Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố thái nguyên (Trang 81 - 120)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong quá trình ĐHN đƣợc biểu hiện ở việc sắp xếp, bố trí kế hoạch, chƣơng trình, nội dung. Mỗi phần việc của định hƣớng nghề phải đƣợc thiết kế theo một trình tự lôgíc xác định (kể cả lý thuyết và thực hành) nhằm tạo ra sự nhất quán, liên tục, kế thừa, giúp cho việc tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh đƣợc dễ dàng và chắc chắn. Tính đồng bộ trong tƣ vấn nghề đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành, giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời có sự kết hợp với công tác giáo dục ở nhà trƣờng.

Hoạt động hƣớng nghiệp nói chung và định hƣớng nghề nói riêng, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lƣợng giáo dục. Do đó cần thiết phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa những các lực lƣợng để tạo ra sức mạnh về lƣợng và chất tác động tới HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3. Định hướng nghề phải dựa trên cơ sở tiếp cận hoạt động và nhân cách

Hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời, là sự tƣơng tác tích cực giữa chủ thể với đối tƣợng. Thông qua hoạt động, một mặt con ngƣời bằng năng lực và phẩm chất của mình tác động đến đối tƣợng nhằm cải tạo, biến đổi đối tƣợng để phục vụ nhu cầu lợi ích của bản thân. Mặt khác, chính thông qua hoạt động, nhận thức, tình cảm, ý chí... của con ngƣời ngày càng phát triển, những khát vọng, hứng thú, sự say mê sáng tạo sẽ nảy sinh nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới lại xuất hiện và cứ thế nhân cách con ngƣời ngày càng phát triển, hoàn thiện. Nhƣ vậy, con ngƣời vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoạt động.

Việc định hƣớng nghề phải đảm bảo cho học sinh tham gia vào hoạt động, để thông qua hoạt động và bằng hoạt động của chính mình, giúp học sinh tự tìm ra câu trả lời, thoả mãn đƣợc mong muốn, nhu cầu của bản thân khi tham gia vào qúa trình hoạt động.

3.1.4. Nguyên tắc phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn

Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào cũng phải gắn liền với thực tiễn, phải lấy thực tiễn làm cơ sở nền tảng. Định hƣớng nghề không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học mà còn phải đƣa các em bƣớc vào lao động nghề nghiệp, phải tiếp xúc trực tiếp với nghề. Đảm bảo tính thực tiễn trong ĐHN là chuẩn bị sự thích ứng cần thiết cho HS đi vào tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, thông qua các hoạt động cụ thể. Sự chuẩn bị này là đa dạng, dƣới nhiều hình thức, song có thể bao gồm các nội dung chính: hoạt động lĩnh hội tri thức nghề (thông qua việc ông bà, cha mẹ giảng dạy cho, hoặc thông các môn khoa học cơ bản, các môn công nghệ, thông qua các kênh nghe nhìn của phƣơng tiện thông tin đại chúng, ...); hoạt động lĩnh hội kỹ năng, kỹ xảo nghề (thông qua các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghề cụ thể trong gia đình; hoạt động lĩnh hội các mối quan hệ đạo đức, nhân cách nghề (đƣợc biểu hiện trong khi triển khai hai dạng hoạt động nêu trên).

Nội dung này còn là sự biểu hiện cụ thể các chức năng giáo dục và chức năng xã hội của hƣớng nghiệp, đó là việc hình thành các phẩm chất tâm lý, nhân cách nghề thông qua hoạt động thực tiễn có tính đến trình độ phát triển trí tuệ và thể lực của học sinh.

3.2. Các biện pháp nâng cao ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con cái hướng nghề nghiệp cho con cái

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp gia đình nhận thức đƣợc công tác hƣớng nghiệp, định hƣớng nghề cho học sinh không phải là công việc riêng của nhà trƣờng hay của ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp mà nó là công việc chung của cả gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Chính vì vậy gia đình cần giúp đỡ, định hƣớng cho học sinh trong việc lựa chọn nghề.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền, phổ biến giúp gia đình nhận thức đƣợc việc chọn nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, bởi chọn nghề là chọn hƣớng đi cho cả cuộc đời. Nếu HS chọn nghề phù hợp, thì sau này các em sẽ phát huy đƣợc năng lực của mình, sẽ thành công trong nghề nghiệp, ngƣợc lại nếu HS chọn nghề không phù hợp thì sẽ dẫn đến hiện tƣợng chán nghề, bỏ nghề. Đối với HS lớp 12 các em đang có rất nhiều khó khăn trong việc chọn nghề, các em đang cần sự giúp đỡ của ngƣời lớn, đặc biệt là những ngƣời thân trong gia đình (bởi đây là những ngƣời hiểu các em nhiều nhất). Vì vậy, vai trò giáo dục của gia đình, ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến việc chọn nghề của các em lúc này là rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua một số tổ chức đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, Hội khuyến học... phổ biến, cung cấp cho phụ huynh HS kiến thức về nghề nghiệp trong xã hội, thông tin về nhu cầu của thị trƣờng lao động. Bên cạnh đó hƣớng dẫn phụ huynh biết cách so sánh, đối chiếu năng lực, hứng thú của HS với yêu cầu của nghề định chọn. Để biện pháp này đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục, trong đó các thành viên trong gia đình phải có sự đồng thuận, phải là ngƣời đứng bên cạnh định hƣớng giúp đỡ HS trong việc lựa chọn nghề.

3.2.2. Xây dựng lòng tự hào về truyền thống NN gia đình cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp HS thấy đƣợc nghề truyền thống tốt đẹp của gia đình mình, từ đó các em tự hào về nghề truyền thống của gia đình, luôn mong muốn tiến hành những hoạt động để duy trì, bảo vệ, phát huy nghề truyền thống gia đình.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Thông qua việc trò chuyện, chỉ bảo, dạy dỗ của những ngƣời lớn tuổi, thông qua việc làm, cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, qua tấm gƣơng của những ngƣời thành đạt trong gia đình, dòng họ giúp HS thấy đƣợc nghề truyền thống của gia đình, có lòng tự hào, trân trọng, gìn giữ, nối tiếp truyền thống đó.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong quá trình giao tiếp các thành viên trong gia đình thƣờng xuyên có sự trò chuyện với HS về nghề truyền thống của gia đình. Vào những dịp lễ, tết có thể tổ chức các buổi gặp gỡ giữa những ngƣời thân trong gia đình, dòng họ. Qua giao lƣu, trò chuyện giữa thế hệ đi trƣớc, những ngƣời thành đạt trong lĩnh vực nghề truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của gia đình với HS, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nghề truyền thống của gia đình, giá trị của nghề truyền thống đó.

Hàng năm vào một dịp nhất định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phƣơng, của dòng họ, của gia đình, qua đó giúp các em có thêm những hiểu biết, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm về nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

Bằng những cách này, qua những tấm gƣơng ngƣời thật, việc thật, những việc làm cụ thể sẽ giúp HS nhận thức một cách sâu sắc nhất những giá trị nghề truyền thống của gia đình, dòng họ từ đó xây dựng lòng tự hào về nghề truyền thống, đồng thời giúp HS ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, nối tiếp nghề truyền thống đó.

Trong quá trình thực hiện mỗi thành viên trong gia đình, dòng họ (đặc biệt là thế hệ đi trƣớc) cần nhận thức rõ, ý thức mục đích việc làm của mình để thực hiện công việc một cách nghiêm túc, có sự hứng thú, say mê, để hoạt động đạt hiệu quả cao. Đồng thời đó cũng là cách giúp con cháu thấy đƣợc niềm tự hào của các thế hệ trong gia đình đối với nghề truyền thống gia đình.

3.2.3. Phát động phong trào xây dựng tủ sách gia đình

3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tích luỹ thêm những tài liệu liên quan đến nghề truyền thống của gia đình. Giúp con, cháu trong gia đình, dòng họ có thêm nhiều nguồn kiến thức, hiểu biết về nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Các thành viên trong gia đình có ý thức sƣu tầm, giữ gìn những tài liệu liên quan đến nghề truyền thống của gia đình. Qua quá trình lao động nghề nghiệp, thế hệ đi trƣớc tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm về nghề nghiệp (Ví dụ đối với những nghề thủ công mỹ nghệ có thể có những kinh nghiệm nhƣ: kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, khai thác chế biến nguyên vật liệu; kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm trong việc sản xuất, làm ra sản phẩm; kinh nghiệm trong việc gìn giữ, bảo quản sản phẩm; kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sảm phẩm; quảng bá thƣơng hiệu, giá trị của sảm phẩm...), những kinh nghiệm đó cần đƣợc ghi chép lại thành những tài liệu để lƣu truyền lại cho thế hệ sau.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Bằng nhiều cách thức khác nhau, gia đình sƣu tầm những cuốn sách, những câu chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình, những kinh nghiệm lao động nghề nghiệp ghi chép lại làm tài liệu, giữ lại cho con cháu đọc...

Để làm đƣợc điều này thì mỗi thành viên trong gia đình phải tự ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của gia đình. Thƣờng xuyên có ý thức tìm hiểu, tích luỹ kinh nghiệm về nghề nghiệp để lƣu giữ, phổ biến cho những ngƣời thân trong gia đình.

3.2.4. Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến nghề của dòng họ, gia đình

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tôn vinh giá trị của truyền thống của dòng họ, gia đình. Động viên, khuyến khích thế hệ con cháu trong gia đình luôn cố gắng phấn đấu để đạt đƣợc thành tích cao trong học tập, trong lao động nghề nghiệp truyền thống. giúp thế hệ sau có ý thức nối tiếp, duy trì nghề truyền thống .

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Trong dòng họ, gia đình lập một quỹ với số kinh phí cần thiết. Hàng năm vào một dịp nhất định dùng kinh phí ở quỹ đó tổ chức khen thƣởng, động viên con cháu đạt thành tích cao trong học tập, lao động nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Hằng năm vào định kỳ vào ngày lễ, tết, hay ngày giỗ của dòng họ, gia đình cần có buổi gặp mặt các thành viên trong gia đình, dòng họ để tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dƣơng, trao phần thƣởng cho những con, cháu có thành tích cao trong học tập, trong lao động nghề truyền thống. Nêu gƣơng, biểu dƣơng những gia đình trong dòng họ có nhiều ngƣời học tốt, đỗ đạt, những cá nhân, gia đình có nhiều đóng góp, phát huy nghề truyền thống, làm rạng danh cho gia đình, dòng họ…

Để biện pháp này đạt hiệu quả thì các gia đình trong dòng họ, thành viên trong gia đình cần nhận thức đƣợc giá trị tinh thần của việc làm đó, tự nguyện đóng góp kinh phí để duy trì, phát triển quỹ khuyến học, khuyến nghề. Tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dòng tộc, gia đình động viên khích lệ mọi ngƣời cũng chung sức duy trì, phát huy những truyền thống đó.

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Nội dung và cách thức

a. Về nội dung: Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của 4 biện pháp nâng cao ảnh hƣởng của nghề truyền thống gia đình đến việc định hƣớng nghề cho học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên mà đề tài đã xây dựng.

b. Về cách thức

- Xây dựng phiếu hỏi (Phụ lục trang...)

- Tổ chức xin ý kiến: Trƣng cầu ý kiến của 60 gia đình và 60 HS về những biện pháp mà luận văn đã xây dựng

- Xử lý và phân tích kết quả: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp toán học để tính điểm cho từng biện pháp và xếp thứ bậc.

3.3.2. Kết quả

Tính khả thi của các biện pháp nâng cao ảnh hƣởng của nghề truyền thống gia đình đến việc định hƣớng nghề cho học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên đã đề xuất đƣợc thống kê ở bảng 3.1a và bảng 3.1b.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1.a. Đánh giá của phụ huynh học sinh và HS về tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục

Điểm Biện pháp Đánh giá của phụ huynh HS ĐTB PH Đánh giá của HS ĐTB HS ĐTB chung 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 (1).Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của GĐ đối với việc ĐHNN cho con cái

0 0 0 0 300 5,0 0 0 0 116 155 4,52 4,76 (2). Xây dựng lòng tự hào về TTNNGĐ cho HS 0 14 39 175 20 4,13 0 0 27 64 175 4,43 4,28 (3). Phát động

phong trào xây dựng tủ sách GĐ 0 0 54 92 95 4,02 0 0 63 28 160 4,18 4,1 (4). Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến nghề của dòng họ, gia đình 0 12 27 60 150 4,15 0 0 42 148 45 3,92 4,04

Bảng 3.1b. Đánh giá của phụ huynh học sinh và HS về tính khả thi của các biện pháp giáo dục

Điểm Biện pháp Đánh giá của phụ huynh HS ĐTB PH Đánh giá của HS ĐTB HS ĐTB chung 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 (1).Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của GĐ đối với việc ĐHNN cho con cái

0 0 0 36 255 4,85 0 0 9 24 255 4,8 4,83 (2). Xây dựng lòng tự hào về TTNNGĐ cho HS 0 0 33 80 135 4,2 0 0 51 92 100 4,1 4,15 (3). Phát động phong trào xây dựng tủ sách GĐ 0 26 63 84 55 3,8 0 12 30 80 120 4,03 3,92 (4). Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến nghề của dòng họ, gia đình 0 0 36 88 130 4,23 0 26 27 84 95 3,86 4,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua các số liệu ở bảng 3.1a và bảng 3.1b cho thấy, các biện pháp nâng cao ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của HS lớp 12 chúng tôi xây dựng đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính cấp thiết và có thể mang lại hiệu quả cao. Theo đánh giá chung của các khách thể, điểm trung bình chung của các biện pháp đạt từ 4,04 đến 4,76/5 đối với tính cấp thiết và từ 3,92 đến 4,83/5 đối với tính khả thi.

Các biện pháp nâng cao ảnh hƣởng nghề truyền thống của gia đình đến việc định hƣớng nghề cho học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên đƣợc đề xuất đều đƣợc phụ huynh và học sinh đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi. Tuy nhiên mức độ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp là khác nhau. Cụ thể đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

Biện pháp đƣợc phụ huynh và học sinh cho rằng có tính cấp thiết nhất là biện pháp: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình đối với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái (Điểm TBC= 4,76). Đây cũng chính là biện pháp mang tính khả thi cao nhất (Điểm TBC = 4,83). Sở dĩ nhƣ vậy vì việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình đối với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình định hƣớng nghề cho học sinh, nó giúp các em có lựa chọn nghề đúng đắn.

Biện pháp xây dựng lòng tự hào về nghề truyền thống gia đình cho học sinh là biện pháp đƣợc đánh giá mang tính cấp thiết ở vị trí thứ hai (Điểm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố thái nguyên (Trang 81 - 120)