Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường thcs huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 136)

1.4.1. Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng

Hiện nay để quản lý đƣợc nhà trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng cần có những yêu cầu cơ bản về trình độ, năng lực. Hiệu trƣởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi một môn học nào đó; đƣợc đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng. Năng lực quản lý của hiệu trƣởng còn đƣợc thể hiện ở khả năng tƣ duy khoa học; óc quan sát, đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm đƣa ra những kế sách mang tính tầm nhìn chiến lƣợc cho công tác quản lý.

Quản lý là một nghề song nó cũng là một nghệ thuật, chính vì vậy không phải ai cũng có thể làm quản lý. Hiệu trƣởng có trình độ, năng lực tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sẽ quản lý hoạt động của nhà trƣờng, tổ chuyên môn một cách khoa học, hiệu quả.

Tất cả các khâu trong quá trình quản lý nói chung và quản lý nhà trƣờng nói riêng, ngƣời quản lý -hiệu trƣởng đều cần có trình độ, năng lực thực sự. Hiệu trƣởng cần có trình độ chuyên môn giỏi của một môn học nào đó để có thể tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng một tổ chuyên môn trong nhà trƣờng. Có thể đƣa ra các biện pháp bồi dƣỡng chuyên môn sâu cho giáo viên có cùng chuyên môn.

Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, hiệu trƣởng cũng cần có trình độ quản lý nhất định. Ít nhất hiệu trƣởng phải đƣợc đào tạo về công tác quản lý chƣơng trình 3 tháng. Có trình độ quản lý, hiệu trƣởng nắm đƣợc quy trình, nội dung quản lý từ đó cụ thể hoá đƣợc các công việc cần làm trong quá trình quản lý. Có trình độ quản lý thì mới thực hiện đƣợc một cách có chất lƣợng công tác quản lý của mình và thể hiện đƣợc những việc đã làm đƣợc thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý.

Hiệu trƣởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi hiệu trƣởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo tập thể nhà trƣờng thực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, biện pháp quản lý, cách thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và đơn vị.

Năng lực của Hiệu trƣởng sẽ đƣợc thể hiện qua các biện pháp quản lý mà hiệu trƣởng áp dụng. Hiệu trƣởng có năng lực tốt sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý mềm dẻo, chặt chẽ, huy động đƣợc sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng. Khi chỉ đạo tập thể thực hiện các hoạt động, đặc biêt là hoạt động chuyên môn sẽ huy động đƣợc hết khả năng của giáo viên. hiệu trƣởng có trình độ và năng lực là ngƣời có uy tín cao trong nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.2.Năng lực chuyên môn của tổ trưởng.

Tổ trƣởng chuyên môn là cấp trung gian triển khai thực hiện các nội dung mà hiệu trƣởng yêu cầu đến giáo viên trong tổ. Tổ trƣởng phải có chuyên môn chác chắn, có uy tín trong tổ. Nếu năng lực chuyên môn của Tổ trƣởng không hơn hẳn các thành viên trong tổ thì việc điều hành tổ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn vừa gặp khó khăn vừa không có chất lƣợng.

Tổ trƣởng chuyên môn vừa phải làm nhiệm vụ của ngƣời giáo viên đó là dạy học, vừa phải làm công tác quản lý đó là quản lý tổ chuyên môn. Vì vậy, tổ trƣởng chuyên môn cần có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý.

Năng lực chuyên môn của tổ trƣởng thể hiện qua chất lƣợng giờ dạy; chất lƣợng hồ sơ, giáo án; khả năng tiếp thu và truyền tải các kiến thức mới, kiến thức chuyên môn sâu đến các thành viên trong tổ; khả năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; là tấm gƣơng cho các thành viên trong tổ về tự học và sáng tạo trong chuyên môn.

Năng lực quản lý của tổ trƣởng thể hiện thông qua cách thức tổ chức cho tổ thực hiện các hoạt động chuyên môn. Có rất nhiều hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính tập thể cao nhƣ: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ; xây dựng tiết dạy chuyên đề; xây dựng tham luận chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề; làm đồ dùng dạy học…Ngƣời tổ trƣởng không những phải là ngƣời đƣa ra đƣợc ý trƣởng sáng tạo mà còn phải biết khai thác khả năng của các thành viên trong tổ. Năng lực của tổ trƣởng còn đƣợc thể hiện ở khả năng tập trung, gắn kết các thành viên trong tổ trong các hoạt động của tổ. Khi năng lực quản lý của tổ trƣởng đƣợc thể hiện nó cũng phần nào phản ánh năng lực chuyên môn của tổ trƣởng.

Tổ trƣởng chuyên môn phải có khả năng đề xuất, tham mƣu, tham vấn cho hiệu trƣởng khi xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn. Đề xuất các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ một cách hợp lý nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tham mƣu với hiệu trƣởng để đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn.

1.4.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng là yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn. Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bị để khai thác thông tin đa phƣơng tiện.

Để đảm bảo cho tổ chuyên môn hoạt động có chất lƣợng, nhà trƣờng cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếu. Có phòng hội họp để sinh hoạt tổ chuyên môn đinh kỳ; Có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phƣơng tiên hiện đại vào giảng dạy.

Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trƣờng nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động của tổ chuyên môn, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc.Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng thiếu thốn, một số hoạt động chuyên môn của tổ không thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy tổ vừa không hoàn thành nhiệm vụ vừa tạo sức ỳ cho giáo viên trong công việc.

Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn cần chú ý những vấn đề sau:

+ Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên về số lƣợng và chất lƣợng. Hàng năm, có kế hoạch mua sắm bổ xung các trang thiết bị mau hỏng đảm bảo trong năm học có đủ trang thiết bị để hoạt động. Trang thiết bị phải có phòng chứa và đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo quản để sử dụng lâu dài. Bố trí, sắp xếp trang thiết bị hợp lý, khoa học để thuận tiện khi sử dụng. Có theo dõi mƣợn, trả đồ dùng trên sổ sách.

+ Bố trí phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ trang thiết bị tạo điều kiện cho tổ chuyên môn chủ động sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn, xây dựng chuyên đề.

+ Nhà trƣờng cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của tổ chuyên môn nhƣ làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thƣởng cho giáo viên, tổ chuyên môn có thành tích trong hoạt động chuyên môn hàng năm.

1.4.4.Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trƣờng thông qua hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn. Phòng Giáo dục và đào tạo đánh giá chất lƣợng hoạt động tổ chuên môn các nhà trƣờng thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của hiệu trƣởng. Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trƣờng đƣơc thể hiện:

- Các văn bản chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giảng dạy các bộ môn.

- Các văn bản chỉ đạo quy định về hồ sơ, giáo án, hồ sơ quản lý tổ chuyên môn.

- Chỉ đạo các hoạt động chuyên đề từ cấp trƣờng, cấp phòng; tham gia các chuyên đề cấp tỉnh.

- Định hƣớng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn.

Có thể nói công tác chỉ đạo của phòng Giáo dục và đào tạo mang nét đặc thù riêng của từng vùng miền. Phòng Giáo dục và đào tạo căn cứ văn bản quy đinh của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế để ra các văn bản chỉ đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung cho các nhà trƣờng. Trên cơ sở đó các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ. Hàng năm, phòng Giáo dục và đào tạo kiểm tra, thanh tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các trƣờng thuộc phòng.Công tác quản lý chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo càng cụ thể, càng sát sao thì hoạt động chuyên môn của các tƣờng, các tổ càng có chất lƣợng, góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lƣợng giáo dục và dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

1. Qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học cho thấy các tác giả đều cho rằng một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý giáo dục ở các trƣờng phổ thông trung học đó là quản lý chuyên môn. Tuy vậy một khía cạnh trong quản lý chuyên môn của ngƣời hiệu trƣởng là quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn còn ít đƣợc các tác giả chú ý.

2. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về bản chất là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý sinh hoạt khoa học, đổi mới phƣơng pháp giáo dục và dạy học, cũng nhƣ cách biện pháp hỗ trợ khác nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

3. Ngƣời hiệu trƣởng trong nhà trƣờng THCS có vai trò to lớn trong quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn, thông qua tổ trƣởng và tập thể giáo viên để thúc đẩy các hoạt động nâng cao chất lƣợng giáo dục và dạy học.

4. Uy tín chuyên môn, đạo đức, tƣ cách, tầm nhìn, phƣơng pháp quản lý của ngƣời hiệu trƣởng có ý nghĩa to lớn đối với phong trào đổi mới công tác chuyên môn, định hƣớng nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

2.1.Khái quát về tình hình giáo dục huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội

Huyện Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo thuộc phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 1620,83km2 trong đó đất nổi là 59,673ha.Huyện có khoảng hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ trên Vịnh Bái Tử Long. Phía bắc của Huyện giáp với huyện Tiên Yên và Quảng Hà, phía đông nam giáp với huyện Cô Tô, phía Tây giáp với thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long. Địa hình chủ yếu là đồi núi và khu ven biển.

Dân số của Huyện tính tại thời điểm tháng 6 năm 2005 là 40519 ngƣời, tại thời điểm điều tra dân số năm 2009 là 39384 ngƣời. Huyện có 9 dân tộc anh em sinh sống trên 11 xã, 1 thị trấn trong đó có 5 xã đảo. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 0.9% dân số toàn huyện. Một số xã dân cƣ chủ yếu là dân xây dựng kinh tế từ các tỉnh thành khác đến định cƣ.

Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp, trong đó ngành kinh tế mũi nhọn là Ngƣ nghiệp. Tuy vậy thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp. Do đặc thù của nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản nên dân cƣ sống không tập trung nên việc thực hiện mục tiêu giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.2.Tình hình phát triển giáo dục

Toàn Huyện có 3 trƣờng THPT, 4 trƣờng THCS, 7 trƣờng TH, 7 trƣờng PTCS. 12/12 xã đều có trƣờng học đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân từ cấp TH đến THCS. Căn cứ vào điều kiện địa lý, tự nhiên và kinh tế có thể chia các trƣờng thành 3 khu vực nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tuyến vùng sâu (Thuộc đảo Cái Bầu): gồm các trƣờng thuộc các xã Bình dân, xã Đoàn Kết, xã Vạn yên và xã Đài Xuyên. Các trƣờng tuyến vùng sâu hầu hết là trƣờng PTCS ( có cả cấp TH và THCS ). Ban giám hiệu của các trƣờng này thƣờng có cơ cấu 1 hiệu trƣởng có chuyên môn THCS và ít nhất 1 phó hiệu trƣởng có chuyên môn tiểu học. Vì vậy mà hiệu trƣởng các trƣờng này thƣờng phụ trách chỉ đạo chuyên môn của cấp THCS.

+ Tuyến trung tâm: gồm các trƣờng thuộc xã Đông xá, xã Hạ Long và Thị trấn Cái rồng. Đây là khối các trƣờng có nhiều thuận lợi hơn cả. Về cơ bản, cấp tiểu học đã đƣợc tách ra khỏi trƣờng PTCS nên cấp THCS trên tuyến này đều là các trƣờng THCS. Mỗi trƣờng đều có 1 hiệu trƣởng có chuyên môn THCS và từ 1 đến 2 Phó hiệu trƣởng có chuyên môn THCS.

+ Tuyến đảo: gồm các trƣờng thuộc xã Quan Lạn, Bản Sen, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng. Ở tuyến này cấp THCS còn nằm trong trƣờng PTCS. Giáo viên THCS của các trƣờng này ít do số lớp cấp THCS có khoảng từ 4 đến 6 lớp/trƣờng nên thƣờng ghép chung thành tổ Tự nhiên. Có 3/4 trƣờng PTCS tuyến đảo hiệu trƣởng là ngƣời trong Huyện, 93% giáo viên đang giảng dạy tuyến đảo cũng là ngƣời trong huyện nên thời gian đầu tƣ nhiều cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế. Đây là địa bàn giao thông đi lại tƣơng đối khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đặc biệt là không có điện lƣới nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

Những năm qua, huyên Vân Đồn đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục huyện nhà. 100% các trƣờng có đủ phòng học để tổ chức học hai ca. 100% trƣờng THCS đƣợc đầu tƣ kiên cố hoá và đảm bảo cơ bản đủ trang thiết bị dạy học, có đầu tƣ trang thiết bị hiện đại nhƣ vi tính, đầu chiếu Projector. 43% trƣờng PTCS có phòng học kiên cố hoá.

Do nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân Huyện Vân Đồn đã đƣợc nâng cao, phụ huynh học sinh đã thấy đƣợc tầm quan trọng của việc học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên nhu cầu học tập ngày càng tăng. Yêu cầu đảm bảo chất lƣợng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc củng cố và phát triển.

Bảng 2.1. Số liệu thống kê bậc học THCS từ năm 2005 đến 2010

Năm học Số trƣờng

THCS Số lớp Số học sinh học sinh ngƣời dân tộc

2005 - 2006 04 63 1802 82 2006 - 2007 04 61 1798 76

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường thcs huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)