- Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu mạnh đối với đất nông nghiệp, xác định các vùng trọng điểm an ninh lương thực ở các xã Xuân Phương, Úc Kỳ, Hà
65
Châu, Nga My, Nhã Lộng, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh . . . đảm bảo năng xuất và cây trồng hàng năm ổn định.
- Quy hoạch phát triển các tiểu vùng tập trung chuyên canh, từ đó thu hút các nhà kinh doanh thương mại và chế biến nông sản, tăng cường khả năng tiêu thụ nông sản hàng hóa cho các chủ trang trại và chủ hộ. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Quy hoạch chuyển đổi các vườn cây lâu năm thành các vườn cây sản xuất hành hóa theo hướng nâng cao chất lượng, tham gia chế biến, xuất khẩu.
+) Vùng 1: Tiếp tục quy hoạch đất sử dụng phát triển cây lương thực, thực phẩm, thâm canh tăng vụ. Chăn nuôi đại gia súc, phát triển ổn định đàn trâu bò; Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Bảo vệ, tu bổ, khai thác và trồng rừng hàng năm; Phát triển mô hình nông lâm kết hợp theo hình thức vườn đồi.
+) Vùng 2: Sử dụng đầu tư cây lương thực, cây thực phẩm hàng hóa, thâm canh tăng vụ; chăn nuôi gia súc, gia cẩm, thủy sản; Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, chuyển đổi rừng; Phát triển mô hình nông lâm ứng dụng công nghệ cao; Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+) Vùng 3: Phát triển cây lương thực, cây thực phẩm hàng hóa, thâm canh tăng vụ; chăn nuôi địa gi súc, gia cẩm, thủy sản; Chuyển đổi khai thác rừng và trồng mới cây nguyên liệu; Cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả lâu năm; Phát triển tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề; chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế nông nghiệp của các vùng.