Kết quả thực hiện khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 92)

Để đảm bảo ổn định việc sản xuất nông nghiệp, dự kiến đất nông nghiệp tăng 780,80 ha, trong đó lấy từ đất bằng chưa sử dụng 213,57 ha, đất mặt nước chưa sử dụng 90,42 ha, đất lâm nghiệp 476,81 ha. Kết quả thực hiện 929,53 ha, đạt 119,1 % kế hoạch. Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm dự kiến tăng 197,26 ha, kết quả thực hiện 218,69 ha, đạt 111,9% kế hoạch. Diện tích tăng chủ yếu là từ đất bằng chưa sử dụng.

- Dự kiến đất trồng cây ăn quả tăng 548,27 ha, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên người dân đã tự chuyển một số diện tích đất đồi sang trồng cây ăn quả.

Do đó, diện tích đất trồng cây ăn quả tăng 681,52 ha, đạt 124,3% kế hoạch, diện tích tăng chủ yếu từ đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng. Đồng thời, do người dân chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả nên đến năm 2010 diện tích đất trồng cây ăn quả đạt 3.053 ha.

- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, dự kiến tăng 35,27 ha, kết quả thực hiện 29,32 ha, đạt 83,1% kế hoạch. Diện tích tăng tập trung chủ yếu ở các xã vùng trũng như: Thượng Đình, Kha Sơn, Xuân Phương...

50

Bảng 3.9. Kết quả khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Chỉ tiêu Kế hoạch (ha) Kết quả thực hiện (ha) Tỷ lệ (%)

Khai hoang, mở rộng diện tích đất để sử

dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. 780,8 929,53 119,0

1. Đất trồng cây hàng năm 197,26 218,69 110,9 2. Đất trồng cây ăn quả 548,27 681,52 124,3 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 35,27 29,32 83,1

3.3.4. Kết quả thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Trong những năm qua, do áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo hệ thống giao thông, thuỷ lợi . . . nên diện tích đất 3 vụ, 2 vụ của huyện đã tăng lên đáng kể.

Bảng 3.10: Kết quả thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chỉ tiêu Kế hoạch (ha) Kết quả thực hiện (ha) Tỷ lệ (%)

Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu

cây trồng 1.549,12 1.417,18

1. Chuyển từ đất 2 vụ lên 3 vụ 1.024,57 972,35 94,9 2. Chuyển từ đất 1 vụ lên 2 vụ 106,74 92,41 86,6 3. Chuyển đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả 417,81 352,42 84,3

Theo kế hoạch, giai đoạn 2001 - 2010, diện tích đất 3 vụ của huyện tăng 1.024,57 ha, kết quả thực hiện 972,35 ha, đạt 94,9% kế hoạch. Dự kiến diện tích đất 2 vụ sẽ tăng 106,74 ha, kết quả thực hiện 92,41 ha, đạt 86,6% kế hoạch. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Dự kiến chuyển diện tích đất vườn tạp sang đất trồng cây ăn quả 417,81 ha, kết quả thực hiện 352,42 ha, đạt 84,3% kế hoạch.

51

3.3.5. Nhận xét chung về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2010

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội những năm qua của huyện Phú Bình có nhiều chuyển biến, đã tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng đất của địa phương. Một số chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (2005 - 2010) bị phá vỡ, không còn phù hợp trong thực tế. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang mục đích chuyên dùng và đất ở đã vượt so với phương án quy hoạch sử dụng đất đai.

- Diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang đất trồng cây ăn quả rất lớn do trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn nên người dân có xu hướng phát triển trồng cây ăn quả. Diện tích đất chưa sử dụng giảm rất lớn 587,52 ha, chủ yếu chuyển sang sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng cây ăn quả và trồng rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

- Tuy nhiên trong tương lai cần quy hoạch lại đồng ruộng, các bờ vùng, bò thửa, các vùng chuên canh, sản xuất tập trung khả năng phát triển công nghiệp hoặc bán công nghiệp.

3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Phú Bình hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Phú Bình

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phú Bình được phê duyệt đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp như: vùng phát triển đồi rừng, cây ăn quả gồm các xã: Tân Đức, Tân Thành, Tân Khánh, Đào Xá, Bàn Đạt; vùng phát triển chăn nuôi tập trung ở Hà Châu, Hồng Kỳ, Thanh Ninh, Lương Phú, vùng chuyên canh lúa và rau màu ở Điềm Thụy, Nhã Lộng, Thượng Đình, Úc Kỳ... nhằm phát huy thế mạnh của mỗi vùng, từng bước hình thành vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa.

3.4.1. Hiệu quả kinh tế

3.4.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Đất nông nghiệp, đất

52

phi nông nghiệp có chiều hướng biến động tăng về diện tích do việc khai hoang, do thực hiện chu chuyển các loại đất trong kỳ quy hoạch. Đất chưa sử dụng giảm do được đưa vào sử dụng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành theo hướng tích cực đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển đem lại hiểu quả cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 9,5% (năm 2001) lên 19,7% (năm 2010).

- Tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 15,3% (năm 2001) lên 28,0% (năm 2010).

- Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 75,2% (năm 2001) xuống còn 52,3% (năm 2010).

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20/10/2010 thì đến năm 2015 cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng là 40%; 35% và 25%, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ với tỷ lệ tương ứng là 50%; 28% và 22%. 9,5 75,2 15,3 15,9 59,3 24,8 19,7 52,3 28 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010

năm

Dịch vụ

Nông lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp – xây dựng

53

Bảng 3.11: Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình qua các năm 2001 – 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 100

Công nghiệp – xây

dựng % 9,5 15,9 16,2 18,4 18,9 18,7 19,7 Nông lâm nghiệp,

thủy sản % 75,2 59,3 59,1 56,0 54,2 53,5 52,3 Dịch vụ % 15,3 24,8 24,7 25,6 26,9 27,8 28,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình; Kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV (giai đoạn 2005 - 2010)

3.4.1.2. Tăng trưởng kinh tế

Cùng với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, huyện Phú Bình cũng đã quy hoạch bố trí hợp lý nguồn tài nguyên đất đai sử dụng vào mục phi nông nghiệp, quy hoạch quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình phục vụ đời sống dân sinh, khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế xã hội.

Huyện hiện có 3 khu và cụ m công nghiệp trong đó : 1 khu công nghiệp lớn là Điềm Thụy diện tích 350 ha, đang được xây dựng , Cụm công nghiệp Kha Sơn với diện tích 8,2ha đã đi vào hoạt đông giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động người địa phương . Dự án khu công nghiệp Bình Yên đang triển khai các bước quy hoạch và giải phóng mặt bằng để cho các doanh nghiệp thuê đất theo quy hoạch.

Các công trình thủy lợi được bố trí quỹ đất để đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp đã cơ bản bảo vệ được diện tích đất nông nghiệp, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế, giá trị tổng sản phẩm (GDP) của huyện theo hướng đi lên.

54

Bảng 3.12: So sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 So sánh 2005 với 2001 So sánh 2010 với 2005 So sánh 2010 với 2001

Nông - lâm nghiệp -

thủy sản 274.654 536.320 1.268.674 + 261.666 + 732.354 + 994.020 Công nghiệp và xây dựng 34.697 107.374 249.150 + 72.677 + 141.776 + 214.453 Thương mại và dịch vụ 55.881 168.505 353.650 + 112.624 + 185.145 + 297.769

Tổng sản phẩm

trong huyện (GDP) 365.232 812.199 1.871.454 + 446.967 + 1.059.275 + 1.506.242

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình)

Năm 2001, giá trị tổng sản phẩm (GDP) của huyện đạt 365.232 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.871.454 triệu đồng, trong đó:

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng với giá trị tương đối, năm 2010 đạt 249.150 triệu đồng tăng 214.453 triệu đồng so với năm 2001. Giai đoạn 2005 – 2010 tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001-2005.

- Giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ tăng 297.796 triệu đồng (năm 2001 đạt 55.881 triệu đồng, năm 2010 đạt 353.650 triệu đồng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng lớn nhất. Giai đoạn 2005 – 2010 tăng 732.353 triệu đồng, giai đoạn 2001 – 2005 tăng 261.666 triệu đồng. Nhưng chủ yếu vẫn là giá trị ngành nông nghiệp, giá trị ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 23,8% tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, cụ thể:

+ Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 501.751 triệu đồng (giai đoạn 2005 – 2010 tăng chiếm 72%). Trong đó giá trị cây lương thực tăng 338.074 triệu đồng, cây ăn quả tăng 84.401 triệu đồng, cây rau đậu tăng 45.243 triệu đồng, cây công nghiệp tăng 25.368 triệu đồng, giá trị sản xuất các loại cây nông nghiệp khác tăng 1.665 triệu đồng và chăn nuôi tăng 384.181 triệu đồng.

55

Bảng 3.13: GTSX, cơ cấu của ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010

Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu (%)

Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu (%)

Giá trị

(triệu đồng) Cơ cấu (%)

Tổng GTSX

(giá trị hiện hành) 274.654 100 536.320 100 1.268.674 100

1. Trồng trọt 175.748 63,98 279.856 52,18 677.499 53,40

- Cây lương thực 98.147 180.408 436.221 - Cây công nghiệp 12.532 19.606 35.900 - Cây ăn quả 33.681 64.027 122.082 - Cây rau, đậu 35.848 15.815 81.091

- Cây khác 540 2.205

2. Chăn nuôi 97.497 35,49 252.518 47,08 481.678 37,97

3. Lâm nghiệp 10.778 0,85

4. Thủy sản 46.280 3,65

5. Dịch vụ 1.409 0,53 3.946 0.74 52.439 4,13

Nguồn: Niên giám thống huyện Phú Bình

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt, huyện Phú Bình đã phá thế độc canh cây lúa và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hàng loạt các giống mới được gieo trồng trên đồng đất Phú Bình như: ngô lai Bioseed, CK 999, đậu tương DT 93, DT 99, lạc V6... Các giống lúa lai năng suất cao cũng được đưa vào thâm canh góp phần đưa năng suất lúa đạt từ 55 đến 60 tạ/ha, cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh.

3.4.1.3. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng

Sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Phú Bình cho thấy việc khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp được thực hiện tương đối tốt. Đồng thời, do có sự đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất, người dân đã biết áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, đưa các

56

giống cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính trên địa bàn đã tăng rõ rệt. Cụ thể:

* Biến động diện tích cây trồng:

Bảng 3.14: So sánh diện tích một số cây trồng chính trước và sau 10 năm thực hiện quy hoạch

Đơn vị tính: ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2010 So sánh năm 2010

với năm 2001 A. Cây lƣơng thực.

1. Lúa đông xuân. 4.136,8 5.039 + 902,2

2. Lúa mùa. 8.703 7.577 -1.126,0 3. Lúa hè thu. 605,2 - 605,2 4. Ngô. 1.772,1 3.063 + 1.290,9 5. Khoai lang. 3.222 1.938 - 1.284,0 6. Sắn. 812,0 1.043 + 231,0 7. Rau. 1.390 1.236 - 154,0 8. Khoai tây. 34,7 98,3 + 63,6

B. Cây công nghiệp.

1. Lạc. 1.146,0 1.438,0 + 292,0

2. Đậu tương. 509,0 308,0 - 201,0

3. Dứa. 10,0 - - 10,0

4. Chè. 20,0 104,0 84,0

C. Cây ăn quả. 1.484 3.053 1.569,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình)

- Diện tích lúa đông xuân tăng 902,2 ha (năm 2001 là 4.136,8 ha, năm 2010 là 5.039 ha; Diện tích lúa hè thu tăng 405,2 ha (năm 2001 là 650,2 ha, năm 2010 là 1.055,4 ha); Một số xã có diện tích lúa tăng lớn như: Bàn Đạt, Đồng Liên, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành . . . Tuy nhiên diện tích lúa mùa giảm mạnh 1.126 ha (năm 2001 là 8.703 ha, năm 2010 là 7.577 ha).

- Diện tích khoai lang năm 2010 là 1.938 ha, giảm 1.84 ha so với năm 2001. - Diện tích khoai tây năm 2010 là 98,3 ha, tăng 63, 6 ha so với năm 2001.

57

- Diện tích rau năm 2010 là 1.236 ha, giảm 154 ha so với năm 2001. - Diện tích cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như lạc, chè đều tăng: Diện tích lạc tăng 292,0 ha, chè tăng 84,0 ha, tập trung ở các xã như: Úc Kỳ, Nga My, Xuân Phương, Hà Châu . . .

- Một số cây trồng như đậu tương, dứa, khoai lang cho hiệu quả kinh tế thấp nên diện tích đều bị giảm. Cụ thể: Diện tích khoai lang năm 2010 là 1.938 ha, giảm 1.284 ha so với năm 2001. Tập trung ở một số xã như: Dương Thành, Thanh Ninh, Kha Sơn, Lương Phú, Tân Đức . . . Diện tích dứa năm 2001 là 10,0 ha, đến nay đã bị loại bỏ khỏi hệ thống cây trồng của huyện.

- Do trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên người dân đã chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp, cải tạo đất đồi núi chưa sử dụng sang trồng cây ăn quả. Do đó, diện tích đất trồng cây ăn quả tăng rất lớn 1.569 ha.

* Biến động năng xuất các loại cây trồng.

Bảng 3.15: So sánh năng xuất một số cây trồng chính trước và sau 10 năm thực hiện quy hoạch

Đơn vị tính: tạ/ha

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2010 2010 với 2001 So sánh năm

A. Cây lƣơng thực.

1. Lúa đông xuân. 43,48 49,64 + 6,16

2. Lúa mùa. 35,72 46,25 + 10,53 3. Lúa hè thu. 32,1 34,6 + 2,5 4. Ngô. 27,04 42,74 + 15,7 5. Khoai lang. 47,64 61,43 + 13,79 6. Sắn. 74,99 131,02 + 56,03 7. Rau. 80,52 109,39 + 28,87

B. Cây công nghiệp.

1. Lạc. 10,53 15,76 + 5,23

2. Đậu tương. 10,11 12,95 + 2,84

3. Chè. 43,0 67,05 + 24,05

C. Cây ăn quả. 51,3 94,7 + 43,4

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, năng xuất các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai lang; cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương; và cây ăn quả (vải, nhãn...) đều tăng. Cụ thể:

- Do người dân trồng giống lúa mới có năng xuất cao nên năng xuất cây lúa đã tăng lên đáng kể. Năng xuất lúa đông xuân tăng 6,16 tạ/ha (năm 2001 đạt 43,48 tạ/ha, năm 2010 đạt 49,64 tạ/ha), năng xuất lúa mùa tăng 10,53 tạ/ha (năm 2001 đạt 35,72 tạ/ha, năm 2010 đạt 46,25 tạ/ha), năng xuất lúa hè thu tăng 2,5 tạ/ha (năm 2001 đạt 32,1 tạ/ha, năm 2010 đạt 34,6 tạ/ha).

- Năng xuất cây ngô tăng 15,7 tạ/ha (năm 2001 đạt 27,04 tạ/ha, năm 2010 đạt 42,74 tạ/ha).

- Năng xuất khoai lang tăng từ 47,64 tạ/ha (năm 2001) lên 61,43 tạ/ha (năm 2010).

- Năng xuất rau tăng 80,52 tạ/ha (năm 2001) lên 109,39 tạ/ha (năm 2010).

- Năng xuất một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương đều tăng: Năng xuất cây lạc tăng 5,23 tạ/ha (năm 2001 đạt 10,53 tạ/ha, năm 2010 đạt 15,76 tạ/ha). Năng xuất đậu tương tăng 2,84 tạ/ha (năm 2001 đạt 10,11 tạ/ha, năm 2010 đạt 12,95 tạ/ha). Năng xuất chè tăng 24,05 tạ/ha (năm 2001 đạt 43 tạ/ha, năm 2010 đạt 67,05 tạ/ha).

Như vậy, sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai,

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 92)