Các con đƣờng ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố thái nguyên (Trang 75 - 80)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Các con đƣờng ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định

Định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 chịu tác động, ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố và bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Trong môi trƣờng gia đình, truyền thống gia đình đƣợc xem là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề của HS. Vậy ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh thông qua những con đƣờng nào. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi "Ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến việc lựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chọn nghề của bạn qua các con đƣờng nào?" (Câu hỏi số 14 phần phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.10. Các con đƣờng ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên

TT Gia đình có nghề TT Các con đƣờng NN (n = 60) TCMN (n = 60) BN (n = 60) DH (n=60) Chung (n = 240) Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % 1 Qua nề nếp sinh hoạt gia đình 21 35,0 28 46,7 33 55,0 29 48,3 111 46,3 2 2 Qua sự chỉ bảo, dạy dỗ của ngƣời thân 23 38,3 32 53,3 36 60,0 31 51,7 122 50,8 1 3 Qua việc làm

của ngƣời thân 12 20,0 17 28,3 31 51,7 19 31,7 79 32,9 4 4 Qua trao đổi,

tranh luận 10 16,7 14 23,3 37 61,7 23 38,3 84 35,0 3 5 Qua con đƣờng

khác 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 5 Bảng số liệu trên cho thấy:

Ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 thông qua con đƣờng: chỉ bảo, dạy dỗ của những người thân trong gia đình là lớn nhất (chiếm 50,8%). Điều này đã chứng minh rằng đối với thế hệ trẻ, nhất là đối với HS lớp 12, các em đã có sự trƣởng thành về nhiều mặt. Vì vậy khi tác động đến các em, nếu cha mẹ, ngƣời thân chỉ bảo dạy dỗ ân cần, mềm mỏng với tình cảm yêu mến các em, thì các em sẽ đón nhận sự chỉ bảo, dạy dỗ đó nhiệt tình và con đƣờng đó mang lại hiệu quả lớn nhất.

Bên cạnh con đƣờng giáo dục định hƣớng nghề cho con em thông qua sự chỉ bảo, dạy dỗ thì truyền thống gia đình còn ảnh hƣởng đến HS, thông qua

nề nếp sinh hoạt của gia đình cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc chọn nghề HS (xếp thứ 2, chiếm 46,3 %). Thực tế cho thấy, nề nếp sinh hoạt của gia đình có tác dụng nhƣ một khuôn mẫu, quy định bắt buộc đối với những hành vi của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS. Trao đổi, tranh luận sẽ giúp HS nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nghề truyền thống của gia đình, tuy nhiên ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh thông qua con đƣờng trao đổi, tranh luận chỉ chiếm 35,0%.

Ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của HS còn thông qua chính việc làm của người thân trong gia đình HS. Bởi, trong cuộc sống hàng ngày, những việc làm của mọi ngƣời trong gia đình luôn tác động trực tiếp đến HS. HS đƣợc tri giác một cách trƣợc tiếp những việc làm của ngƣời thân, thông qua đó, HS hiểu những khó khăn, thuận lợi của nghề truyền thống gia đình, thấy đƣợc ý nghĩa của nghề truyền thống và tự ý thức đƣợc mình cần phải làm gì đối với nghề truyền thống gia đình .

Ở mỗi gia đình có truyền thống nghề khác nhau thì ảnh hƣởng này cũng khác nhau. Cụ thể: Trong các gia đình có truyền thống nghề binh nghiệp, truyền thống nghề dạy học, ảnh hƣởng của truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 thông qua con đƣờng này đều đƣợc các em lựa chọn cao hơn so với gia đình có truyền thống nghề nông nghiệp và nghề thủ công mỹ nghệ. Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong gia đình có truyền thống nghề nông nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ, về phƣơng diện nào đó những ngƣời thân của HS trong các gia đình này, ít có điều kiện mở rộng quan hệ xã hội, cập nhật những thông tin, tri thức mang tính thời sự của xã hội, những tri thức về thị trƣờng lao động, về sự thay đổi nghề nghiệp trong xã hội…hơn so với những ngƣời thân của HS trong các gia đình có truyền thống nghề binh nghiệp và nghề dạy học. Mặt khác, do tính chất công việc và trình độ học vấn nên trong các gia đình có truyền thống nghề nông nghiệp, phần lớn cha mẹ HS ít có thời gian để tâm sự, lắng nghe, trao đổi, tranh luận với con cháu về nghề nghiệp trong xã hội, để từ đó định hƣớng nghề cho con em mình. Ngƣợc lại, trong các gia đình có truyền thống nghề binh nghiệp và nghề dạy học, ông bà, cha mẹ là những ngƣời có trình độ học vấn, có điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện mở rộng các mối quan hệ xã hội, hiểu đƣợc tâm tƣ tình cảm và nguyện vọng của con cháu nên biết cách tâm sự, trao đổi, tranh luận với con cháu về truyền thống gia đình nói chung và nghề truyền thống gia đình nói riêng. Do đó mà học sinh ở gia đình này thƣờng nhận thức về nghề truyền thống của gia đình mình sâu sắc hơn.

Qua kết quả trên, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao hơn nữa hiểu biết về phƣơng pháp giáo dục nói chung và giáo dục về nghề truyền thống của gia đình nói riêng cho các thế hệ trƣớc, trong các gia đình có truyền thống làm nông nghiệp và các gia đình có truyền thống làm nghề thủ công mỹ nghệ. Để giúp họ có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc giáo dục cho con, cháu hiểu về tầm quan trọng cũng nhƣ ý nghĩa của nghề truyền thống gia đình.

Tiểu kết chƣơng 2:

Nghiên cứu thực trạng ảnh hƣởng nghề truyền thống gia đình đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung các em học sinh lớp 12 đều xác định đúng về nghề truyền thống của gia đình mình. Các em học sinh ở cả 4 kiểu gia đình có nghề truyền thống khác nhau phần lớn đều nhận thức đƣợc gia đình mình có nghề truyền thống nào. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em chƣa nhận thức đúng, chƣa tìm hiểu kỹ về nghề truyền thống của gia đình mình, chính vì vậy các em chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức những nét chung của nghề, thậm chí có những em không biết. Số học sinh hiểu biết đầy đủ về các đặc điểm nghề truyền thống của gia đình mình còn rất ít. Các em đã biết đánh giá và tự đánh giá về những phẩm chất tâm lý của nghề truyền thống gia đình đòi hỏi và bản thân hiện có, tuy nhiên bản thân các em đánh giá còn thấp hơn so với yêu cầu của nghề. Cách đánh giá của các em chủ yếu dựa vào cách đánh giá của nhà trƣờng phổ thông. Các em chƣa đi sâu vào từng phẩm chất của nghề đòi hỏi. Điều này cho thấy, sự hiểu biết về đặc điểm nghề truyền thống gia đình của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các em còn ở mức độ chung chung, chƣa sâu sắc, các em chƣa hiểu kỹ về nghề truyền thống của gia đình mình.

- Thái độ của các em đối với nghề là chƣa phù hợp, các em vẫn chƣa nhận thấy đƣợc vai trò và sự cần thiết của các ngành nghề trong xã hội chƣa có thái độ và niềm tin đúng đắn đối với mọi loại hình lao động. Vì thế, nhiệm vụ của nhà giáo dục, của gia đình là cần phải giúp các em hiểu và thấy hết vai trò, tầm quan trọng của các ngành nghề trong xã hội, giúp các em có thái độ đúng đắn đối với mọi loại hình lao động, để từ đó các em có sự định hƣớng, lựa chọn nghề cho phù hợp.

- Sự lựa chọn nghề của các em xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, trong đó lí do chủ quan chiếm ƣu thế nhiều hơn, nhƣng bên cạnh đó thì lí do thực dụng cũng đƣợc các em quan tâm. Điều đó chứng tỏ, các em đều có sự cân nhắc, đắn đo khi lựa chọn nghề và sự lựa chọn đều xuất phất từ năng lực, từ sự yêu thích nghề của các em.

- Học sinh lớp 12 TP Thái Nguyên đã có sự ổn định trong việc chọn nghề, tuy nhiên sự ổn định của các em cũng còn mang tính chất cảm tính, còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế khi các em tham gia vào việc học nghề. Trong khi tìm hiểu về nghề các em mới chỉ nhìn thấy dáng vẻ bên ngoài của nghề mà chƣa đi sâu vào tìm hiểu những yêu cầu đòi hỏi bên trong của nghề, những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với nghề đó.

- Ảnh hƣởng của truyền thống nghề nghiệp đến định hƣớng nghề của học sinh lớp 12 thành phố Thái Nguyên diễn ra với nhiều cơ chế phức tạp và các con đƣòng khác nhau.

Nhƣ vậy, có thể thấy truyền thống gia đình ảnh hƣởng tới các mặt nhận thức, thái độ của học sinh theo chiều hƣớng khác nhau, với các mức độ khác nhau. Chính hai mặt nhận thức, thái độ này quyết định việc lựa chọn nghề của học sinh lớp 12. Bởi các em càng nhận thức nghề sâu sắc bao nhiêu, càng dành nhiều tình cảm cho nghề đó bao nhiêu thì các em càng lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân mình bấy nhiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ

CỦA HỌC SINH LỚP 12

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng nghề của học sinh lớp 12 thành phố thái nguyên (Trang 75 - 80)