Giải pháp xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức hoàn thiện bộ máy hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 88)

động quản lý

Để hoạt động du lịch phát triển ở khu vùng đệm của KBTTN Núi Ơng, việc có những cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý môi trƣờng kinh doanh du lịch thuận lợi, khuyến khích và hỗ trợ mọi thành phần kinh tế có thể đầu tƣ phát triển khu du lịch là điều rất quan trọng và cần thiết. Ban quản lý nên tiến hành quy hoạch chi tiết và xác định rõ ràng ranh giới các điểm du lịch cụ thể trong Khu bảo tồn, để đề ra các quy định nghiêm cấm việc chặt phá rừng săn bắn các loài động vật, huỷ hoại các Tài nguyên tự nhiên và Tài nguyên nhân văn,...ngăn chặn việc sử dụng trái phép quỹ đất trên phạm vi lãnh thổ đã xác định ƣu tiên phát triển du lịch.

Ban quản lý Khu bảo tồn cần có sự kết hợp với các cấp lãnh đạo địa phƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về tất cả các lĩnh vực, hoạt động DLCĐ, theo đúng quy định và quy chế nội quy mà luật về du lịch đã đƣợc ban hành. DLCĐ phát triển cần có sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, cá nhân tham gia nhƣ: Cộng đồng dân cƣ, tổ chức phi chính phủ, cơng ty du lịch, ban quản lý Vƣờn. Vì vậy, ban điều hành dự án cần đƣa ra chính sách ƣu đãi đối với nguồn vốn của các tổ chức cá nhân địa phƣơng khi xúc tiến phát triển du lịch.

Để đảm bảo sự quản lý có hiệu quả, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các hộ gia đình thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa hệ thống chính sách với quá trình tổ chức đƣa ra các biện pháp về tổ chức quản lý thích hợp, tránh quan liêu, quản lý chồng chéo, không đồng bộ.

Ban quản lý Khu bảo tồn cần xây dựng các quy chế, nội quy quản lý, khai thác du lịch đi đôi với việc tuyên truyền giáo dục văn hoá, nâng cao dân trí cho ngƣời dân địa phƣơng và nâng cao nhận thức cho du khách về vấn đề môi trƣờng tự nhiên, văn hoá khi tham gia vào hoạt động du lịch địa phƣơng.

3.4.3. Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng đệm của Khu BTTN Núi Ơng cịn thiếu và chƣa đồng bộ. Các cơng trình xây dựng đều mang tính chắp vá chƣa có quy hoạch đồng bộ, cần đến đâu xin đến đấy và chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách của nhà nƣớc. Đây chính là sự hạn chế để có thể hồn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch.

Để thu hút, đáp ứng nhu cầu và để nhằm mang lại cho khách du lịch những ấn tƣợng tốt đẹp ở vùng đệm của Khu BTTN Núi Ơng thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là hết sức cấp thiết. Việc xây dựng này chủ yếu tập trung vào nâng cấp hệ thống đƣờng bộ, điện, nƣớc sinh hoạt, trạm y tế, bãi đỗ xe. Bởi khách du dịch mặc dù đi du lịch với ý định ban đầu là để thƣởng thức các giá trị Tài nguyên nơi mà họ đến nhƣng lại không đƣợc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tối thiểu thì dù cho các Tài nguyên du lịch ở đây có phong phú hấp dẫn đến mấy thì cũng bị giảm đi sức hấp dẫn của chính nó.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thì cơ sở vật chất kỹ thuật lại đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng sản phẩm du lịch và những ấn tƣợng để lại cho du khách. Chính vì vậy muốn hoạt động du lịch hoạt động một cách chuyên nghiệp và đảm bảo chất lƣợng, các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch cần đƣợc đầu tƣ để cải thiện nơi ở của mình nhằm phục vụ nhu cầu lƣu trú của khách du lịch nhƣ: các trang thiết bị gia đình nhƣ ti vi, máy nóng lạnh, chăn, ga, gối đệm, các dụng cụ nấu ăn và phục vụ ăn uống cho khách du lịch và đặc biệt là khu vệ sinh. Có nhƣ vậy thì khách du lịch mới có mong muốn ở lại và sử dụng các dịch vụ của ngƣời dân. Về phƣơng tiện vận chuyển, Ban quản lý Khu bảo tồn sẽ thu hút nguồn vốn đầu tƣ và cho vay và ƣu tiên để giúp một số hộ gia đình có vốn để mua xe đạp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan, dã ngoại bằng xe đạp của du khách.

Ngoài ra, cần tập trung vào việc xây dựng một bãi trông giữ các phƣơng tiện vận chuyển cho các đoàn khách đến tham quan và du lịch tại ở vùng đệm của Khu BTTN Núi Ông. Tuy nhiên, việc vận hành và quản lý bãi đỗ xe này sẽ do ngƣời dân

làm chủ dƣới sự điều hành và giám sát của Ban quản lý Khu bảo tồn. Việc đầu tƣ cho ngƣời dân vay vốn mua các phƣơng tiện vận chuyển. Sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch sẽ trở nên dễ dàng, gọn nhẹ, đơn giản và làm hài lòng khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)