8. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch
giáo dục“ Luật cán bộ, công chức” ở các cấp quản lý giáo dục
Xây dựng kế hoạch là một trong những chức năng rất quan trọng của hoạt động quản lý. Trên cơ sở phân tích thực trạng những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, đặc biệt là những tồn tại của công tác này, để vạch ra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý Giáo dục Luật cán bộ công chức hiệu quả.
* Mục tiêu biện pháp:
Xây dựng kế hoạch cụ thể có tính khả thi, tính hiệu quả cao và tổ chức thực hiện kế hoạch của Nhà quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục Luật cán bộ công chức cho cán bộ quản lý, công chức trong Ngành Giáo dục và Đạo tạo ở Thái Nguyên.
* Nội dung biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch từng năm, từng tháng về quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục Luật cán bộ công chức nói riêng.
- Xây dựng kế hoạch quản lý Giáo dục Luật cán bộ công chức cho cán bộ quản lý giáo dục trên cơ sở kế hoạch tổng thể của Ngành, của đơn vị, làm sao cho phù hợp, kế hoạch cho từng tổ chức, cá nhân và theo từng thời gian cụ thể trong từng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tổ chức triển khai kế hoạch của các bộ phận cá nhân liên quan, sắp xếp và điều hành bộ máy. Kế hoạch phải được triển khai từng bước cụ thể, theo dõi điều chỉnh linh hoạt, tránh máy móc hình thức, tùy tiện.
- Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của Ngành của địa phương đơn vị, năng lực của cán bộ công chức.
* Cách thức tiến hành biện pháp:
- Từ chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện khách quan, chủ quan, thời cơ thách thức…tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý, sau đó lấy ý kiến đống góp của các tổ chức, cá nhân trong Cơ quan, đơn vị để hoàn chỉnh và thông qua kế hoạch.
- Sắp xếp bộ máy đúng người đúng việc qui định chức năng nhiệm cụ quyền hạn rõ ràng, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tổ chức, nguồn lực.
- Trên cơ sở kế hoạch chung của Ngành, các đơn vị cấp cơ sở cần xây dựng kế hoạch cho riêng cho đơn vị mình, mỗi cán bộ công chức cần có kế hoạch tự tu dưỡng học tập, rèn luyện và đăng ký các chỉ tiêu thi đua về thực hiện Luật.
3.3.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa các cơ quan quản lý giáo dục với các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật, cơ quan thông tin đại chúng.
* Mục tiêu biện pháp: Sự phối hợp giữa Ngành Giáo dục và Đào tạo với Chính quyền và các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội (Sở Tư pháp, trường chính trị, Sở Nội vụ…) để tăng cường sức mạnh tổng hợp, toàn diện trong hoạt động giáo dục và quản lý Giáo dục “Luật Cán bộ, công chức”.
Trong công tác phối hợp phải xác định được cơ chế, chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan nhằm thống nhất về mục tiêu, chương trình, nội dung thực hiện Giáo dục, quản lý giáo dục Pháp luật nói chung, Luật cán bộ công chức nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nội dung biện pháp:
- Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan trong phối hợp thực hiện giáo dục Pháp luật và “Luật cán bộ, công chức”.
- Cấp ủy, Ủy Ban Nhân dân các cấp cần ban hành các văn bản pháp quy chỉ đạo và có cơ chế cho việc tổ chức giáo dục, thực hiện “Luật cán bộ, công chức”; chỉ đạo các Ngành tư pháp, Nội vụ, hệ thống trường chính trị trong tỉnh có hướng dẫn cơ sở trong tổ chức triển khai, thực hiện Luật, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục Pháp Luật trên địa bàn.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo cần có sự chủ động trong công tác phối hợp với các cơ quan Tư pháp, Nội vụ và chính quyền địa phương trong từng giai đoạn, từng hoạt động cụ thể triển khai thực hiện “Luật cán bộ, công chức”.
- Tăng cường hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức. Sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan, các tổ chức trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức sẽ giúp cho cán bộ, công chức trong tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận với pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.
* Cách thức tiến hành:
- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch hoặc (ký kết liên tịch), phối hợp giữa ngành GD&ĐT với chính quyền địa phương và các cơ quan tư pháp, cơ quan Nội vụ cơ quan truyền thông trong địa bàn…
- Phân công cụ thể người theo dõi, phụ trách công việc, định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động, công tác của cán bộ công chức trong thực hiện “Luật cán bộ, công chức” để kịp thời nhắc nhở, khắc phục những hạn chế yếu kém, xử lý vi phạm (nếu có)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.4. Biện pháp 4: Cần tiếp tục rà soát lại việc quản lý Giáo dục và thực hiện nghiêm “ Luật cán bộ, công chức” ở các cấp quản lý giáo dục. hiện nghiêm “ Luật cán bộ, công chức” ở các cấp quản lý giáo dục.
* Mục tiêu biện pháp:
Việc rà soát quản lý giáo dục và thực hiện Luật cán bộ, công chức ở các cấp quản lý giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ công chức trong Ngành giáo dục và đào tạo trong sạch, có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Bên cạnh việc thực hiện Luật và các quy định hiện hành còn phù hợp, nhằm đổi mới phương thức và cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ và cải cách chế độ công vụ, công chức.
* Nội dung biện pháp:
Nội dung cụ thể những vấn đề cần quan tâm rà soát trong việc quản lý Giáo dục và thực hiện Luật cán bộ, công chức là:
- Về quản lý cán bộ, quản lý công chức:
+ Bảo đảm tính thống nhất trong quản lý cán bộ, công chức, các quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về công chức và các quy định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, đãi ngộ, thôi việc, nghỉ hưu...
+ Thực hiện đổi mới công tác quản lý công chức, cần xác định số lượng biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, thi nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ CBCC phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công chức.
+ Đối với đặc điểm hoạt động và thực thi công vụ: về nội dung đánh giá cán bộ, cần tập trung vào phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đổi mới theo hướng: việc đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
- Về quản lý biên chế, tổ chức tuyển dụng và nâng ngạch công chức:
Phải thay đổi theo hướng dựa trên tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, mô tả công việc và xây dựng cơ cấu công chức.
+ Về tuyển dụng: cùng với việc giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành và địa phương, xây dựng cụ thể bổ sung quy định cho ngành và địa phương có trách nhiệm thực hiện việc phân cấp tuyển dụng công chức cho các cơ quan thuộc quyền quản lý.
+ Về nâng ngạch: phải qua kỳ thi và thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn người giỏi hơn; không hạn chế số người đăng ký, không quy định thâm niên giữ ngạch và hệ số lương…
- Về việc sử dụng công chức: việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được đổi mới theo hướng đào tạo căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Các nội dung quy định liên quan đến bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức chỉ có ở các văn bản dưới luật nay được đưa vào Luật, đã khẳng định thêm giá trị pháp lý của các quy định này.
Việc đánh giá đối với công chức có thêm một số nội dung mang tính cụ thể hơn so với cán bộ như tiến độ và tinh thần phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ nhân dân.
- Với Công tác khen thưởng và kỷ luật CBCC: đối với CBCC có thành tích trong thực thi công vụ vẫn được khen thưởng theo quy định hiện hành; có 6 hình thức kỷ luật đối với công chức, trong đó không còn hình thức hạ ngạch và bổ sung thêm hình thức giáng chức. Để nâng cao trách nhiệm của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đứng đầu các cơ quan, đơn vị và củng cố trật tự kỷ cương trong thực thi công vụ, Luật quy định thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
- Về giải quyết thôi việc và nghỉ hưu: qua công tác đánh giá hàng năm nếu CBCC bị phân loại là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ bố trí công tác khác hoặc giải quyết miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ (đối với cán bộ) hoặc giải quyết cho thôi việc (đối với công chức). Không kéo dài thời gian công tác đối với CBCC khi đến tuổi nghỉ hưu.
- Trong quy định về thanh tra công vụ: đây cũng là một nội dung hoàn toàn mới nhằm nâng cao trật tự, kỷ cương trong thực thi công vụ của CBCC, bảo đảm cho CBCC có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Phạm vi thanh tra công vụ được xác định rõ, gồm: thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC được phân công cho thanh tra bộ, thanh tra sở, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện thực hiện căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thanh tra việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý CBCC; đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ và các điều kiện bảo đảm hoạt động công vụ được phân công cho Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ thực hiện theo chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Về đạo đức, văn hoá giao tiếp của cán bộ, công chức: Luật cán bộ, công chức bổ sung thêm mục đạo đức, văn hoá giao tiếp của cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một nền công vụ phục vụ nhân dân, góp phần vào việc xây dựng văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công vụ. Luật cũng quy định cụ thể các chuẩn mực về đạo đức công vụ như đạo đức công chức, văn hóa giao tiếp trong công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân. bao gồm: Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Về văn hóa giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Trong giao tiếp với nhân dân, cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền.
Thực hiện tốt các nội dung thể hiện tại Luật CBCC là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và mọi người dân, góp phần xây dựng chế độ công vụ, công chức ở nước ta ngày một hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
* Cách tiến hành biện pháp:
- Lãnh đạo quản lý căn cứ vào các nội dung cần rà soát thực hiện quản lý cần thành lập ban chỉ đạo thực hiện và tổ thư ký, giúp việc tổng hợp kết quả rà soát.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc rà soát quản lý Giáo dục theo từng nội dung cụ thể.
- Việc rà soát phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ hằng năm; phát huy tinh thần tự đánh giá thực hiện Luật cán bộ công chức nhằm để các chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3.5 Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá cán bộ công chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện “ Luật cán bộ, công chức” và chỉ đạo thực hiện “ Luật cán bộ, công chức”
* Mục tiêu biện pháp: Nhằm đánh giá chính xác, cụ thể cán bộ quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý cán bộ công chức đảm bảo đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luật và đánh giá cán bộ công chức trong thực hiện Luật đặc biệt là đánh giá chất lượng cán bộ công chức về trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó giúp cho người cán bộ quản lý rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời giúp cho Cán bộ công chức thấy được mặt tích cực, hạn chế của bản thân để kịp thời sửa chữa phát huy.
* Nội dung biện pháp:
- Xây dựng nội dung, tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ quản lý và cán bộ công chức trong chỉ đạo và thực hiện Luật cán bộ công chức.
Đối với cán bộ quản lý cần tập trung đánh giá:
- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Trong việc thực hiện cơ chế chính sách cán bộ, công chức, trong việc tuyển dụng công chức.
- Thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
- Thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với cán bộ công chức cần tập trung đánh giá:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc, tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn