Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 73)

Phú Bình là huyện trung du miền núi, địa hình của huyện không bằng phẳng, dốc từ Bắc xuống Nam, những vùng có độ dốc lớn hơn 80 chiếm 31,0% diện tích đất tự nhiên của huyện, về mùa hạ có mưa nhiều, lớn nên đất đai bị xói mòn mạnh, nhất là trên những vùng đồi núi trọc cây cối thưa thớt, vùng đồng ruộng bị nước quấn trôi đất màu. Do vậy trong quá trình khai thác sử dụng đất cần có các biện pháp giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất, tăng độ che phủ đất, bảo vệ nguồn nước, nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên. Trong những năm qua, do áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp đã đạt được một số hiệu quả về môi trường. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện giảm lớn (từ 664,89 ha năm 2001 xuống còn 77,37 ha năm 2010), diện tích đất này chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp, đặc biệt là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng đã được cải tạo để trồng rừng và trồng cây ăn quả chiếm một phần rất lớn. Điều đó cho thấy môi trường sinh thái của huyện đã được cải thiện rõ rệt, hạn chế được xói mòn và thoái hoá đất.

Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình, diện tích đất nông - lâm nghiệp của huyện đã tăng hơn phương án quy hoạch do người dân đã thực hiện tốt chủ trương của UBND huyện, tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp. Do đó, độ che phủ đất của huyện đã được nâng lên, năm 2001 độ che phủ đất là 13,7%, đến năm 2010 độ che phủ đất đạt 17,4%, tăng 3,7% so với năm 2001.

Đối với hệ thống thuỷ lợi: Do có sự đầu tư cải tạo tốt hệ thống thuỷ nông nội đồng, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ nên diện tích đất 3 vụ và 2 vụ đã tăng lên đáng kể (năm 2001 diện tích đất 3 vụ là 680,41 ha, diện tích đất 2 vụ là 2.686,46 ha; năm 2010 diện tích đất 3 vụ đạt 2.830,58 ha, diện tích đất 2 vụ đạt 3.827,24 ha). Một số diện tích trước đây bị hạn, không chủ động nguồn nước tưới nay đã thực hiện được giải pháp thâm canh, tăng vụ, diện tích bị ngập úng chuyển sang nuôi cá hoặc áp dụng mô hình kết hợp lúa - cá. Đối với các xã vùng trũng việc chuyển đất có mặt nước chưa sử dụng sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi cá không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

64

Đối với môi trường nước: Môi trường nước trên địa bàn huyện ít bị ô nhiễm, chất lượng nguồn nước ngầm khá tốt có thể khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân trong huyện. Nguồn nước mặt đã và đang được khai thác có hiệu quả cho việc sản xuất nông nghiệp, khoảng 50% - 55% diện tích đất canh tác đã được tưới tiêu chủ động.

Vấn đề bức xúc nhất về môi trường sinh thái hiện nay của huyện là nâng cao độ che phủ đất. Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn 77,37 ha (chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên), trong đó phần lớn là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Trên diện tích này, đất tiếp tục bị rửa trôi, xói mòn làm giảm tầng dày, giảm độ phì gây ra lũ lụt ở vùng trũng.

Để đất đai được màu mỡ, sử dụng cho hiệu quả cao, trong quá trình sử dụng đất cần có biện pháp hoàn trả chất dinh dưỡng cho đất như tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học và kiểm soát hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)