Kỹ thuật chăm sóc và quản lý bể ương

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (trachinotus blochiilacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại lương sơn, nha trang (Trang 35 - 63)

3.3.1. Thả giống và mật độ thả giống

Trứng cá chim vây vàng được thu khi cho cá bố mẹ đẻ tại lồng ở Vũng Ngán. Sau khi cá đẻ, dùng vợt có mắt lưới 500µm để thu trứng. Trứng cá được đóng vào túi nilon, bơm oxy rồi chuyển vào trại ấp trong các xô nhựa 100L.

Trứng sau khi nở được khoảng 85-90%, sẽ tắt sục khí khoảng 20-30 phút để ấu trùng cá nổi lên và trứng hư sẽ chìm xuống đáy. Sau đó nhẹ nhàng dùng ca múc ấu trùng cá vào bể hoặc dùng ống siphon hút trứng hư ở đáy ra và múc cá vào bể ương.

Khi đổ cá vào bể, phải nhẹ nhàng vì lúc này, cơ thể cá rất mảnh dẻ và yếu ớt. Mật độ ương từ 18 – 60 ấu trùng/L tùy thuộc số lượng ấu trùng thu được. So với mật độ ương cá chẽm từ 50 – 100 ấu trùng/L (Kungvankij, 1986), cá hồng bạc từ 70 – 100 ấu trùng/L (Nguyễn Địch Thanh, 2009) thì mật độ ương cá chim vây vàng ở trại là 19 – 31 ấu trùng/L, thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trên. Tuy nhiên, so với mật độ ương cá chim vây vàng của Ngô Vĩnh Hạnh (2007) từ 12 – 27 ấu trùng/L và Juniyanto và CTV (2008) từ 10 – 15 ấu trùng/L thì mật độ ương của đề tài cao hơn.

Số lượng và mật độ ương ấu trùng trong 2 đợt sản xuất được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.5: Số lượng và mật độ ương ấu trùng

Đợt sản xuất Chỉ tiêu

Đợt 1 Đợt 2

Số lượng ấu trùng (con) 144.999 237.174

Mật độ ương (con/l) 19 31

3.3.2. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Trong hai ngày đầu, ấu trùng sử dụng hoàn toàn noãn hoàng làm nguồn năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trong thời gian này cá vận động ít nên lượng noãn hoàng tồn tại lâu, những cá thể hoạt động mạnh thì quá trình sử dụng năng lượng cũng nhiều và nhanh hết noãn hoàn hơn, vì thế quá trình chuyển sang sử dụng thức ăn của ấu trùng sẽ khác nhau. Bởi vậy bắt đầu sang ngày tuổi thứ 2 chúng ta phải tiến hành cấp tảo và luân trùng vào bể ương. Mặc dù cỡ mồi của luân trùng phù hợp cho ấu trúng cá chim đến ngày tuổi thứ 15 nhưng đến ngày tuổi thứ 9, chúng ta nên cắt giảm luân trùng mà thay vào đó là cho cá ăn artemia bung dù và nau- artemia, điều này sẽ giải quyết được vấn đề bẩn nước và hậu quả của việc siphon. Artemia sẽ được sử dụng suốt từ ngày tuổi thứ 8 đến ngày tuổi 22. Ngày tuổi 18 chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp và cắt dần lượng artemia để giảm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, khi chuyển thức ăn mới, chúng ta nên cắt dần dần loại thức ăn cũ theo kiểu gối đầu chứ không nên cắt ngay. Bởi vì lúc này cá đã có sự phân đàn, những cá thể lớn hơn có thể ăn được thức ăn mới, kích thước lớn hơn, những cá thể nhỏ hơn có kích cỡ miệng còn nhỏ nên chưa thể ăn được vì vậy nên vẫn có thức ăn cũ, phù hợp với cỡ miệng.

Khẩu phần cho ăn của cá chim vây vàng được trình bày trong bảng 3.8. Bảng 3.6: Khẩu phần thức ăn cho ấu trùng cá chim vây vàng Ngày

tuổi Loại thức ăn

Số lần cho ăn (lần/ ngày) Hàm lượng 1-17 Tảo 2 20-25l/m3 2 Luân trùng 1 5-10 con/l 3-17 Luân trùng 2-4 10-20 con/l 8-13 Artemia 2 3-7 con/l 14-22 Artemia 2-4 10-15 con/l

19-29 Thức ăn công nghiệp ( cỡ hạt 300-500µm) 5 Theo nhu cầu 30-40 Thức ăn công nghiệp (cỡ hạt 400-600µm) 5 Theo nhu cầu 41-50 Thức ăn công nghiệp (cỡ hạt 500-800µm) 5 Theo nhu cầu 51-60 Thức ăn công nghiệp (cỡ hạt 1200µm) 5 Theo nhu cầu

3.3.2.1. Kỹ thuật cấp tảo cho bể ương

Tảo đơn bào N. oculata được cấp vào bể từ ngày tuổi thứ 2 với mục đích ổn định môi trường nuôi, làm thức ăn cho luân trùng và một phần làm thức ăn cho cá. Thông thường, lượng oxy hòa tan trong nước, nhiệt độ, CO2 biến động phần lớn là do tảo. Vì thế lượng tảo đưa vào bể ương phải vừa đủ, không nên đưa quá nhiều tảo vào sẽ làm thiếu hụt ôxy vào ban đêm, bẩn nước do tảo chết vì thiếu dinh dưỡng.

Mỗi ngày cấp tảo 2 lần vào lúc 8h và 14h. Lượng tảo cấp vào khoảng từ 50- 100L/lần. Buổi sáng cấp nhiều hơn buổi chiều do ban đêm tảo hô hấp gây thiếu oxy trong bể ương. Tảo được cấp đến ngày tuổi 17 thì ngừng, càng về sau, lượng tảo cấp càng ít so với 10 ngày tuổi ban đầu.

Tảo sử dụng phải được thu đúng thời điểm, tránh hiện tượng cấp tảo già và tảo chết vào bể ương, vì khi đó đưa tảo vào bể ương không những không có tác dụng cho cá mà ngược lại còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cá.

3.3.2.2. Kỹ thuật cấp luân trùng cho bể ương

Trước ngày cá hết noãn hoàng ta phải cấp luân trùng vào bể ương để làm thức ăn cho ấu trùng. Luân trùng được cấp 2-4 lần/ngày, đảm bảo mật độ trong bể ương từ 20-30 ct/mL. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi chúng ta phải quan sát lượng luân trùng còn trong bể sau khi cho cá ăn để tính toán lần cho ăn tiếp theo. Nếu mật độ luân trùng còn lại trong bể ở khoảng 10 ct/mL sau 2h cấp thì chia ngày 4 lần cấp, nếu không còn hoặc ít hơn 5ct/mL thì tiến hành cấp luân trùng.

Hình 3.10: Men bánh mì và DHA protein selco làm giàu luân trùng

Không nên cấp luân trùng máy móc theo số lần đã đặt ra. Việc bắt mồi của cá mạnh hay yếu tùy thuộc vào sức khỏe của cá, tùy thuộc vào thời tiết, vì thế cần quan sát hoạt động bắt mồi của cá để cấp lượng luân trùng phù hợp. Lượng luân trùng nhiều quá mà cá sử dụng không hết chúng sẽ chết và làm bẩn nước, tốn thức ăn. Đến ngày 17, có thể ngưng hoàn toàn việc cấp luân trùng vào bể cá.

Ngoài hàm lượng dinh dưỡng sẵn có của luân trùng, chúng ta phải bổ sung thêm hàm lượng axit béo không no (n-3 HUFA) cho ấu trùng cá thông qua phương pháp làm giàu luân trùng. Luân trùng được làm giàu trước khi cho ăn ít nhất 3h

bằng DHA protein Selco plus với nồng độ 50-100ppm. Cần lọc sạch luân trùng bằng lưới lọc phù hợp. Sau đó nhúng toàn bộ qua dung dịch thuốc tím rồi mới cho vào bể ương.

Hình 3.11: Làm giàu luân trùng.

3.3.2.3. Kỹ thuật cấp Artemia vào bể ương

Artemia là loại thức ăn cực kì quan trọng trong giai đoạn ương cá từ ngày tuổi thứ 8 đến ngày tuổi 22 bởi chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, kích cỡ mồi phù hợp với miệng cá.

Artemia là loại thức ăn dễ sản xuất, bán sẵn trên thị trường dưới dạng trứng đóng trong hộp, nhưng lại có giá thành cao. Chính vì vậy, cần tính toán số lượng trứng ấp, lượng cho ăn và số lần cho ăn thích hợp để có hiệu quả tốt nhất, giảm giá thành sản xuất.

Mật độ artemia cho ấu trùng cá ăn tùy thuộc vào mật độ, sức ăn của cá và điều kiện thời tiết. Thông thường, lượng artemia duy trì trong suốt từ lần cấp trước đến lần cấp sau là 3-5 ct/mL. Khi cho ăn, cấp artemia với mật độ trung bình 10ct/mL là phù hợp.

Nếu sau khi cho ăn mà siphon thì cấp lượng artemia vừa đủ, không cần cấp dư, vì khi siphon, lượng artemia sẽ bị thất thoát ra ngoài.

Tắt sục khí ít nhất 15 phút trước khi lọc cho ăn, vớt hết vỏ trứng còn sót, sau đó múc artemia ra lưới lọc. Rửa sạch chất bẩn sau đó rửa qua nước ngọt và cho vào bể ương.

Artemia sử dụng là sản phẩm của Mỹ, chất lượng tốt, độ nở đồng đều. Ấp tối đa được 6g/L ở độ mặn từ 25-30‰, nhiệt độ 25-30oC, ánh sáng và sục khí mạnh 24/24h. Làm giàu artemia bằng Selco plus với nồng độ 50-100ppm.

3.3.2.4. Kỹ thuật làm giàu artemia và luân trùng

Artemia và luân trùng được làm giàu bởi DHA selco plus của INVE Thái Lan có màu vàng. Thành phần dinh dưỡng gồm có lipit 21%, protein 25%, độ ẩm 5%, chất xơ 1%. Thành phần nguyên liệu gồm có: dầu và mỡ cá, men bánh mì, tảo, vitamin, khoáng và chất chống oxy hóa (phụ lục 8).

Việc làm giàu thức ăn sống là vô cùng quan trọng, điều này ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sống của cá vì DHA là thành phần chính tạo nên hệ thần kinh bình thường cho cá. Nếu không có hoạc thiếu hàm lượng DHA, cá sẽ mắc các bệnh về thần kinh, dẫn đến giảm vận động, không thể bắt mồi, chậm phát triển và tệ hơn là bị chết. Qúa trình làm giàu luân trùng và artemia được thể hiện ở hình sau:

Hình 3.12: Quy trình làm giàu luân trùng và artemia.

Tuy nhiên, việc làm giàu với nồng độ cao gây ô nhiễm môi trường làm giàu gây suy giảm sức khỏe của luân trùng và artemia khiến chúng có thể bị chết ở mật độ cao. Việc chất làm giàu theo vào bể ương ấu trùng cũng là một vấn đề được qua tâm (Lục Minh Diệp, 2009).

Thành phần của DHA selco plus chứa 21% Lipid, 24% Protein, 1% chất xơ, độ ẩm 5%. Có thành phần nguyên liệu gồm: Dầu và mỡ cá, men bánh mì, tảo, vitamin, khoáng và các chất chống oxy hóa.

Luân trùng: 100-200ct/lít Artemia: 30-50ct/lít

Sục khí mạnh Sau 3h-12h thu hoạch

3.3.2.5. Thức ăn tổng hợp

Thức ăn tổng hợp sử dụng trong quá trình ương cá là NRD của công ty INVE Thái Lan có thành phần nguyên liệu: Đạm động vật biển, bột ngũ cốc, đạm thực vật, dầu cá, tảo, men, chất chống oxy hóa.

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn NRD Thành phần Hàm lượng (%)

Protein > 55

Lipid > 8

Chất xơ < 1.9

Độ ẩm < 8

Hình 3.13: Thức ăn công nghiệp NRD Có thể tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp từ ngày tuổi thứ 18, buổi sáng sớm chúng ta thả NRD ở góc bể kết hợp gõ vào thành bể tạo phản xạ có điều kiện cho cá. Cá chim là loài háu ăn và ăn tạp vì thế việc tập cho ăn và chyển đổi thức ăn không khó khăn. Ban đầu thức ăn NRD được thả xuống bể ương từng ít một, khi cá tập trung lại một góc thì bắt đầu thả NRD nhiều hơn. Khi tập cho cá ăn thức ăn viên NRD, thì artemia chỉ cấp ngày 2 lần và giảm lượng cho ăn xuống đến khi cá hoàn toàn có thể sử dụng được NRD. Thời gian tập cho cá ăn có thể kéo dài từ 3-4. Sau 1 tuần, chỉ cấp artemia một lần vào ban đêm, còn lại cho ăn NRD. Đến ngày ương thứ 25 có thể cắt artemia và chỉ sử dụng thức ăn viên NRD để cho ăn.

Theo độ tuổi của cá có thể tăng dần kích cỡ của hạt thức ăn lên. Cỡ hạt thức ăn viên bắt đầu cho cá ăn là NRD 3/5 (300-500µm) ở ngày tuổi 18-30, dần dần tăng kích cỡ hạt thức ăn lên NRD 5/8 (500-800µm) ở ngày tuổi 30-40, NRD G8 (800µm) ở ngày tuổi 40-50 và ngày tuổi 50-60 cho cá ăn NRD G12 (1200µm).

3.3.3. Chế độ thay nước và siphon 3.3.3.1. Chế độ thay nước 3.3.3.1. Chế độ thay nước

Thay nước là điều cần thiết khi nước đã quá bẩn, ở ngày tuổi thứ 10, ta có thể thay 30% lượng nước trong bể. Ở ngày 15 của quá trình ương, có thể thay 45% lượng nước trong bể. Từ ngày 16 đến 30 ngày tuổi, ta có thể thay 60% lượng nước và 30-45 ngày tuổi có thể thay 100% lượng nước. Nước thay phải được xử lý clorine và qua bể lọc cát ở những ngày tuổi 45 trở về trước, nhưng sau 45 ngày tuổi, chúng ta có thể sử dụng nước chỉ cần qua xử lí chlorine.

Khi thay nước, ta sử dụng ống hút được đặt trong 1 túi lưới để ngăn cho cá không bị hút ra ngoài. Mặt khác, khi thay nước phải chú ý mực nước còn lại trong bể không ít quá 30cm, khi mực nước còn 30-40cm, cần bơm nước mới vào đồng thời vẫn cho nước ra đến khi màu nước trong bể có màu trong và sạch như nước mới thì kết thúc vệc thay nước. Mực nước trong bể được duy trì ở mức 1-1.2 m. Mực nước cao cũng có tác dụng rất lớn trong quá trình nuôi, cụ thể là: thức ăn khi thả xuống có thời gian chìm xuống đáy lâu hơn, cá có thời gian để kịp ăn hết thức ăn, tránh lãng phí thức ăn đồng thời ổn định nhiệt độ và độ mặn trong bể ương, nước lâu bẩn hơn.

Từ ngày tuổi 30, chúng ta có thể hạ độ mặn xuống 25‰ để cá sinh trưởng nhanh hơn.

3.3.3.2. Siphon

Từ ngày tuổi thứ 10 mới tiến hành siphon đáy, trước khi siphon 1 ngày, chế phẩm vi sinh maz-zal với nồng độ 1ppm được đánh xuống bể ương để phân giải các chất hữu cơ, hạn chế khí độc trong khi siphon. Ở ngày tuổi này cá còn yếu nhưng việc siphon là bắt buộc do lượng chất thải ra nhiều từ các hoạt động của cá, luân trùng và tảo. Do đó, từ ngày tuổi thứ 8, chúng ta có thể cho artemia bung dù vào bể và cắt giảm lượng luân trùng. Đây là giải pháp tốt để hạn chế lượng chất bẩn ở đáy bể.

Thao tác siphon cần phải nhẹ nhàng tránh không để chất bẩn trồi lên, tắt 1 góc sục khí trong khi siphon ở ngay góc đó. Nếu cần thiết, có thể tắt tất cả các sục khí rồi siphon. Đầu nước ra của ốc siphon ta phải sử dụng lưới chắn ngăn không cho cá bị

thoát ra ngoài, vì trước 30 ngày tuổi, cá vận động yếu, chưa thắng nổi lực hút của ống siphon. Sau khi siphon xong bật lại sục khí và vớt cá ở lưới vào bể.

Khi siphon ra bao nhiêu nước thì sau đó ra phải cấp lại bấy nhiêu nước và kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh maz-zal để ổn định môi trường. Chất bẩn càng nhiều thì càng phải cẩn thận và thao tác thật chậm trong quá trình siphon.

Hình 3.14: Quá trình thay nước và siphon.

Hình 3.15: Quá trình thay nước kết hợp với siphon.

3.3.4. Theo dõi các yếu tố môi trường của bể nuôi

Nói chung, tất cả các loài cá biển đều nhạy cảm với môi trường sống. Chỉ một yếu tố môi trường thay đổi vượt ra khỏi khoảng thích ứng sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sống của cá. Cá bị sốc hoặc căng thẳng do các điều kiện môi trường sẽ bắt mồi kém, vận động yếu dẫn đến sinh trưởng chậm, nghiêm trọng có thể gây chết cho cá. Vì thế, quản lý các yếu tố môi trường trong bể ương là khâu kỹ

thuật vô cùng quan trọng trong suốt quá trình ương cá. Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình ương

Đợt 1 Đợt 2 Yếu tố Sáng Chiều Sáng Chiều Nhiệt độ (oC) 23 - 28,5 26,92 ± 1,53 24 - 29 27,14 ± 1,47 24 - 28,5 27,2 ± 1,51 24 - 29 27,37 ± 1,51 pH 7,3 - 8,4 7,78 ± 0,29 7,9 - 8,5 8,33 ± 0,16 7,3 - 8,2 7,69 ± 0,27 8,1 - 8,5 8,33 ± 0,13 Độ mặn (‰) 22 - 32 27,67 ± 3,49 22,5 - 32 27,74 ± 3,35 25 - 32 27,7 ± 2,57 25 – 32 27,8 ± 2,64

(Ghi chú: số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng GTNN – GTLN/GTTB ± DLC)

Qua bảng 3.8 ta thấy, nhiệt độ trong cả hai đợt ương dao động không lớn từ 23 tới 29oC, pH và độ mặn cũng luôn được duy trì ổn định trong ngưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá ương (pH dao động từ 7,3-8,4, độ mặn từ 22 tới 32‰).

3.3.5. Phân cỡ và san thưa mật độ

Cũng giống như các loài cá biển khác, trong quá trình ương cá chim vây vàng cũng có hiện tượng phân đàn. Điều này khiến người nuôi không khỏi lo lắng vì chúng mang lại kết quả không tốt cho đàn cá và lợi nhuận sau thu hoạch. Do đó, việc phân cỡ và san thưa mật độ là giải pháp hiệu quả nhất để giảm tỉ lệ phân đàn,

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng (trachinotus blochiilacepede, 1801) giai đoạn từ 0 đến 60 ngày tuổi tại lương sơn, nha trang (Trang 35 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)