8. Cấu trúc luận văn
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp đều chỉ phù hợp với một điều kiện nhất định và đều chứa 2 mặt là những ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điểm và hạn chế. Do vậy khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý người ta thường phải vận dụng nhiều biện pháp phối hợp. Phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện… mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp. Trong những biện pháp trên, biện pháp "Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý về việc tăng cường quản lý giáo dục Luật cán bộ công chức cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo ở các cấp" có ý nghĩa tiên quyết. Vì nhận thức bao giờ cũng đi trước, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Biện pháp 2 mang tính quyết định đến thành công; Tuy nhiên đó mới chỉ là các kế hoạch, phương án được nêu ra và tổ chức thực hiện ở một phía. Biện pháp 3 và 4 là rất quan trọng vì nó bao hàm quá trình tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, công chức và các cơ quan quản lý giáo dục với các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật, cơ quan thông tin đại chúng, lực lượng xã hội trong việc phối hợp rà soát quá trình tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, nó đánh giá tính thực tiễn, tính hiệu quả của hoạt động quản lý giáo dục Luật. Khâu kiểm tra đánh giá và thưởng phạt nói lên kết quả và hiệu quả của quản lý, thông qua đó giúp nhà quản lý điều chỉnh cho phù hợp.
Mối quan hệ đó thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 3.1: Các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức”
Nâng cao nhận thức (1)
Xây dựng và triển khai kế hoạch (2) Phối hợp các lực lượng (3) Rà soát QT thực hiện (4) Đánh giá (5) Thưởng phạt (6)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn