Các nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 25 - 28)

1.2. Các nghiên cứu về du lịch sinh thái cộng đồng và kinh nghiệm phát triển

1.2.1. Các nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới

- Nghiên cứu của các tác giả Kreg Lendberg và Donald E. Hawkins cùng các cộng sự về “Du lịch sinh thái: Hƣớng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý”. Tác giả đã phân tích những lý luận về khái niệm du lịch sinh thái, thị trƣờng và cơ cấu của ngành DLST, những khía cạnh kinh tế của DLST, những hƣớng mới trong ngành DLST, chiến lƣợc phát triển DLST, những phƣơng pháp tiếp cận mới về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, nguyên tắc và chiến lƣợc hoạch định quản lý tham quan DLST ở các khu bảo tồn. Nghiên cứu cũng giới thiệu một số mơ hình DLST ở các Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới, bài học kinh nghiệm từ

DLST ở một số quốc gia nhƣ Ecuado, Úc, Indonexia,…Nghiên cứu của Kreg Lendberg và Donald E. Hawkins cùng các cộng sự dƣờng nhƣ đã đề cập và làm rõ đƣợc tất cả các vấn đề về DLST, là nền tảng cho tất cả những ai muốn nghiên cứu và phát triển về DLST trên toàn thế giới. [4]

- Nghiên cứu của Akama, J. S năm 1996 trong cuốn sách “Quản lý du lịch” (Tourism Management), tập 17, chƣơng 8, viết về “Giá trị môi trƣờng ở phƣơng Tây và du lịch dựa vào thiên nhiên ở Kenya” (Western environmental values and nature-based tourism in Kenya). Kenya là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu ở Châu phi. Hầu hết du lịch của đất nƣớc dựa trên các điểm tham quan thiên nhiên. Khoảng 10% của cả nƣớc đã đƣợc dành cho việc bảo tồn động vật hoang dã và phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên. Nghiên cứu này đƣa ra một đánh giá lịch sử của giá trị môi trƣờng phƣơng Tây và làm thế nào những giá trị ảnh hƣởng đến bảo tồn động vật hoang dã và phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên ở Kenya. Ngồi ra, một phân tích so sánh thực hiện giữa các giá trị môi trƣờng phƣơng Tây và nhận thức môi trƣờng nông dân ở nông thôn. [5].

- Nghiên cứu của Megan Epler Wood - Chủ tịch Hội Du lịch sinh thái (TES) về “Du lịch sinh thái: Các nguyên tắc, thực hành và chính sách phát triển bền vững”, Ấn phẩm này đƣợc tổ chức UNEP xuất bản lần đầu tiên vào năm 2002, dự định nhƣ là một tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về du lịch sinh thái ở Quebec năm 2002. Tác giả đã đánh giá hiện trạng và xu hƣớng du lịch sinh thái trên toàn cầu, nêu bật những thành tựu, vai trị của DLST nhƣ một cơng cụ để bảo tồn Tài nguyên, DLST dựa vào cộng đồng và góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong hơn 15 năm phát triển du lịch sinh thái; bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những thách thức phía trƣớc, để DLST phát triển cần phải có quy hoạch và quản lý DLST một cách hợp lý, cần phải đầu tƣ ngân sách cho DLST để ngăn chặn tình trạng q tải, ảnh hƣởng mơi trƣờng và đa dạng sinh học. Tài liệu này hƣớng dẫn cho chính phủ và các tổ chức muốn phát triển về du lịch sinh thái. Nó bao gồm các dữ liệu nền và các nguồn tài liệu tham khảo cũng nhƣ hƣớng dẫn thực hành và minh họa cách thức áp dụng. [6]

- Nghiên cứu của Paul F.J Eagles, Stephen F. Mc Cool and Christopher D. Haynes

trong cuốn sách “Sustainable Tourism in protected Areas – Guidelines for planning and management” do -The world conservation union xuất bản năm 2002. Mục đích chính của Hƣớng dẫn này là để hỗ trợ các nhà quản lý khu bảo tồn và các bên liên quan khác trong việc lập kế hoạch và quản lý các khu bảo tồn, vui chơi giải trí cho du khách và các ngành cơng nghiệp du lịch, vì vậy du lịch mới có thể phát triển một cách bền vững trong điều kiện tôn trọng các điều kiện địa phƣơng và cộng đồng địa phƣơng. Hƣớng dẫn cũng có một số mục tiêu chi tiết hơn: thảo luận về vai trò của quản lý du khách, bao gồm các giải pháp điều tiết và hạn chế tác động của việc sử dụng Tài nguyên trong khi vẫn cho phép khách du lịch hƣởng thụ tối đa các điều kiện môi trƣờng và xã hội trong mức quy định; phác thảo các phƣơng pháp quy hoạch và phát triển của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch trong khu vực phải bảo vệ; cung cấp hƣớng dẫn về việc xác định, đo lƣờng, quản lý và sử dụng dữ liệu của khu vực làm du lịch; vạch ra phƣơng hƣớng để rút ra các kinh nghiệm trong hoạt động du lịch ở các khu bảo tồn; mơ tả các ví dụ, các trƣờng hợp cụ thể thơng qua một loạt các nghiên cứu để đƣa ra các cách du lịch hiệu quả có thể đóng góp vào việc bảo tồn thiên nhiên, sự đa dạng văn hóa và các cách để du lịch có thể đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phƣơng. [7]

- Nghiên cứu của M. Ann Edington và John M. Edington của Trƣờng Đại học Cambridge, New York, xuất bản năm 1986, viết về “sinh thái, giải trí và du lịch” (Ecology, Recreation and Tourism). Trong một xã hội giải trí ngày càng định hƣớng, một sự hiểu biết đúng đắn về các yếu tố sinh thái là rất cần thiết để giảm mức độ thiệt hại môi trƣờng do các hoạt động giải trí và du lịch gây ra. Tài liệu trình bày một phân tích tồn diện các hiệu ứng của giải trí và du lịch đối với mơi trƣờng. Sử dụng khuôn khổ các nguyên tắc sinh thái cơ bản, đƣợc giới thiệu và giải thích trong chƣơng đầu tiên, việc lập kế hoạch và thiết kế để giải trí và du lịch đƣợc coi là từ 3 quan điểm lớn: ảnh hƣởng của thiệt hại giải trí; những hạn chế áp đặt bởi các tác nhân sinh học và cuối cùng là thiết kế các khu nghỉ mát và các phƣơng tiện hỗ trợ liên quan. Các tác giả đã tham gia với việc áp dụng các hệ sinh thái với quy

hoạch sử dụng đất trong nhiều năm, cả trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. Với một phạm vi địa lý và môi trƣờng rộng, nghiên cứu này cho thấy rõ vai trò quan trọng của hệ sinh thái trong việc duy trì sự cân bằng giữa giải trí và mơi trƣờng.[8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)