Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục “luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5 Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá cán bộ công chức

và chỉ đạo thực hiện “ Luật cán bộ, công chức”

* Mục tiêu biện pháp: Nhằm đánh giá chính xác, cụ thể cán bộ quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý cán bộ công chức đảm bảo đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luật và đánh giá cán bộ công chức trong thực hiện Luật đặc biệt là đánh giá chất lượng cán bộ công chức về trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó giúp cho người cán bộ quản lý rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đồng thời giúp cho Cán bộ công chức thấy được mặt tích cực, hạn chế của bản thân để kịp thời sửa chữa phát huy.

* Nội dung biện pháp:

- Xây dựng nội dung, tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ quản lý và cán bộ công chức trong chỉ đạo và thực hiện Luật cán bộ công chức.

Đối với cán bộ quản lý cần tập trung đánh giá:

- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

- Trong việc thực hiện cơ chế chính sách cán bộ, công chức, trong việc tuyển dụng công chức.

- Thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.

- Thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với cán bộ công chức cần tập trung đánh giá:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Cách tiến hành biện pháp:

- Lãnh đạo quản lý các cấp căn cứ vào các mục tiêu, nội dung của Luật cán bộ công chức, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định của Ngành Giáo dục và Đào tạo, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương để xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ quản lý và cán bộ công chức trong chỉ đạo và thực hiện Luật cán bộ công chức.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, cán bộ công chức, nhân viên đóng góp ý kiến về các nội dung, tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá.

- Căn cứ vào nhiều kênh thông tin, nhiều mặt, quá trình rèn luyện, học tập, lao động, công tác để đánh giá cán bộ công chức một cách dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, chính xác.

- Đánh giá cán bộ quản lý phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ (hàng tháng, quý, 6 tháng, năm); phát huy tinh thần tự đánh giá và đánh giá, tôn trọng ý kiến tập thể, cán nhân trong đánh giá cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục “luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)