5. Kết cấu của đề tài
2.3. Phân tích kết quả khảo sát tình hình thựchiện TNXH của cơng ty Vietravel và
và Saigontourist chi nhánh Huế
2.3.1. Thông tin chung về mẫu điều tra
Việc chọn mẫu điều tra được tiến hành ngẫu nhiên với các khách hàng đã hoặc đang sử dụng các chương trình du lịch do công ty Vietravel chi nhánh Huế và Saigontourist chi nhánh Huế cung cấp và thực hiện. Tổng số bảng hỏi thực hiện khảo sát đối với công ty Vietravel thu về được 117 bảng hỏi trong đó có 11 bảng hỏi khơng hợp lệ, 106 bảng hỏi hợp lệ được sử dụng để phân tích số liệu. Khảo sát đối với công ty Saigontourist thu về 115 bảng hỏi trong đó có 12 bảng hỏi khơng hợp lệ, 103 bảng hỏi hợp lệ được sử dụng để phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Cơ cấu mẫu điều tra thể hiện đặc điểm nhân khẩu tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Cơ cấu mẫu điều tra
Chỉ tiêu Số % Chỉ tiêu Số %
lượng lượng
Tổng số mẫu điều tra: 209 4. Giới tính
1. Khách - Nam 100 47.8
- Vietravel - Nữ 109 52.2
106 50.7
- Saigontourist 103 49.3
5. Ngân sách chuyến đi
2. Tuổi - Dưới 3 triệu
66 33.0
- <18 tuổi - Từ 3 triệu đến dưới 5
16 7.7 77 38.5
triệu
- 31 –50 tuổi 82 39.2 - Trên 10 triệu 19 9.5
- Trên 50 tuổi 55 25.4
6. Theo nghề nghiệp
- Kinh doanh
3.Trình độ học vấn 60 28.7
- Trung học - Công chức, viên chức 52 24.9
33 15.8
- Phổ thông 54 25.8 - Lao động phổ thông 30 14.4
- Cao đẳng, đại học 85 40.7 - Học sinh, sinh viên 29 13.9
- Sau đại học 37 17.7 - Nghỉ hưu 32 15.3
- Khác 0 0 - Khác 6 2.9
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Tỉ lệ giữa nam và nữ là khá cân bằng với tỷ lệ lần lượt là 47.8% và 52.5%. Khách du lịch được khảo sát có độ tuổi phân bố khá đều giữa các nhóm, chỉ có nhóm tuổi dưới 18 là chiếm tỷ lệ thấp. Phần lớn du khách có độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi chiếm 39.2% và du khách trên 18 đến 30 tuổi chiếm 17.8%. Nhóm khách trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 25.4% tương đối so với các nhóm du khách ở độ tuổi cịn lại vì đây là lứa tuổi có thời gian rỗi nhiều hơn. Với phân bố độ tuổi như trên, phần lớn du khách đang ở độ tuổi lao động chỉ có 15.3% du khách đã nghỉ hưu và 13.9% du khách là học sinh sinh viên, 28.7% du khách có cơng việc kinh doanh và 24.9% du khách là công chức, viên chức. Trình độ học vấn của du khách phần lớn là cao đẳng, đại học với 40.7%, sau đại học chiếm 17.7% . Khảo sát về ngân sách cho chuyến đi du lịch, phần lớn du khách đang chi tiêu dưới 5 triệu đồng/chuyến với 71.5%, trong đó khách chi tiêu dưới 3 triệu/chuyến chiếm 33.0%. Chỉ có 9.5% du khách chi trên 10 triệu/chuyến đi, điều này có thể do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế của khách du lịch khiến họ tiết kiệm chi tiêu.
2.3.2. Thông tin chung về chuyến đi của khách du lịch
Khảo sát khách du lịch của công ty Vietravel và công ty Saigontourist chi nhánh Huế cho thấy phần lớn khách du lịch đang sử dụng dịch vụ của công ty ở lần đầu tiên với tỷ lên trên 50%, trong khi đó tỷ lệ khách sử dụng lần thứ hai cũng chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%. Mặc dù số lượng khách sử dụng dịch vụ của công ty Saigontourist lần đầu tiên và trên ba lần thấp hơn so với Vietravel nhưng lại có tỷ lệ sử
dụng lần thứ hai và thứ ba cao hơn. Nhìn chung, hai cơng ty đã có lượng khách hàng quen thuộc từ 30% đến 40% là một tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh.
Vietravel chi nhánh Huế (%) Saigontourist chi nhánh Huế (%) 59.4 52.4 29.1 23.6 9.412.6 7.5 5.8 Một lần Hai lần Ba lần Trên 3 lần
Biểu đồ 2.1. Số lần khách du lịch tham gia CTDL của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020) Mục đích chuyến đi của du khách được thể hiện ở biểu đồ 2.2. Thống kê
cho
thấy đa số du khách muốn tìm hiểu về điểm đến du lịch với 74.6% và phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi với mục đích để vui chơi, giải trí chiếm 46.9%. Bên cạnh đó, có 46.4% du khách mong muốn trải nghiệm văn hóa địa phương và 35.4% du khách muốn tham gia các hoạt động gần gũi với thiên nhiên. Trong khi đó, số lượng khách du lịch thực hiện chuyến đi để đóng góp, hỗ trợ cộng đồng tại điểm đến du lịch còn thấp. Tương tự, phần lớn du khách chưa có động cơ thực hiện chuyến đi để nâng cao trách nhiệm của bản thân trong quá trình đi du lịch trong khi vấn đề trách nhiệm của khách du lịch đóng vai trị quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững.
% Đóng góp, hỗ trợ cộng đồng tại điểm
đến du lịch.
Nâng cao trách nhiệm của bản thân trong quá trình đi du lịch Trải nghiệm văn hóa địa phương Tham gia các hoạt động gần gũi với
thiên nhiên Tìm hiểu về điểm đến du lịch 24.4 29.3 46.4 35.4 74.6
Vui chơi, giải trí 46.9
Biểu đồ 2.2. Mục đích chuyến đi của khách du lịch
Khách du lịch được khảo sát có tỷ lệ tham gia các loại hình du lịch nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.3%, tiếp theo là loại hình văn hóa, lịch sử chiếm 27.8%. Các loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng chiếm tỷ lệ trên 12%. Điều này là phù hợp với mục đích chuyến đi của du khách khi mà phần lớn du khách có mục đích vui chơi, giải trí và tiếp theo là các hoạt động du lịch gắn với thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
%
37.3 27.8
12.4 12.0 10.5
Sinh thái Cộng Văn hóa, Nghỉ khác
đồng lịch sử dưỡng
Biểu đồ 2.3. Loại hình du lịch mà khách du lịch tham gia
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Nghiên cứu thực hiện về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì vậy việc khảo sát khách du lịch về mức độ hiểu biết về TNXH là cần thiết.
% 60.3
4.8 19.6 15.3
Chưa nghe Đã từng Có hiểu biết Rất có hiểu đến TNXH nghe đến về TNXH biết về
TNXH TNXH
Biểu đồ 2.4. Mức độ hiểu biết của khách du lịch đối với vấn đề TNXH của doanhnghiệp nghiệp
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Khảo sát cho thấy có gần 20% du khách đã từng nghe đến TNXH nhưng họ chưa tìm hiểu cũng như có nhiều kiến thức liên quan. Tuy nhiên, 75.6% du khách có
kiến thức về TNXH trong đó có 60.3% du khách có hiểu biết và 15.3% rất có hiểu biết về vấn đền này.
2.3.3. Đánh giá mức độ thực hành TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch
Nhìn chung, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá của các nhóm du khách khác nhau phân theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn. Trong khi đó, nhóm du khách sử dụng dịch vụ của cơng ty Vietravel và nhóm du khách sử dụng dịch vụ của công ty Saigontourist hầu như khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi đánh giá về các tiêu chí thuộc TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch. Kết quả được trình bày lần lượt ở bảng 2.5. và bảng 2.6.
Bảng 2.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm du khách về mức độ thực hiện TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế
TNXH của doanh nghiệp đối với khách Mức ý nghĩa theo các nhóm (giá trị P) Cơng Giới Độ Nghề Học du lịch
tya tínha tuổi nghiệp vấn
1. Du khách được cung cấp các thông tin NS *** *** *** ** rõ ràng về chương trình du lịch
2. Du khách được trải nghiệm những dịch NS NS NS NS NS
vụ đúng như CTDL đã cam kết.
3. Nhân viên của công ty phục vụ công NS *** *** *** *** bằng, không phân biệt đối xử với khách
4. Chất lượng của CTDL tương xứng với NS *** *** *** *** giá cả mà du khách đã bỏ ra.
5. Hướng dẫn viên tuyên truyền giúp du
khách nâng cao nhận thức về trách nhiệm * *** *** *** *** của khách du lịch trong quá trình tham
quan du lịch
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Chú thích:
(a) : kiểm định Independent Sample T-Test
NS: khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig>0,1)
*: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp (0.05<=sig<=0.1)
**: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình (0.01<=sig<=0.05) ***: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao (sig< =0.01)
Giữa nhóm giới tính nam và nữ có sự đánh giá khác biệt đối với hầu hết các tiêu chí liên quan đến TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch. Cụ thể, 87,3% nhóm du khách nữ đánh giá cơng ty đã thông tin rõ ràng về CTDL trong khi 59% nhóm du khách nam đồng ý với ý kiến trên. Tuy nhiên đối với việc công ty thực hiện CTDL đúng với cam kết thì nhóm du khách nam và nữ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cả hai nhóm đều cho rằng cơng ty đã thực hiện CTDL như đã cam kết. Kết quả khảo sát cho thấy 38% du khách nam đồng ý là nhân viên đối xử cơng bằng với họ nhưng có đến 98,1% du khách nữ đồng ý và hồn tồn đồng ý. Có thể việc ưu tiên cho người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em trong khi phục vụ một số dịch vụ trong chương trình du lịch khiến cho nhóm du khách nam có đánh giá như trên. Vì vậv, hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ nên chú ý hơn về vấn đề này trong quá trình phục vụ khách du lịch. Đối với vấn đề Hướng dẫn viên tuyên truyền nâng cao nhận thức của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch thì hầu như nhóm du khách nữ đánh giá HDV đã thực hiện tốt cơng tác này trong khi nhóm du khách nam thì đánh giá khơng tích cực. Điều này cho thấy, HDV cần chú ý hơn đến nhóm du khách nam khi thực hiện hoạt động nâng cao nhận thức của KDL trong q trình tham quan.
Nhóm du khách có độ tuổi khác nhau cũng có những đánh giá khác nhau về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch. Nhóm khách càng có độ tuổi càng cao thì đánh giá càng tốt về việc cơng ty đã thông tin rõ ràng về CTDL cho khách hàng. Tuy nhiên đối với yếu tố “Nhân viên phục vụ cơng bằng” thì nhóm khách có độ tuổi dưới 30 có đánh giá khơng tích cực bằng nhóm khách có độ tuổi cao hơn. Điều này có thể do nhân viên đã ưu tiên cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ trong quá trình thực hiện một số dịch vụ nên nhóm khách có độ tuổi dưới 30 chưa có đánh giá tích cực về vấn đề này. Tương tự, nhóm du khách dưới 30 tuổi cũng có đánh giá thấp về việc HDV tuyên tryền nâng cao nhận thức của KDL trong quá trình tham quan du lịch so với nhóm khách có độ tuổi cao hơn.
Hầu hết nhóm khách có nghề nghiệp khác nhau đánh giá khác nhau. Tuy nhiên nhóm khách là cơng chức, viên chức, kinh doanh có tỷ lệ đồng ý cao hơn so với các nhóm cịn lại về việc được cung cấp thơng tin về CTDL rõ ràng, cũng như yếu tố chất lượng của CTDL tương xứng với giá cả. Chỉ có yếu tố “HDV tuyên truyền, nâng cao nhận thức của KDL trong quá trình tham gia các hoạt động du lịch tại điểm đến du
lịch” là nhóm khách kinh doanh có đánh giá thấp. Doanh nghiệp nên cân nhắc vấn đề này và đề xuất giải pháp phù hợp.
Nhóm khách có trình độ học vấn phổ thơng và cao đẳng đại học có đánh giá tích cực về hầu hết các tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch. Trong khi nhóm khách có học vấn sau đại học thì có tỷ lệ đồng ý thấp hơn, có thể vì trình độ học vấn cao hơn nên khắt khe hơn trong đánh giá.
Kết quả phân tích ở bảng 2.4 cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của nhóm khách sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và công ty Saigontourist, thống kê mô tả được trình bày cụ thể ở bảng 2.5. Phần lớn du khách đánh giá tích cực về việc thực hiện TNXH của hai công ty đối với họ. Tuy nhiên, công ty Saigontourist được khách du lịch đánh giá cao hơn so với cơng ty Vietravel ở hầu hết các tiêu chí chỉ có tiêu chí cung cấp thơng tin rõ ràng về CTDL cho khách thì cơng ty Vietravel được đánh giá cao hơn.
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế đối với khách du lịch
TNXH của doanh nghiệp Điểm % người trả lời theo các mức độ Cơng ty bình đồng ý*
đối với khách du lịch quân 1 2 3 4 5
1. Du khách được cung Vietravel 3.82 6.6 4.7 16.0 45.3 27.4 cấp các thông tin rõ ràng
về chương trình du lịch Saigontourist 3.70 3.9 11.7 16.5 46.6 21.4 2. Du khách được trải Vietravel 3.89 0.0 8.5 23.6 38.7 29.2 nghiệm những dịch vụ
đúng như CTDL đã cam Saigontourist 3.96 0.0 4.9 22.3 44.7 28.2 kết.
3. Nhân viên của công ty Vietravel 3.91 0.0 5.7 27.4 37.7 29.2 phục vụ công bằng, không
phân biệt đối xử với khách Saigontourist 3.92 0.0 7.8 25.2 34.0 33.0 4. Chất lượng của CTDL Vietravel 3.69 3.8 7.5 26.4 40.6 21.7 tương xứng với giá cả mà
du khách đã bỏ ra. Saigontourist 3.77 4.9 8.7 18.4 40.8 27.2 5. Hướng dẫn viên tuyên
truyền giúp du khách nâng Vietravel 3.14 9.4 18.9 29.2 33.0 9.4 cao nhận thức về trách
nhiệm của khách du lịch
trong quá tham quan du Saigontourist 3.24 9.7 22.3 21.4 27.2 19.4 lịch
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Ghi chú: (*) 1 –Hồn tồn khơng đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 – trung gian, 4 – đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý.
Kết quả khảo sát cho thấy du khách đánh giá cao nhất là việc nhân viên của công ty phục vụ công bằng, không phân biệt đối xử và du khách được trải nghiệm những dịch vụ đúng như CTDL mà công ty đã cam kết thực hiện. Trong khi việc thực hiện tiêu chí “Hướng dẫn viên tuyên truyền giúp du khách nâng cao nhận thức về trách nhiệm của khách du lịch trong quá tham quan du lịch” được đánh giá thấp nhất. Điều này cho thấy Hướng dẫn viên của cả hai công ty đều chưa chú trọng đến vấn đề nâng cao nhận thức cho khách du lịch trong quá trình tham quan trong khi đây là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, cả hai doanh nghiệp cần tập huấn cho Hướng dẫn viên về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách du lịch trong q trình thực hiện cơng tác hướng dẫn du lịch.
2.3.4. Đánh giá mức độ thực hành TNXH của doanh nghiệp đối với mơi trường
Phân tích kết quả đánh giá của khách du lịch đối với việc thực hiện TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế cho thấy phần lớn khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khách.
Bảng 2.7. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm du khách về mức độ thực hiện TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist chi
nhánh Huế
Mức ý nghĩa theo các nhóm (giá trị TNXH của doanh nghiệp đối với môi P)
trường Công Giới Độ Nghề Học tya tínha tuổi nghiệp vấn
1. CTDL khuyến khích du khách bảo vệ môi NS *** *** NS ** trường thiên nhiên.
2. Hướng dẫn viên cung cấp cho du khách NS *** *** NS NS
các kiến thức bảo vệ môi trường
3. Du khách được tham gia các hoạt động NS NS NS NS NS
bảo vệ môi trường
4. Doanh nghiệp lữ hành chọn các cơ sở lưu
trú, nhà hàng sử dụng các chất liệu thân NS NS NS NS NS thiện với môi trường đưa vào CTDL