SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN SƠN

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 115)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN SƠN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Yên Sơn là huyện miền núi, nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang và có toạ độ địa lý nhƣ sau:

- Từ 210 40' đến 220 10' Vĩ độ Bắc

- Từ 1050 10' đến 1050 40 Kinh độ Đông Ranh giới của huyện đƣợc xác định nhƣ sau:

Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hoá;

Phía Nam giáp huyện Sơn Dƣơng (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);

Phía Đông giáp huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến ngày 01/01/2010 là 120.949,01 ha (chiếm 20,60% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) với 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã).

Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đƣờng bộ quan trọng: Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 và các tuyến đƣờng thuỷ: Sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Huyện nằm bao bọc lấy thị xã Tuyên Quang (là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh). Các tuyến giao thông chính đến thị xã Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện.

Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thuỷ văn... huyện Yên Sơn đƣợc chia thành 3 vùng sau:

- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vùng an toàn khu: Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa.

- Vùng trung và hạ huyện: Gồm 23 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình, Kim Phú, Tiến Bộ, An Khang, Mỹ Bằng, Phú Lâm, An Tƣờng, Lƣỡng Vƣợng, Hoàng Khai, Thái Long, Đội Cấn, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và thị trấn Tân Bình.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Yên Sơn là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của tỉnh Tuyên Quang. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp. Là một huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện ở một số nơi còn hạn chế, đi lại gặp khó khăn. Tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp năm 2009 đạt 447,6 tỷ đồng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2009 đạt 106.000 tấn tăng gấp 1,36 lần so với năm 2005. Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời năm 2009 đạt 668 kg/ngƣời/năm, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2005.

3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện Yên Sơn huyện Yên Sơn

* Giao thông: Huyện Yên Sơn có vị trí bao quanh thị xã nên có hệ thống giao thông đầu mối quan trọng và quy mô. Các tuyên đƣờng chính chạy qua nhƣ Quốc lộ 2 dài 33,4 km, mặt đƣờng rộng 12m. Đƣờng huyện: Bao gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 128,70 km, nền đƣờng rộng từ 4 - 6 m, tổng chiều dài các tuyến đƣờng giao thông thôn bản trong toàn huyện có 921,0 km, trong đó có 527,0 km có bề rộng nền đƣờng ≥ 3 m.

* Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện hiện có (tính đến thời điểm tháng 5/2008) 606 công trình thuỷ lợi, trong đó có 278 công trình kiên cố và 328 công trình tạm. Trong tổng số các công trình kiên cố đƣợc chia thành các loại sau:

- Hồ thuỷ lợi: 66 công trình - Trạm bơm thuỷ luân : 6 công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trạm bơm điện : 18 công trình - Giếng khoan : 6 công trình Tổng chiều dài các tuyến kênh tƣới năm 2008 có 765,0 km, trong đó có 300,47 km đã đƣợc kiên cố hoá (chiếm 39,28%), còn lại 464,53 km là kênh tƣới đất.

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Đất phù sa ngòi suối (Py): Có 750 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên của huyện; Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P): Có 1.250 ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên của huyện; Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Có 12.529 ha, chiếm 10,36% diện tích tự nhiên của huyện; Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có 35.148 ha, chiếm 29,07% diện tích tự nhiên của huyện; Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có 1.584 ha, chiếm 1,31% diện tích tự nhiên của huyện; Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Chiếm phần lớn diện tích với 65.294 ha (chiếm 54,00% diện tích tự nhiên của huyện); Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên của huyện; Đất xám bạc màu (Ba): Có 2.928 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên của huyện; Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có 1.100 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên của huyện.

(Nguồn số liệu: Bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100000)

- Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 87.854,69 ha, chiếm 19,66% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh (huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn thứ 3 trong tỉnh sau huyện Na Hang và Chiêm Hoá), trong đó: Đất có rừng tự nhiên có 45.569,23 ha, đất có rừng trồng 21.012,01 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng 5.385,98 ha và đất trồng rừng 15.887,47 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Sắt: Có 3 điểm mỏ có trữ lƣợng đáng kể, phân bố ở các xã: Phúc Ninh, Tân Tiến có trữ lƣợng lần lƣợt là 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn. Chất lƣợng của các mỏ sắt này tƣơng đối tốt.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn các các mỏ Chì-Kẽm. Trữ lƣợng và chất lƣợng của các điểm mỏ này chƣa đƣợc điều tra thăm dò cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất sét: Mỏ đất sét ở Lƣỡng Vƣợng đã đƣợc điều tra, khảo sát thăm dò có trữ lƣợng 1,141 triệu tấn.

Nƣớc khoáng - nƣớc nóng: Mỏ nƣớc khoáng Mỹ Lâm - Phú Lâm có trữ lƣợng 1.474 m3/ngày, trong đó: Cấp B: 492 m3/ngày; Cấp C1: 734 m3/ngày và cấp C2: 248 m3/ngày. Mỏ nƣớc khoáng này có tác dụng rất lớn để phát triển thành khu du lịch vui chơi - giải trí - nghỉ dƣỡng.

Ngoài ra còn có các mỏ: Barit, Cao Lanh, Fenspat...

- Tài nguyên nƣớc: Nguồn nƣớc mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa các vùng. Các xã có địa hình tƣơng đối bằng phẳng gần với thị xã Tuyên Quang (An Tƣờng, Kim Phú, Trung Môn và An Khang...) có trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt trong năm tƣơng đối cao, các xã còn lại trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mƣa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Tổng diện tích đất mặt nƣớc chuyên dùng của huyện theo số liệu kiểm kê năm 2005 có 669,33 ha.

Nguồn nƣớc ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nƣớc ngầm của huyện Yên Sơn khá phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn nƣớc ngầm có chất lƣợng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác tƣơng đối dễ dàng ở cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của ngƣời dân và khai thác ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt nguồn nƣớc khoáng nóng ở xã Phú Lâm đã đƣợc điều tra, khảo sát đƣa vào sử dụng. Nguồn nƣớc này có độ sạch cao, có nhiều muối khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi lƣợng rất có giá trị đối với sức khoẻ con ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.4. Thực trạng sử dụng đất tại huyện Yên Sơn giai đoạn từ 2005 đến năm 2009

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn (01/01/2010)

STT Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích các loại năm 2005(ha) Tổng diện tích các loại năm 2010(ha) Biến động tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ năm 2010 (%) Tổng diện tích tự nhiên 120.949,01 113.242,26 -7.706,75 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 109.206,38 102.769,63 -6.436,75 90,75 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 20.800,21 18.272,32 -2.527,89 16,14 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 87.854,69 84.046,13 -3.808.56 74,22 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 510,24 424,36 - 85,88 0,37 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 41,24 26,82 - 14,42 0,02

2 Đất phi nông nghiệp PNN 10.091,28 8.866,29 -

1.224,99 7,83

2.1 Đất ở OTC 1.436,95 1.266,65 - 170,30 1,12 2.2 Đất chuyên dùng CDG 5.016,79 4.756,00 - 260,79 4,20 2.3 Đất tôn giáo, tín

ngƣỡng TTN 10,70 9,13 - 1,57 0,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa

địa NTD 201,55 202,26 +0,71 0,18

2.5 Đất sông suối và mặt

nƣớc chuyên dùng SMN 3.425,29 2.632,25 - 793,04 2,32

3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.651,35 1606,34 - 45,01 1,42

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 397,22 433,32 +36,10 0,38 3.2 Đất đồi núi chƣa sử

dụng DCS 254,39 288,45 +34,06 0,25 3.3 Núi đá không có rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng 7,83%

90,75% 1,42%

Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng của ba nhóm đất chính tại huỵên Yên Sơn tính đến 01/01/2010

Cơ cấu diện tích đất của địa phƣơng trong thời gian qua không có nhiều biến động. Nhóm đất chiếm ƣu thế nhất vẫn là nhóm đất nông nghiệp với 90,75% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích đất chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây lâm nghiệp do đặc điểm địa hình của huyện có nhiều đồi núi. Với cơ cấu diện tích đất nhƣ trên hiện nay chỉ chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp.

Năm 2008, thị xã Tuyên Quang đƣợc công nhận là đô thị loại III đồng thời quy hoạch phát triển chở thành Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Theo đó diện tích của thị xã Tuyên Quang đƣợc mở rộng ra với năm xã đƣợc tách từ huyện Yên Sơn bao gồm các xã Lƣỡng Vƣỡng, Thái Long, An Tƣờng, Đội Cấn, An Khang. Làm cho tổng diện tích tự nhiên của huyện giảm 7.706,75 ha. Các xã đƣợc tách ra đều là các xã có vị trí giám ranh với thị xã Tuyên Quang, có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng. Điều này có ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Việc quy hoạch khu trung tâm huyện lỵ mới huyện lỵ Yên Sơn trở thành đô thị loại IV cũng làm cho một lƣợng lớn diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích quy hoạch lên tới 1.600 ha nằm tại 3 xã Tứ Quận, Thắng Quân, Lang Quán. Việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất kéo theo hàng loạt các vấn đề về tái định cƣ, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời dân bị thu hồi đất

3.1.5. Thực trạng quản lý đất đai của huyện Yên Sơn giai đoạn 2005 đến 2009 đến 2009

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, phòng Tài nguyên Môi trƣờng đã tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng.

Việc xác định ranh giới hành chính theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính đã đƣợc thực hiện, ranh giới hành chính của cấp huyện và cấp xã đã đƣợc xây dựng và đƣợc quản lý ở các cấp theo đúng quy định. Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện gồm 10 mảnh đƣợc thành lập ở tỷ lệ 1: 50.000; Bản đồ địa giới hành chính của cấp xã đƣợc thành lập ở tỷ lệ 1: 25.000.

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính của huyện còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý đất đai ở thời điểm hiện nay. Phần lớn các xã trong huyện đều đang sử dụng bản đồ giải thửa đo vẽ theo Chỉ thị 299/TTg ở tỷ lệ 1: 1000; 1: 2000 đã có rất nhiều biến động để phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất. Nguyên nhân thực hiện công tác này chậm chủ yếu là do huyện có địa bàn khá rộng, địa hình phần lớn là đồi núi rất phức tạp, kinh phí cho công tác đo đạc bản đồ Địa chính mới khá lớn.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo kế hoạch 5 năm và hàng năm đƣợc thực hiện và đã lập đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất chƣa sử dụng cho 100% số đơn vị hành chính ở cấp huyện và cấp xã.

Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đang đƣợc xây dựng cùng với báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã đã và đang đƣợc triển khai thực hiện . Một số quy hoạch ngành trên địa bàn huyện đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đang triển khai xây dựng: Quy hoạch xây dựng Cụm các khu Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Long Bình An; Quy hoạch khu vui chơi giải trí - nghỉ dƣỡng suối khoáng Mỹ Lâm, quy hoạch trung tâm cụm xã, đề án Quy hoạch tổng thể mạng lƣới giao thông và xã hội hoá giao thông nông thôn đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020...

Thực hiện giao đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/CP ngày 24/7/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất; Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ- CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp luôn đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm.

Hiện nay, tổ chức tƣ vấn về giá đất, về bất động sản của huyện chƣa đƣợc thành lập. Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản với vai trò quản lý Nhà nƣớc về giá đất và thị trƣờng bất động sản hiện còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luôn đƣợc quan tâm, thực hiện nghiêm túc nên đã hạn chế đƣợc những tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất. Vì vậy công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên dịa bàn huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong năm 2009, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng nhận đƣợc 9 đơn kiến nghị về giải quyết tranh chấp đất đai. Phòng đã xem xét phân loại và chuyển đến Uỷ ban nhân dân xã giải quyết theo thẩm quyền đƣợc 5 đơn.

Qua công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cho thấy

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 115)