Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục “luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1 Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của

quản lý về việc tăng cường quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp.

Tư tưởng nhận thức là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động Xã hội. Do đó việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả thực thi “Luật cán bộ, công chức”.

* Mục tiêu biện pháp: Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính chủ động của cán bộ quản lý, cán bộ, công chức trong toàn ngành giáo dục và đào tạo, làm cho mọi người thấy.

- Thứ nhất: Tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động quản lý Giáo dục Luật cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay, để cho cán bộ quản lý, công chức thay đổi thái độ trong thực hiện Luật cán bộ công chức.

- Thứ hai: để giúp cán bộ, công chức có cách tiếp cận mới đối thực hiện Luật cán bộ công chức.

- Thứ ba: để giúp cán bộ, công chức xây dựng niềm tin vào khả năng thích nghi và làm chủ sự thay đổi.

* Nội dung biện pháp:

Tùy theo từng đối tượng, vị trí công tác mà đề ra các nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho phù hợp để họ có ý thức và trách nhiệm cao trước công việc của mình.

- Đối với đảng viên: Học tập và thực hiện tốt các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà Nước về CBCC, công vụ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với Cán bộ quản lý: Triển khai tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ chủ quản và các Bộ, Ngành chức năng, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở nội vụ, các Ban ngành liên quan.

- Đối với cán bộ quản lý cơ sở :

+ Tích cực triển khai thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, tích cực vận động cán bộ công chức thực hiện Luật.

+ Cần có sự thống nhất trong kế hoạch, chuẩn bị các nội dung giáo dục và quản lý giáo dục sát với thực tiễn và phù hợp với từng đối tượng.

- Đối với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong Ngành cần Đa dạng hóa các hình thức, vận động thành viên tích cực tu dưỡng rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức và các hoạt động liên quan đến giáo dục Luật cán bộ công chức.

- Đối với cán bộ công chức, người lao động: Phải nâng cao ý thức trách nhiệm tự giác trong thực thi Luật, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong đạo đức, lối sống, trong từng hoạt động việc làm cụ thể.

* Cách thức tiến hành biện pháp:

- Triển khai tổ chức học tập Luật cán bộ công chức, chỉ thị , Nghị quyết, phổ biến các chủ trương chính sách mới đối với cán bộ công chức đến từng cán bộ đảng viên qua các buổi sinh hoạt, hội họp, học tập…

- Phát động phong trào trong cơ quan đơn vị, tự giác học tập, đọc tham khảo qua nhiều kênh thông tin như sách báo, truyền thanh truyền hình, internet…

- Tổ chức các cuộc hội thảo về hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục Luật Cán bộ công chức, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động quản lý giáo dục Luật.

- Tuyên truyền vận động thông qua các phong trào thi đua “nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng để trang bị một số vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục Luật cán bộ công chức cho CBCC, người lao động…

- Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quy mô của từng cơ quan, đơn vị cần xây dựng tủ sách pháp luật Để mọi cán bộ, công chức tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với thông tin pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tra tìm thông tin pháp luật. Chú ý trang bị cho tủ sách pháp luật các tài liệu tập hợp hóa, hệ thống hóa các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục “luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)