Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

Nông nghiệp là nguồn thu chính của nhân dân trong huyện, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 14.162,39 ha. Hiện nay, nông nghiệp của huyện chủ yếu phát triển cây rau màu, cây lương thực, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

42

- Sản xuất nông nghiệp: Tổng GTSX của ngành nông nghiệp trong những năm qua biến động theo xu hướng tăng (từ 274.654 triệu đồng năm 2001, lên 536.320 triệu đồng năm 2005, lên 1.268.674 triệu đồng năm 2010). Trong đó, trồng trọt theo hướng mở rộng cây trồng có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, na, xoài ở các xã miền núi và các xã ven sông, cây hoa màu, đậu, lạc, ngô. Chăn nuôi trong những năm qua đã được quan tâm, đầu tư về số lượng và chất lượng; các chương trình nạc hóa đàn lợn, nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp.

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phú Bình giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt 175.748 279.856 329.029 349.421 531.430 554.700 677.499 Chăn nuôi 98.645 252.518 280.379 246.374 381.796 425.713 481.678 Lâm nghiệp 10.242 11.090 11.607 10.778 Thủy sản 17.223 25.092 30.258 46.280 Dịch vụ 441 3.946 7.608 21.354 25.536 45.471 52.439 Tổng 274.654 536.320 617.016 644.614 974.944 1.067.749 1.268.674

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình

* Trồng Trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt 73.145 tấn, bình quân hàng năm là 71.522 tấn bằng 96,65% mục tiêu đề ra là 74.000 tấn; bình quân lương thực đầu người 529 kg/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2010 đạt 71 triệu đồng /ha.

* Chăn nuôi: Tính đến ngày 1/4/2010 tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng. Đa số các hộ chăn nuôi đều mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đáng kể kinh tế gia đình trong việc phát triển chăn nuôi. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2010 là 15.434 tấn, gấp 2 lần năm 2001.

43

* Lâm nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồi rừng trong 5 năm qua toàn huyện đã trồng mới đạt 1.144 ha, bình quân hàng năm trồng đạt 228 ha đạt 136,5% kế hoạch được giao 200 ha /năm.

* Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 là 465,17 ha, sản lượng năm 2010 đạt 1.649 tấn, năng suất đạt 27,95 tạ/ha. Sản lượng bình quân hàng năm đạt 1.160 tấn bằng 145% chỉ tiêu đề ra là 800 tấn

3.2.4. Đánh giá chung

- Nền kinh tế đã có sự chuyển dịch hợp lý, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ . . . giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh. Cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế có bước chuyển biến tích cực, đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

- Diện tích cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, ngô, khoai, đỗ tương có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng trong những năm tới.

- Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn, tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác triệt để. Khả năng tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện không còn nhiều. Những năm tới, nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của huyện. việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn chậm, tập quán canh tác còn lạc hậu, manh mún, năng suất và hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp nói chung còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đầu ra của sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

- Để phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững thì huyện cần xây dựng quy hoạch nông nghiệp, khoanh lại vùng sản xuất trên cơ sở nghiên cứu điều kiện và tiềm năng đất đai cũng như xu hướng phát triển. Tuy nhiên, cùng với các chính sách đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, từng bước đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng... cho thấy trong tương lai sẽ là một sức ép lớn tới nhu cầu sử dụng đất đai của huyện. Đây là những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất đai phải đáp ứng.

44

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)