Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 92)

Trong quá trình sử dụng đất, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông - lâm sản nhất định.

17

Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người nông dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.3. Một số định hƣớng phát triển nền nông nghiệp

Trong thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 54,2% lực lượng lao động cả nước, đảm bảo đời sống cho 70% dân số, giữ gìn và bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường sinh thái. Đứng trước những cơ hội cũng như thử thách mới, ngành nông nghiệp đã xác định rõ: tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phấn đấu xây dựng nhiều cánh đồng, trang trại, hộ nông dân đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp tăng 3,5%, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 40 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD. Để khuyến khích sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, Chính phủ ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó 10 năm tới ngành sản xuất nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

* Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

* Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh cây có dầu (lạc, đậu tương, vừng, hướng dương . . .) để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi (dâu tằm, bông . . .) gắn với ngành ươm tơ dệt lụa.

* Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao, tập trung phát triển cà phê, chè sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền trung, diện tích cây cao su. Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm mủ từ cao su, gỗ cao su.

18

* Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: Các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long… gắn với công nghiệp chế biến.

* Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể là phát triển các loại tre trúc, keo thông, các loại bạch đàn… làm nguyên liệu cho phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất gỗ ván nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, thủ công mỹ nghệ… Phát triển các loại quế hồi… các loại cây quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lat, pơmu, tếch… các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ để làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

* Về chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng và năng suất sữa. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà vịt ngan.

* Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Đồng thời phát triển mạnh nuôi các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác (Bộ NN & PTNT (2005) [3].

Ở Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp: năm 1990 - 1992 tăng 4,21%, GTSX nông nghiệp tăng 5,83%, trong đó trồng trọt tăng 5,88%, chăn nuôi tăng 5,98%. Năm 2000, cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp (tính theo giá hiện hành) cho thấy: ngành trồng trọt chiếm 79,39%, chăn nuôi chiếm 18,22%, dịch vụ chiếm 2,39%. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt năm 2000 (tính theo giá cố định 1994) cây lương thực chiếm 63,7%, cây rau đậu chiếm 7,3%, cây công nghiệp chiếm 20,5% và cây ăn quả chiếm 7,5%. Mặt khác, cơ cấu mùa vụ nhiều vùng đã có sự chuyển đổi, đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (Vũ Thị Thanh Tâm (2007) [25].

19

1.4. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Từ thời kỳ phong kiến, các triều đại Vua chúa nước ta đã thực hiện đạc điền, phân hạng đất theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả về số lượng và chất lượng. Năm 1092, nhà Lý lần đầu tiên đã tiến hành đạc điền, lập điền bạ, đánh thuế ruộng đất. Thời nhà Lê vào thế kỷ XV, ruộng đất đã được phân chia tứ hạng điền (nhất đẳng điền, nhị đẳng điền, tam đẳng điền và tứ đẳng điền) nhằm phục vụ cho chính sách quản điền và tô thuế. Trong thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, việc nghiên cứu đánh giá đất đã được tiến hành ở những vùng đất đai phì nhiêu, những vùng đất có khả năng khai phá với mục đích xác định tiềm năng sử dụng để lựa chọn đất lập đồn điền .

Năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tổ chức Hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái, phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết đánh giá việc ứng dụng quy trình đánh giá đất của F.A.O vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để sử dụng kết quả đánh giá đất vào công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.

Đánh giá đất của F.A.O gồm 9 bước được vận dụng trong đánh giá đất đai từ các địa phương đến các vùng, miền trong toàn quốc. Những công trình nghiên cứu được triển khai ở những vùng sinh thái lớn có đóng góp rất nhiều của các nhà nghiên cứu như:

+ Vùng đồi núi Tây Bắc và Trung du phía Bắc có Lê Duy Thước (1992), Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt (1995). Các tác giả có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng.

+ Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995); Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Nguyễn Đình Hà (1992-1993); Đỗ Nguyên Hải (1999). Trong chương trình nghiên cứu vận dụng phương pháp đánh giá đất của F.A.O thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:250.000 cho phép đánh giá mức độ tổng hợp phục vụ quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng.

20

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010 là "Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nền nông nghiệp sinh thái". Thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, tăng nhanh nông sản hàng hoá, tăng cường xuất khẩu nâng cao đời sống nông dân và xây dựng nông thôn míi.

Phương pháp đánh giá đất của F.A.O đã được các nhà khoa học đất Việt Nam bước đầu vận dụng thử nghiệm và đã có những kết quả đóng góp để hoàn thiện từng bước. Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư.

Thực tế trong những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông - lâm nghiệp. Việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo giống cây trồng mới có năng xuất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi, thực hiện thâm canh toàn diện, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Trong nghiên cứu hệ thống sử dụng đất và các yếu tố sinh thái nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các vùng sinh thái của cả nước. Những công trình nghiên cứu về sử dụng đất chung trên phạm vi cả nước với quan điểm này gồm: "Hệ sinh thái nông nghiệp" (Đào Thế Tuấn, 1984); "Khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới" (Tôn Thất Chiểu, 1992); "Chiến lược sử dụng, bảo vệ, bồi dưỡng đất đai và môi trường" (Nguyễn Vy, 1992).

21

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất sản xuất nông nghiệp và phương án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2010 cùng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Phú Bình. Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc 3 vùng, số hộ điều tra là 48 hộ theo phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp.

+ Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy tại 2 thời điểm 2001 và 2010 về diện tích đất đai, diện tích cây trồng và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Đánh giá biến động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Phú Bình.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Phú Bình.

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi trong quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp của huyện.

22

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính...

- Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nông hộ. Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ, mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

- Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel thông qua máy vi tính.

2.3.3. Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân.

Phương pháp này được sử dụng để điều tra phỏng vấn nông hộ được chọn tại xã điển hình theo mẫu phiếu điều tra nhằm đánh giá đúng đắn, chính xác, có cơ sở thực tế hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình.

2.3.4. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, bản đồ.

- Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ được ứng dụng để thể hiện các kết quả nghiên cứu thông qua bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, năm 2010 của huyện Phú Bình.

- Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện một số kết quả nghiên cứu.

2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:

23

*) Hiệu quả kinh tế.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. - Diện tích, năng xuất và sản lượng cây trồng.

- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (so sánh giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích trước và sau 10 năm thực hiện quy hoạch).

Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX - CPTG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CPTG là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

*) Hiệu quả xã hội.

- Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập. - Đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm.

- Trình độ dân trí, hiểu biết xã hội.

- Phù hợp với năng lực của nông hộ: về đất đai, vốn, kỹ thuật... - Được cộng đồng chấp nhận (phù hợp với tập quán địa phương).

Vũ Thị Bình (1993) [23]. *) Hiệu quả môi trường.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường trong quá trình sử dụng đất nông - lâm nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua một số chỉ tiêu như sau:

- Tăng độ che phủ đất.

- Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất. - Bảo vệ nguồn nước.

24

Sơ đồ các bước tiến hành thực hiện đề tài

Điều tra nông hộ Xác định mục tiêu nghiên cứu

Những nghiên cứu về lý luận đánh giá hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp

Điều tra tình hình cơ bản của huyện

Chọn xã điều tra

Thu thập tài liệu bản đồ

- Điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hội - Đặc điểm về đất - Hiện trạng sử dụng đất - Thực trạng phát triển nông - lâm nghiệp Cơ sở lý luận của đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông -lâm nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả môi trường - Bản đồ HTSDĐ năm 2000, 2010 - Bản đồ thổ nhưỡng Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và huyện

Tham khảo ‎ kiến

- Lãnh đạo địa phương - Các chuyên gia

- Những điển hình sản xuất giỏi

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 92)