Cũng giống như các loài cá biển khác, trong quá trình ương cá chim vây vàng cũng có hiện tượng phân đàn. Điều này khiến người nuôi không khỏi lo lắng vì chúng mang lại kết quả không tốt cho đàn cá và lợi nhuận sau thu hoạch. Do đó, việc phân cỡ và san thưa mật độ là giải pháp hiệu quả nhất để giảm tỉ lệ phân đàn, giúp cá phát triển bình thường và không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của đàn cá ương.
Cá chim vây vàng ở giai đoạn trước 30 ngày tuổi cực kì nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, vì vậy việc phân cỡ thực hiện rất khó khăn. Vì thế chúng ta bắt đầu phân cỡ khi kiểm tra cá có thể chịu tác động từ bên ngoài mà không bị chết.
Dùng rổ nhựa có kích thước lỗ phù hợp với kích thước trung bình của cá trong bể, đặt rổ phân cỡ trong bể nước mới sau đó múc cá chuyển vào rổ, cá nhỏ
hơn và gần bằng kích cỡ lỗ thì qua được và vào bể, những cá thể không qua được thì chuyển chúng sang 1 bể khác.
Thao tác phân cỡ cá phải nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn để giảm tác động lên cá. Sau khi phân cỡ và san thưa, cho cá nghỉ ngơi 30 đến 60 phút sau đó mới cho cá ăn. Tùy vào tốc độ sinh trưởng của cá mà tiến hành phân cỡ, trong 2 đợt ương vừa qua, định kỳ phân cỡ cá 5 ngày/lần.
Hình 3.16: Phân cỡ cá.
Tỉ lệ phân đàn của cá chim vây vàng qua hai đợt ương được thể hiện ở hình sau:
Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ phân đàn hai đợt ương.
Qua hình 3.17 ta thấy: từ ngày tuổi 19 đến ngày tuổi 40, cá ương trong cả hai đợt có tỷ lệ phân đàn cao hơn so với các ngày tuổi còn lại (khoảng 14%), nguyên nhân ở đây là do trước 19 ngày tuổi, cá còn nhỏ nên tỷ lệ phân đàn thấp, từ ngày
Ngày 0 10 20 30 40 50 60 70 0 2 4 6 8 10 12 14 16 CV % Đợt 1 Đợt 2
tuổi 19 đến 40 cá phân đàn mạnh, nhưng chưa thể phân cỡ cá nên khi lấy mẫu, kích cỡ cá không đồng đều dẫn đến hệ số CV%. Sau ngày tuổi 40, cá đã được phân cỡ nên tỉ lệ chênh lệch về kích thước của cá trong bể không nhiều, hệ số CV thấp.