Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục “Luật CBCC”

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục “luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục “Luật CBCC”

- Quản lý đánh giá thực hiện nội dung giáo dục Luật cho cán bộ công chức. - Quản lý đánh giá việc quản lý tổ chức bộ máy giáo dục pháp luật nói chung, Luật CBCC nói riêng cho Cán bộ công chức.

- Quản lý đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức - Quản lý việc thực hiện cơ chế chính sách Cán bộ công chức.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục “Luật CBCC” cho cán bộ, công chức bộ, công chức

Quản lý giáo dục “Luật CBCC” cho cán bộ công chức chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản như sau:

a. Các yếu tố khách quan

- Tình hình chính trị, KTXH địa phương; - Xu thế thời đại, trình độ dân trí….

- Điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, tài lực - Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. - Cơ chế chính sách từ Trung ương đến địa phương

- Mối quan hệ giữa Quản lý giáo dục “Luật CBCC” với giáo dục đạo đức, lòng tin và giá trị xã hội của pháp luật; thói quen xử sự trong các hoàn cảnh cụ thể theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

b. Các yếu tố chủ quan

- Tư tưởng nhận thức và ý thức trách nhiệm của các thành tố tham gia vào hoạt động quản lý giáo dục Luật CBCC: Cơ quan đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục, nhà quản lý, cán bộ công chức, các lực lượng xã hội khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác quản lý của chủ thể quản lý, Thái độ, hành động trong việc giáo dục Luật cán bộ công chức (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…)

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trong việc giáo dục Luật cán bộ công chức (sự năng động, tâm huyết, kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng hoạt động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…)

Quản lý giáo dục Luật CBCC” cho cán bộ công chức tuy có những nét đặc thù riêng, được đặt trong mối quan hệ chung được coi như một dạng giáo dục trong hệ thống giáo dục, có mối quan hệ khá mật thiết với các dạng giáo dục khác như: quản lý giáo dục chính trị, đạo đức, lao động, kinh tế... tác động tương hỗ một cách sâu sắc với giáo dục chính trị tư tưởng.

Như vậy, sự thống nhất giữa quản lý giáo dục Luật CBCC và giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức thể hiện ở hành vi của con người. Sự thống nhất đó đòi hỏi sự tác động tổng hợp của cả hai dạng giáo dục. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, các tổ chức chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội phải sử dụng đồng bộ các hình thức, các biện pháp của cả hai dạng giáo dục để bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau với mục đích hình thành các hành vi hợp pháp, hợp đạo đức ở các đối tượng được giáo dục.

Việc quản lý giáo dục pháp luật nói chung, quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý, công chức nói riêng chỉ có thể đạt được mục đích và hiệu quả trong mối quan hệ thống nhất, tổ hợp của cả hệ thống các hình thức giáo dục. Tất cả các dạng giáo dục phải được phối hợp và tiến hành thường xuyên trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

* Tiểu kết chƣơng 1:

Từ việc tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm cơ bản về công tác quản lý, quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” nói riêng, những nguyên tắc cơ bản trong quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giáo dục Pháp luật nói chung, “Luật cán bộ, công chức” nói riêng, đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng và việc vận dụng cho quản lý Giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.

Muốn quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý, công chức Ngành Giáo dục và Đào tạo ở Thái Nguyên đạt hiệu quả, cần nghiên cứu thực trạng quản lý và thực hiện “Luật cán bộ, công chức” ở một số cơ quan quản lý giáo dục các cấp của tỉnh, để từ đó đề xuất những biện pháp quản lý khả thi. Nhiệm vụ này sẽ được giải quyết tại chương 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục, cơ cấu tổ chức, số lƣợng cán bộ công chức, cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội của vùng trung du miền núi đông bắc; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống, là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 Trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;

Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong căn cứ địa cách mạng Việt Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm (1947-1954), Thái Nguyên là Thủ đô kháng chiến của cả nước, nơi Bác Hồ cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đặt đại bản doanh lãnh đạo kháng chiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước được các cấp uỷ đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả; Nền kinh tế có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,11%, cao hơn giai đoạn 2001 - 2005 là 2% và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. So với đầu nhiệm kỳ, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,71% lên 41,6%; khu vực dịch vụ tăng từ 35,08% lên 37,32%; khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản từ 26,21% xuống còn 21,08%.

Năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 17,4 triệu đồng (tương đương 950 USD), gấp 2,9 lần so với năm 2005 và gấp 6,1 lần so với năm 2000.

Thu ngân sách trên địa bàn có những chuyển biến tích cực, bình quân hàng năm tăng 23,1%, trong đó thu ngân sách trong cân đối tăng 27,4% . Dự ước thu ngân sách năm 2010 đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,83 lần; chi ngân sách địa phương đạt trên 4.600 tỷ đồng, tăng 2,65 lần so với đầu nhiệm kỳ. [9]

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư, phát triển; Văn hoá, xã hội được quan tâm đầu tư, từng bước phù hợp với phát triển kinh tế; Thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 11% (năm 2005 còn 26,85%) theo tiêu chí mới [9].

Giáo dục đào tạo phát triển cả về loại hình và quy mô, từng bước nâng dần chất lượng. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên đã chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực nhưng chưa thật vững chắc, một số chỉ tiêu đạt còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung của cả nước. Một số vấn đề bức xúc như tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông còn cao… Cải cách hành chính còn chậm và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác giáo dục pháp luật nói chung, “Luật cán bộ, công chức” nói riêng trong giai đoạn hiện nay còn nhiều điểm bất cập, chưa ngang tầm nhiệm vụ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trong đó công tác giáo dục pháp luật giữ một vai trò quan trọng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của thực thi pháp luật, những năm gần đây các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, trong đó có Ngành Giáo dục và đào tạo của tỉnh luôn quan tâm đến công tác giáo dục, thực hiện Luật, đặc biệt là công tác giáo dục và quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ, đảng viên được học tập các Luật, đưa việc học tập và thực thi pháp luật trở thành quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan từ tỉnh đến cơ sở trong công tác quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ công chức, cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên

Cán bộ quản lý các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo với số lượng như hiện nay cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý các đơn vị sự nghiệp của ngành.

Với số lượng đội ngũ như trên, toàn tỉnh cơ bản đủ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở giáo dục, đủ giáo viên để dạy đủ các môn học theo chương trình quy định, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Thống kê số cán bộ quản lý giáo dục và số lƣợng nhà giáo[26]

TT Cán bộ quản lý giáo dục các cấp Số lƣợng

1 Cán bộ quản lý nhà nước 186

2 Quản lý trường THPT 89

3 Quản lý trường THCS 367

4 Quản lý trường tiểu học 466

5 Quản lý trường mầm non 385

6 Quản lý các cơ sở giáo dục khác 43

7 Giáo viên đứng lớp 13.135

8 Nhân viên các loại 2463

Tổng số 15.841

2.1.3. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý, công chức ngành Giáo Dục và Đào tạo ở Thái Nguyên hiện nay

Bảng 2.2. Thống kê chuẩn hóa đội ngũ đến 30/6/2010 [26]

Bậc học Tổng số

Trên chuẩn Đạt chuẩn Dƣới chuẩn

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Mầm non 3562 1538 40,72 2239 59,28 0 0 Tiểu học 5296 4201 76,23 1310 23,77 0 0 THCS 4619 2803 54,15 2373 45,85 0 0 THPT 2200 253 11,50 1947 88,50 0 0 GDTX 161 14 8,70 147 91,30 0 0 KTTH-HN 85 5 5,88 80 94,12 0 0

Về trình độ của cán bộ, công chức Ngành giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, theo số liệu tổng hợp cho thấy:

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên của tỉnh ngày một nâng cao về trình độ chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý, trong ngành đã không còn giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên chưa đạt chuẩn đào tạo theo bậc học. Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo và nhân viên các loại theo quy định cũng đã được bố trí đủ theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục. Hiện nay cơ bản đáp ứng được sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

2.1.4. Đánh giá chung về đội ngũ CBCC ở Thái Nguyên a. Những ưu điểm cơ bản

+ Đội ngũ cán bộ, công chức, giáo viên nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đại bộ phận đã được rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm thực hiện thành công công cuộc đổi mới của đất nước.

+ Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng tương đối cơ bản vể trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật... tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm về quản lý nhà nước và quản lý giáo dục.

+ Đội ngũ cán bộ, công chức ở ngành giáo dục và đào tạo Thái Nguyên ở cấp càng cao thì yêu cầu "độ chín" càng lớn. Công tác cán bộ đã có sự kế thừa, sự chuyển giao một cách hợp lý, vững chắc giữa các thế hệ cán bộ, công chức, đảm bảo tính liên tục trong công tác quản lý nhà nước về ngành Giáo dục và Đào tạo.

b. Những hạn chế và yếu kém, bất cập

+ Đa số cán bộ quản lý chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, tính chuyên nghiệp thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn hạn chế.

+ Một bộ phận cán bộ, công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhà nước pháp luật. Cán bộ, công chức có trình độ, có năng lực tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên và các thị trấn có thu nhập cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Thu nhập của cán bộ quản lý giáo dục ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế.

2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật và thực trạng chấp hành “Luật cán bộ, công chức” của Cán bộ công chức, cán bộ quản lý Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục và thực hành pháp luật ở Thái Nguyên trong thời gian qua

a. Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể về giáo dục pháp luật

Các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đều xác định công tác giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang ở địa phương.

Công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cấp uỷ, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục “luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)