7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể điều tra
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề và các trƣờng THPT trong tỉnh.
Trƣờng THPT Lƣơng Ngọc Quyến đƣợc thành lập năm 1946, những năm đầu tiên nhà trƣờng có số lƣợng học sinh rất ít chỉ khoảng 30 học sinh. Trƣờng có đủ 4 lớp: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Đến này nhà trƣờng có 43 lớp với 1943 học sinh và 104 cán bộ giáo viên. Trong suốt hơn 60 năm qua, nhà trƣờng đã nhận đƣợc nhiều bằng khen, cờ thƣởng của Thủ tƣớng Chính Phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và đuợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba, Huân chƣơng Lao động hạng Hai năm; Trƣờng đã vinh dự đƣợc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kì đổi mới” .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trƣờng THPT Thái Nguyên đƣợc thành lập theo theo Quyết định số 2049/GD - ĐT, ngày 22/5/1996 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, loại hình bán công; Ngày 20/8/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 4372/QĐ-BGD&ĐT chuyển đổi Trƣờng Trung học phổ thông Thái Nguyên từ loại hình bán công sang loại hình công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ. Năm học đầu tiên nhà trƣờng có 245 học sinh biên chế 05 lớp đến nay nhà trƣờng có 955 học sinh biên chế 19 lớp. Cơ sở vật chất của Trƣờng THPT Thái Nguyên ngày càng đƣợc hoàn thiện, đến nay Nhà trƣờng đã có 17 phòng học, 02 phòng bộ môn, 01 phòng máy tính, 01 phòng học tiếng, 01 phòng thí nghiệm vật lý, 01phòng thí nghiệm hoá sinh, 11 phòng làm việc. Với cố gắng, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh, trong những năm qua, Trƣờng THPT Thái Nguyên liên tục đạt danh hiệu Trƣờng tiên tiến và tiên tiến xuất sắc; Bằng khen của TW Đoàn TNCS HCM ….
Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh đƣợc thành lập ngày 24 tháng 2 năm 1972, Ngày 24/2/1972 lễ công bố Quyết định số 102/TC-UB của UBND tỉnh Bắc Thái về việc thành lập “Trƣờng phổ thông công nghiệp cấp III thành phố”, dƣới sự lãnh đạo của UBND thành phố và cũng chính là ngày khai giảng khóa học đầu tiên gồm 87 học sinh. Ngày 30/1/1997 UBND tỉnh Thái Nguyên có QĐ số 62-QĐ-UB đổi tên Trƣờng phổ thông Công nghiệp thành Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh. Từ đó trƣờng đƣợc vinh dự mang tên ngƣời anh hùng dân tộc Dƣơng Tự Minh. Trải qua 38 năm phấn đấu và trƣởng thành thầy và trò Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh luôn quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của các năm học. Chất lƣợng giáo dục toàn diện, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng cao. Hiện nay nhà trƣờng có 26 phòng học và 05 phòng chuyên môn với 58 cán bộ viên chức và 960 học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trƣờng THPT Ngô Quyền đƣợc thành lập năm 1966, trong suốt 45 năm qua, nhà trƣờng đã nhận đƣợc nhiều bằng khen, cờ thƣởng của Thủ tƣớng Chính Phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và đuợc Nhà nứơc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba.... Cơ sở vật chất của Trƣờng THPT Ngô Quyền ngày càng đƣợc hoàn thiện, đến nay Nhà trƣờng đã có 30 phòng học, 02 phòng bộ môn, 09 phòng làm việc. Hiện nay nhà trƣờng có 78 cán bộ giáo viên, trên 1400 em học sinh.
Học sinh ở các trƣờng này chủ yếu sinh sống ở địa bàn Thái Nguyên với nhiều dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Thái… có gia đình làm nhiều nghề khác nhau: nghề nông nghiệp, nghề buôn bán, nghề giáo viên, nghề công an, nghề bộ đội, nghề thủ công mỹ nghệ...
2.2. Thực trạng ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên