- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Đánh giá biến động trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Phú Bình.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Phú Bình.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi trong quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp của huyện.
22
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính...
- Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nông hộ. Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ, mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu
- Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel thông qua máy vi tính.
2.3.3. Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân.
Phương pháp này được sử dụng để điều tra phỏng vấn nông hộ được chọn tại xã điển hình theo mẫu phiếu điều tra nhằm đánh giá đúng đắn, chính xác, có cơ sở thực tế hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình.
2.3.4. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, bản đồ.
- Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ được ứng dụng để thể hiện các kết quả nghiên cứu thông qua bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, năm 2010 của huyện Phú Bình.
- Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện một số kết quả nghiên cứu.
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:
23
*) Hiệu quả kinh tế.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. - Diện tích, năng xuất và sản lượng cây trồng.
- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (so sánh giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích trước và sau 10 năm thực hiện quy hoạch).
Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
CPTG là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
*) Hiệu quả xã hội.
- Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập. - Đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm.
- Trình độ dân trí, hiểu biết xã hội.
- Phù hợp với năng lực của nông hộ: về đất đai, vốn, kỹ thuật... - Được cộng đồng chấp nhận (phù hợp với tập quán địa phương).
Vũ Thị Bình (1993) [23]. *) Hiệu quả môi trường.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường trong quá trình sử dụng đất nông - lâm nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua một số chỉ tiêu như sau:
- Tăng độ che phủ đất.
- Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất. - Bảo vệ nguồn nước.
24
Sơ đồ các bước tiến hành thực hiện đề tài
Điều tra nông hộ Xác định mục tiêu nghiên cứu
Những nghiên cứu về lý luận đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
Điều tra tình hình cơ bản của huyện
Chọn xã điều tra
Thu thập tài liệu bản đồ
- Điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hội - Đặc điểm về đất - Hiện trạng sử dụng đất - Thực trạng phát triển nông - lâm nghiệp Cơ sở lý luận của đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông -lâm nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả môi trường - Bản đồ HTSDĐ năm 2000, 2010 - Bản đồ thổ nhưỡng Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và huyện
Tham khảo kiến
- Lãnh đạo địa phương - Các chuyên gia
- Những điển hình sản xuất giỏi
Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi trong quy hoạch sử dụng
25
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện Phú Bình cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 25km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, có vị trí địa lý như sau:
Từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc . Từ 105051’30’’ đến 106003’10’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang; - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và thành Phố Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang; - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên;
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm: (20 xã và 01 thị trấn) được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng kênh hồ Núi Cốc, vùng máng Sông Đào. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,71km2, dân số là 149.021 người. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.1.1.2. Địa hình
a. Địa hình: Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 nhóm cảnh quan chính: - Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố ở phía Nam và Đông - Nam của huyện, chủ yếu thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 20 30m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân
26
Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn.
- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi: Nhóm cảnh quan này đặc trưng cho địa hình miền núi, cảnh quan gò đồi thấp dạng bát úp với độ cao 50 70m, một số núi cao, đỉnh hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100 125m, chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình và huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã niền núi như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn.
Một số cảnh quan địa hình nhân tác nằm trong nhóm cảnh quan địa hình gò đồi tạo bởi việc xây dựng các hồ đập nhân tạo giữ nước, tạo lên các hồ lớn như: Hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, hồ Hố Cùng ... cảnh quan nhân tác khá đẹp có thể khai thác cho du lịch sinh thái, nơi nghỉ dưỡng;
b. Độ dốc: Độ dốc trung bình địa hình có 4 bậc độ dốc chính là: < 8o, từ 8o - 15o, từ 15 o - 25 o, và > 25 o. Độ dốc trung bình địa hình bậc I < 8 o chiếm khoảng 67,57% diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở các cánh đồng lúa, lúa màu khu đân cư dọc theo thung lũng, chiền sông. Độ dốc trung bình địa hình bậc II từ 8 o
- 15 o chiếm khoảng 16,41% diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu là đất ruộng lúa, ruộng màu, khu dân cư gần các vùng gò đồi thấp. Độ dốc trung bình bậc III từ 15 o
- 25 o chiếm khoảng 14,25 % diện tích đất tự nhiên của huyện, bao gồm các khu vực gò đồi thấp, một số diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên, đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. Độ dốc địa hình trung bình bậc IV > 25 o
chiếm khoảng 1,77%, phân bố thuộc khu vực đồi núi cao, các sườn dốc, các khe suối, diện tích phân bố tập trung trên các vùng núi phía Đông, Đông - Bắc của huyện.
c. Địa mạo, địa chất: Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao.
27
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết.
Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè (mùa mưa) có gió đông nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông (mùa khô) có gió mùa đông bắc thời tiết hanh khô.
a. Chế độ gió: Chế độ gió có các loại gió mùa như sau:
Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm với tần xuất khá mạnh, phân bố tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, mang theo không khí lạnh, có những đợt rét đậm cục bộ từ 3- 5 ngày vào khoảng tháng 12 hàng năm. Gió mùa Đông Nam xuất hiện khoảng 16 lần trong năm, tập trung vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thường mang theo không khí mát mẻ, độ ẩm lớn. Gió mùa Tây Nam xuất hiện khoảng 3 lần trong năm, tập trung vào cuối năm, tần xuất yếu, thường mang theo không khí hanh, khô.
b. Nhiệt độ, độ ẩm:
Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện Phú Bình giao động khoảng 23,10C - 24,40C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là vào giữa tháng 6, tháng 7, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 01 là khoảng 11o
C, lạnh nhất có thể đến dưới 9o
C.
Độ ẩm không khí trung bình năm là khoảng 84,8 %, cao nhất là 80% - 90% vào các tháng mùa mưa (tháng 1, 2, 3), thấp nhất là 30% - 60% vào tháng (10, 11, 12)
c. Chế độ mưa: Tổng lượng mưa bình quân năm là 2332,3 mm; mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa mưa lượng mưa (350 - 400mm/ tháng), chiếm tới 70%-80% tổng lượng mưa (Tháng 6, 7, 8, 9). Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa khô (16,5 mm - 31,3 mm/ tháng) chỉ chiếm 20%- 30%, tổng lượng mưa tháng (10, 11, 12, 1). Mưa lớn kéo dài thường gây ngập úng cục bộ, mưa không đúng thời vụ lại ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mưa ít lại gây thiếu nước cho đồng ruộng. Đôi khi có mưa đá phá hoại cây trồng.
28
d. Chế độ nắng: Bình quân có 255 ngày có nắng trong một năm, số giờ nắng trung bình năm khoảng 1644 giờ, tập trung cao nhất vào các tháng mùa nóng (Tháng 5, 6, 7, 8). Các tháng có số giờ nắng thấp vào mùa mưa (tháng 10, 11, 12).
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Phú Bình có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông
Đào (sông Máng). Sông Cầu có lưu lượng nước mùa mưa là 3.500 m3
/s, mùa khô là 7,5 m3/s. Chảy qua địa phận các xã Đồng Liên, Đào Xá, Thượng Đình, Nhã Lộng, Xuân Phương, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, chảy về Bắc Giang. Đây cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất trong khu vực. Sông Đào (sông Máng) nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu tổng dài khoảng 53 km, được xây dựng từ năm 1936, chảy qua địa bàn huyện Phú Bình.
Phú Bình có 2 hệ thống kênh mương chính: Hệ thống sông Đào nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã nằm ở phía Đông Nam của huyện. Hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc cung cấp nước tưới cho các xã phía tây của huyện.
Ngoài ra còn có các công trình thuỷ nông hồ đập chứa nước tưới cho các xã vùng núi Đông - Bắc huyện Phú Bình địa hình cao thấp không đều, mặt ruộng cao hơn mặt nước sông Máng, đó là hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, Tân Kim, hồ Làng Ngò, Đập Hố Cùng . . .
3.1.1.5. Đặc điểm về đất đai
Đất đai trên địa bàn huyện có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 4 nhóm chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất cát, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (theo tài liệu thổ nhưỡng Thái Nguyên và huyện Phú Bình ):
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có diện tích khoảng 3484,8 ha, chiếm khoảng 13,84% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã ven sông Cầu như Xuân Phương, Úc Kỳ, Nhã Lộng, Nga My, Hà Châu, một phần của các xã: Bảo Lý, Đào Xá, Đồng Liên. Nhìn chung nhóm đất phù sa có tầng đất mặt khá dày, độ phì tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm ăn quả, song cần đầu tư thuỷ lợi, cải
29
tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ngập úng khi mưa lũ lớn hoặc các khu vực chân ruộng cao khó tưới.
- Nhóm đất cát: Đất cát sông Cầu có diện tích khoảng 12,20 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất dốc tụ (đất thung lũng dốc tụ) gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc mầu, đất dốc tụ trồng lúa nước bạc mầu, đất thung lũng không trồng lúa nước. Có diện tích khoảng 6.134 ha chiếm 24,4 % diện tích tự nhiên. Nhóm đất dốc tụ có tầng dày, độ phì tốt, thích hợp với các loại cây màu, các cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi
- Nhóm đất nâu vàng đỏ vàng (Đại diện cho đất khu vực gò đồi): Có diện tích khảng 15.305 haC, chiếm 60,8 % diện tích tự nhiên của huyện. Nhóm đất đỏ vàng, nâu vàng thích hợp với các cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá chàm. Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, như chè, vải, nhãn ...
3.1.1.6 Các tài nguyên khác
a. Tài nguyên đất
Theo số liệu tổng liểm kê đất đai năm 2010, tài nguyên đất của huyện Phú Bình có tổng diện tích là 25.171,49 ha. Chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353.101,67 ha). Bao gồm có 3 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích 20.849,83 ha, chiếm 82,83 % diện tích tự nhiên của huyện.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.244,29 ha, chiếm 16,86 % diện tích tự nhiên của huyện.
- Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích 77,37 ha chiếm 0,31% diện tích tự nhiên của huyện.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho huyện Phú Bình chủ yếu nước của sông Cầu, sông Đào và các suối, hồ đập. Trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của huyện.
30
Ngoài ra còn nước ngầm được phân bố chủ yếu dọc theo các thung lũng, ở độ sâu trung bình từ 4 đến 8 mét, một số khu vực đồi núi từ 10 đến 20m. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu