* Mục đích:
Kế hoạch là cƣơng lĩnh hành động của một tổ chức. Để đạt đƣợc mục tiêu trên dự kiến, kế hoạch đƣợc xem nhƣ một công cụ quản lý, kế hoạch tạo điều kiện cho ngƣời quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của ngƣời quản lý. Nhƣ vậy quản lý kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà quản lý.
- Quản lý kế hoạch là làm cho tổ chức hoạt động theo định hƣớng để đạt mục tiêu. Vì thực chất kế hoạch là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch.
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên. Đƣa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp kỷ cƣơng, làm cho mọi thành viên trong tập thể sƣ phạm nhà trƣờng nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trƣờng và các thầy cô giáo.
Do vậy quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò rất quan trọng.
* Nội dung và cách tổ chức thực hiện:
Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trƣờng. Kế hoạch hoạt động ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng thời lại mang đặc thù riêng của tổ bộ môn. Do vậy kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:
- Phải cụ thể hóa đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của Sở giáo dục, nhà trƣờng về hoạt động chuyên môn.
- Phải phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn. - Phải phù hợp đặc thù bộ môn và cá nhân trong tổ.
- Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu. - Cụ thể thời gian thực hiện, ngƣời phụ trách.
Tiến trình xây dựng và thực hiện kế hoạch gồm 4 bƣớc: - Xây dựng kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch. - Kiểm tra, đánh giá.
Các bƣớc này thể hiện theo sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1. Các bước xây dựng và thực hiện kế hoạch
Xây dựng kế hoạch Tổ chức thực hiện kế hoạch Kiểm tra, đánh giá Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đối với kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn:
Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch năm học của hiệu trƣởng mang đặc thù riêng của tổ chuyên môn.Kế hoạch chuyên môn phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để làm căn cứ xây dựng kế hoạch. + Đặc điểm tình hình của tổ khi bƣớc vào năm học.
+ Công việc của tổ đƣợc nhà trƣờng giao. + Phân công chuyên môn của tổ.
+ Biện pháp và phƣơng hƣớng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, tháng đối với tổ chuyên môn.
+ Chỉ tiêu phấn đấu của tổ, thời gian hoàn thành, biện pháp thực hiện phải rõ ràng đầy đủ và khả thi.
Các tổ trƣởng chuyên môn căn cứ vào nhiệm vụ năm học, đặc điểm tình hình của tổ để xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ. Sau khi hiệu trƣởng duyệt, tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn chính thức và tổ chức thực hiện kế hoạch dƣới sự chỉ đạo của hiệu trƣởng.
+ Kế hoạch hoạt động cá nhân:
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn trong năm học và căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc phân công. Giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân, kế hoạch cá nhân phải phù hợp với đặc thù bộ môn và phù hợp với kế hoạch của tổ, phần chỉ tiêu, kết quả phải cụ thể hóa ở từng lớp.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần có biện pháp định hƣớng, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phù hợp với nguồn lực thực hiện và dựa trên kế hoạch của trƣờng.
Hiệu trƣởng phải giúp trƣởng bộ môn nắm vững chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch năm học, nắm vững công văn hƣớng dẫn của sở Giáo dục về việc triển khai nhiệm vụ môn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trƣởng bộ môn phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, phải có tầm nhìn về khả năng hoạt động của tổ.
3.3.3 Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
Sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 2 tuần 1 lần. Là nơi để các thành viên trong tổ học tập lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kiến thức sƣ phạm và là nơi để giáo viên có điều kiện tự học, tự bồi dƣỡng cho bản thân.
Ở các trƣờng THCS hiện nay sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn mang nặng tính hình thức, nặng tính hành chính. Nguyên nhân là do một số lãnh đạo ít quan tâm tới sinh hoạt tổ chuyên môn, một số tổ trƣởng chuyên môn chƣa thực sự coi trọng việc sinh hoạt tổ chuyên môn, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt tổ chuyên môn còn chƣa đầy đủ. Một số trƣờng THCS tuyến đảo và vùng sâu của huyện vân Đồn do ít lớp, tổ chuyên môn ghép nhiều môn thì sinh hoạt chuyên môn càng mang nặng tính hình thức.
*Mục đích:
Quản lý nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm:
+ Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn một cách thƣờng xuyên theo lịch cụ thể. + Tạo cho các giáo viên trong tổ chuyên môn tác phong làm việc khoa học, có ý thức, thói quen.
+ Xem xét việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ, bàn việc thực hiện kế hoạch trong thời gian tiếp theo.
Trong thực tế thì tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực nhất. Sinh hoạt tổ chuyên môn phải bàn bạc thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hóa, tính đặc thù của từng bộ môn.Vì vậy quản lý đƣợc nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thì sẽ thực hiện tốt các mục đích sau:
* Quản lýnội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm:
+ Chỉ đạo và giám sát đƣợc các khâu soạn giảng, chấm chữa bài đánh giá của giáo viên đối với học sinh một cách thƣờng xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chƣơng trình sách giáo khoa, các quy định, các quy chế chuyên môn.
+ Tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện đƣợc những mục tiêu chuyên môn mà nhà trƣờng đã giao cho tổ, nhóm chuyên môn.
+ Tổ chức cho giáo viên thống nhất chƣơng trình giảng dạy, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chƣơng, bài cụ thể theo khối lớp.Thống nhất cách kiểm tra đánh giá học sinh, bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.Thống nhất chƣơng trình ôn tập, nâng cao, hệ thống kiến thức cho học sinh. + Hiệu trƣởng nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện kế hoạch chuyên môn của từng tổ chuyên môn, của từng giáo viên từ đó động viên khích lệ giáo viên hoặc có những uốn nắn kịp thời.
* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:
Để quản lý tốt nề nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, ngƣời hiệu trƣởng cần thực hiện nhƣ sau:
+ Cho toàn thể giáo viên nghiên cứu điều lệ trƣờng phổ thông mà nội dung chủ yếu là các quy định đối với trƣờng THCS.
+ Phổ biến với giáo viên những quy định về nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn từ đầu năm học
+ Chỉ đạo và kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện nề nếp của tổ chuyên môn. + Thống nhất việc xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ.
+ Thống nhất phƣơng pháp điều hành sinh hoạt.
+ Ngay từ đầu năm học hiệu trƣởng phải thống nhất với tổ chuyên môn để sắp xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn một cách khoa học và phù hợp.
* Điều kiện để quản lý tốt nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, người hiệu trưởng cần thực hiện như sau:
+ Qua họp giao ban đầu tuần, hiệu trƣởng giao nội dung sinh hoạt cụ thể cho các tổ trƣởng chuyên môn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Hiệu trƣởng phải thống nhất đƣợc với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, tháng.
+ Hiệu trƣởng giao nhiệm vụ cho tổ trƣởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định chuyên môn nhƣ:
- Nội dung chƣơng trình dạy. - Các loại hồ sơ chuyên môn.
- Phƣơng pháp và nội dung giáo án bộ môn ở tất cả giáo viên. - Quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy.
- Nội dung kiểm tra, cho điểm, đánh giá, phân xếp loại học sinh. - Những chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học.
- Bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. - Trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chƣơng trình giảng dạy. + Hiệu trƣởng phân công trong ban giám hiệu đi dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ.