các tác nhân bên ngoài rơi vào hoặc xâm nhập vào, ví dụ: loài tảo khác, côn trùng, rác bẩn…

Sử dụng đèn huỳnh quang để tăng cường độ sáng trong mùa mưa. Nuôi ở khu vực thoáng gió và có mái che để giảm nhiệt độ và cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời trong mùa hè. Sử dụng môi trường F2 (phụ lục 1) để nuôi tảo: lấy 1mL dung dịch đa lượng + 1mL dung dịch vi lượng + 0,5 mL dd chất bổ để bón cho 1lít tảo.

Hiện tượng tảo bị tàn lụi thường xảy ra vào mùa hè do nhiệt độ quá cao hoặc xảy ra vào mùa mưa do thiếu ánh sáng hoặc bị nhiễm protozoa, luân trùng là loài sử dụng tảo làm thức ăn. Có thể khắc phục các hiện tượng trên bằng cách:

- Nuôi tảo ở khu vực thoáng gió và có mái che để giảm nhiệt độ và cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời trong mùa hè.

- Sử dụng đèn huỳnh quang để tăng độ sáng cho tảo quang hợp.

- Nước nuôi tảo phải được xử lý kỹ, cô lập khu vực nuôi, khử trùng dụng cụ và thao tác cẩn thận khi nhân và san giống để tảo không bị nhiễm tạp. Cụ thể như sau: các dụng cụ dùng hút tảo, lọc tảo, đựng tảo được rửa sạch bằng nước ngọt, sau đó rửa lại bằng nước biển dành riêng để nuôi tảo sau đó mới được san, lọc tảo. Các

dụng cụ đã tiếp xúc với luân trùng thì không sử dụng cho việc nuôi tảo. Người đã tiếp xúc với luân trùng thì không tham gia vào nuôi, san, lọc tảo.

Hình 3.4: Nuôi sinh khối tảo

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (trachinotus blochiilacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại lương sơn, nha trang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)