Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường thcs huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 136)

Một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý là kiểm tra. Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà quá trình quản lý của hiệu trƣởng đƣợc khép kín và đƣợc điều chỉnh kịp thời. Trong kiểm tra các hoạt động chuyên môn cần chú trọng các vấn đề:

- Tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học, phát hiện các vấn đề chƣa hợp lý để điều chỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chất lƣợng giáo án và giờ dạy trên lớp.

- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra, chấm bài, cập nhật điểm, đánh giá chất lƣợng có đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch hay không.

+ Các nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chƣơng trình dạy học và giáo dục. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ.

- Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề của tổ. - Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ. - Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá. + Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra tất cả các khâu, các hoạt động của giáo viên trong tổ nhằm đánh giá một cách chính xác chất lƣợng của các hoạt động.

- Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra một mảng hoạt động nào đó nhƣ việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học …

+ Đánh giá kết quả: Việc đánh giá kết quả phải bám vào các tiêu chuẩn đã đƣợc quy định nhƣ đánh giá, xếp loại giờ dạy; đánh giá, xếp loại hồ sơ, giáo án; đánh giá, xếp loại giáo án điện tử …

Đánh giá đúng kết quả sẽ giúp cho giáo viên, tổ chuyên môn xác định đƣợc chất lƣợng hoạt động của mình đang ở mức độ nào, thấy rõ đƣợc những hạn chế cần khắc phục để điểu chỉnh.

Việc kiểm tra các hoạt động chuyên môn của giáo viên phải đƣợc tiến hành đa dạng trên cơ sở phối kết hợp các hình thức dự giờ thăm lớp, kiểm tra giáo án, sổ sách chuyên môn, kiểm tra có thông báo trƣớc và kiểm tra đột xuất. Mặt khác kiểm tra luôn luôn đi đôi với nhắc nhở rút kinh nghiệm làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho ngƣời đƣợc kiểm tra nhận thấy rõ những ƣu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế cần khắc phục và phƣơng hƣớng phấn đấu.

1.3.4. Các biện pháp hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

+ Tổ chức tham quan học tập

Tham qua học tập cũng là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống các trƣờng chuẩn quốc gia đang đƣợc quan tâm phát triển. Nhiều loại hình trƣờng lớp ra đời đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của ngƣời học. Mỗi loại hình trƣờng lớp có cách thức hoạt động khác nhau song vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục chung do Bộ GD&ĐT quy định.

Các trƣờng THCS có thể tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các trƣờng cùng cấp trên địa bàn tỉnh hoặc tỉnh bạn. Có thể tham quan các trƣờng THCS đã đạt chuẩn quốc gia để học tập kinh nghiệm tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong đó có hoạt động của các tổ chuyên môn. Nên tham quan các trƣờng THCS có điều kiện tƣơng đồng nhƣ vùng miền, dân trí, điều kiện kinh tế … để có thể lựa chọn, vận dụng các biện pháp hiệu quả vào đơn vị mình.

+ Tổ chức các cuộc thi với các nội dung về chuyên môn

Việc tổ chức các cuộc thi với nội dung gắn liền với chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cuộc thi giữa các tổ có tác dụng khai thác hết khả năng hoạt động về mọi mặt của các tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn sẽ phải làm việc với cƣờng độ nhiều hơn, đầu tƣ nhân lực, vật lực đặc biệt là phải tìm tòi sáng tạo để tham gia các cuộc thi. Tuy nhiên, với hình thức là các cuộc thi nên cho dù có hoạt động nhiều hơn nhƣng không mang đến áp lực hay căng thẳng cho giáo viên mà còn gây sự hứng thú, tích cực cho giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiệu trƣởng có thể lựa chọn các cuộc thi phù hợp với khả năng của đơn vị mình và có tác dụng nâng cao chất lƣợng mảng hoạt động còn yếu của tổ chuyên môn. Có thể gợi ý một số cuộc thi nhƣ sau:

- Thi viết sáng kiến kinh nghiệm - Thi làm đồ dùng dạy học

- Thi thiết kế giáo án cho các bài dạy khó - Thi thiết kế bài giảng điện tử

- Thi chuyên môn nghiệp vụ giỏi + Biện pháp kinh tế, tâm lý.

Hiệu trƣởng luôn động viên khuyến khích về tinh thần, quan tâm đến quyền lợi của giáo viên, chăm lo lợi ích chính đáng của giáo viên, luôn tạo không khí sƣ phạm vui vẻ trong tập thể nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng phân công công việc hợp lý phù hợp với từng hoàn cảnh giáo viên. Quan tâm và chú ý đến những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.

Động viên khen thƣởng kịp thời về vật chất cho những cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyên môn. Khen thƣởng những giáo viên hiến kế sách mang lại hiệu quả trong hoạt động tổ chuyên môn.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn

1.4.1. Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng

Hiện nay để quản lý đƣợc nhà trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng cần có những yêu cầu cơ bản về trình độ, năng lực. Hiệu trƣởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi một môn học nào đó; đƣợc đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng. Năng lực quản lý của hiệu trƣởng còn đƣợc thể hiện ở khả năng tƣ duy khoa học; óc quan sát, đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm đƣa ra những kế sách mang tính tầm nhìn chiến lƣợc cho công tác quản lý.

Quản lý là một nghề song nó cũng là một nghệ thuật, chính vì vậy không phải ai cũng có thể làm quản lý. Hiệu trƣởng có trình độ, năng lực tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sẽ quản lý hoạt động của nhà trƣờng, tổ chuyên môn một cách khoa học, hiệu quả.

Tất cả các khâu trong quá trình quản lý nói chung và quản lý nhà trƣờng nói riêng, ngƣời quản lý -hiệu trƣởng đều cần có trình độ, năng lực thực sự. Hiệu trƣởng cần có trình độ chuyên môn giỏi của một môn học nào đó để có thể tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng một tổ chuyên môn trong nhà trƣờng. Có thể đƣa ra các biện pháp bồi dƣỡng chuyên môn sâu cho giáo viên có cùng chuyên môn.

Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, hiệu trƣởng cũng cần có trình độ quản lý nhất định. Ít nhất hiệu trƣởng phải đƣợc đào tạo về công tác quản lý chƣơng trình 3 tháng. Có trình độ quản lý, hiệu trƣởng nắm đƣợc quy trình, nội dung quản lý từ đó cụ thể hoá đƣợc các công việc cần làm trong quá trình quản lý. Có trình độ quản lý thì mới thực hiện đƣợc một cách có chất lƣợng công tác quản lý của mình và thể hiện đƣợc những việc đã làm đƣợc thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý.

Hiệu trƣởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi hiệu trƣởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo tập thể nhà trƣờng thực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, biện pháp quản lý, cách thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và đơn vị.

Năng lực của Hiệu trƣởng sẽ đƣợc thể hiện qua các biện pháp quản lý mà hiệu trƣởng áp dụng. Hiệu trƣởng có năng lực tốt sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý mềm dẻo, chặt chẽ, huy động đƣợc sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng. Khi chỉ đạo tập thể thực hiện các hoạt động, đặc biêt là hoạt động chuyên môn sẽ huy động đƣợc hết khả năng của giáo viên. hiệu trƣởng có trình độ và năng lực là ngƣời có uy tín cao trong nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.2.Năng lực chuyên môn của tổ trưởng.

Tổ trƣởng chuyên môn là cấp trung gian triển khai thực hiện các nội dung mà hiệu trƣởng yêu cầu đến giáo viên trong tổ. Tổ trƣởng phải có chuyên môn chác chắn, có uy tín trong tổ. Nếu năng lực chuyên môn của Tổ trƣởng không hơn hẳn các thành viên trong tổ thì việc điều hành tổ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn vừa gặp khó khăn vừa không có chất lƣợng.

Tổ trƣởng chuyên môn vừa phải làm nhiệm vụ của ngƣời giáo viên đó là dạy học, vừa phải làm công tác quản lý đó là quản lý tổ chuyên môn. Vì vậy, tổ trƣởng chuyên môn cần có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý.

Năng lực chuyên môn của tổ trƣởng thể hiện qua chất lƣợng giờ dạy; chất lƣợng hồ sơ, giáo án; khả năng tiếp thu và truyền tải các kiến thức mới, kiến thức chuyên môn sâu đến các thành viên trong tổ; khả năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; là tấm gƣơng cho các thành viên trong tổ về tự học và sáng tạo trong chuyên môn.

Năng lực quản lý của tổ trƣởng thể hiện thông qua cách thức tổ chức cho tổ thực hiện các hoạt động chuyên môn. Có rất nhiều hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính tập thể cao nhƣ: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ; xây dựng tiết dạy chuyên đề; xây dựng tham luận chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề; làm đồ dùng dạy học…Ngƣời tổ trƣởng không những phải là ngƣời đƣa ra đƣợc ý trƣởng sáng tạo mà còn phải biết khai thác khả năng của các thành viên trong tổ. Năng lực của tổ trƣởng còn đƣợc thể hiện ở khả năng tập trung, gắn kết các thành viên trong tổ trong các hoạt động của tổ. Khi năng lực quản lý của tổ trƣởng đƣợc thể hiện nó cũng phần nào phản ánh năng lực chuyên môn của tổ trƣởng.

Tổ trƣởng chuyên môn phải có khả năng đề xuất, tham mƣu, tham vấn cho hiệu trƣởng khi xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn. Đề xuất các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ một cách hợp lý nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tham mƣu với hiệu trƣởng để đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn.

1.4.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng là yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn. Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bị để khai thác thông tin đa phƣơng tiện.

Để đảm bảo cho tổ chuyên môn hoạt động có chất lƣợng, nhà trƣờng cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếu. Có phòng hội họp để sinh hoạt tổ chuyên môn đinh kỳ; Có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phƣơng tiên hiện đại vào giảng dạy.

Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trƣờng nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động của tổ chuyên môn, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc.Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng thiếu thốn, một số hoạt động chuyên môn của tổ không thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy tổ vừa không hoàn thành nhiệm vụ vừa tạo sức ỳ cho giáo viên trong công việc.

Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn cần chú ý những vấn đề sau:

+ Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên về số lƣợng và chất lƣợng. Hàng năm, có kế hoạch mua sắm bổ xung các trang thiết bị mau hỏng đảm bảo trong năm học có đủ trang thiết bị để hoạt động. Trang thiết bị phải có phòng chứa và đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo quản để sử dụng lâu dài. Bố trí, sắp xếp trang thiết bị hợp lý, khoa học để thuận tiện khi sử dụng. Có theo dõi mƣợn, trả đồ dùng trên sổ sách.

+ Bố trí phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ trang thiết bị tạo điều kiện cho tổ chuyên môn chủ động sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn, xây dựng chuyên đề.

+ Nhà trƣờng cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của tổ chuyên môn nhƣ làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thƣởng cho giáo viên, tổ chuyên môn có thành tích trong hoạt động chuyên môn hàng năm.

1.4.4.Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trƣờng thông qua hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn. Phòng Giáo dục và đào tạo đánh giá chất lƣợng hoạt động tổ chuên môn các nhà trƣờng thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của hiệu trƣởng. Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trƣờng đƣơc thể hiện:

- Các văn bản chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giảng dạy các bộ môn.

- Các văn bản chỉ đạo quy định về hồ sơ, giáo án, hồ sơ quản lý tổ chuyên môn.

- Chỉ đạo các hoạt động chuyên đề từ cấp trƣờng, cấp phòng; tham gia các chuyên đề cấp tỉnh.

- Định hƣớng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn.

Có thể nói công tác chỉ đạo của phòng Giáo dục và đào tạo mang nét đặc thù riêng của từng vùng miền. Phòng Giáo dục và đào tạo căn cứ văn bản quy đinh của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế để ra các văn bản chỉ đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung cho các nhà trƣờng. Trên cơ sở đó các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ. Hàng năm, phòng Giáo dục và đào tạo kiểm tra, thanh tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các trƣờng thuộc phòng.Công tác quản lý chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo càng cụ thể, càng sát sao thì hoạt động chuyên môn của các tƣờng, các tổ càng có chất lƣợng, góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lƣợng giáo dục và dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

1. Qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học cho thấy các tác giả đều cho rằng một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý giáo dục ở các trƣờng phổ thông trung học đó là quản lý chuyên môn. Tuy vậy một khía cạnh trong quản lý chuyên môn của ngƣời hiệu trƣởng là quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn còn ít đƣợc các tác giả chú ý.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường thcs huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)