DLST ở VQG Galapagos

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 28 - 32)

1.2. Các nghiên cứu về du lịch sinh thái cộng đồng và kinh nghiệm phát triển

1.2.2.1. DLST ở VQG Galapagos

Vƣờn Quốc gia Galapagos nằm trong quần đảo cùng tên thuộc chủ quyền của nƣớc Ecuador, không chỉ là một Vƣờn quốc gia mà còn là di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, mà giờ đây còn là một khu dự trữ sinh thái biển. Về mặt vị trí thì Galapagos nằm tách khỏi lục địa. Có mơi trƣờng phù hợp cho các lồi sinh vật thích nghi nhƣ: Rùa, Kỳ Đà, Chim Sẻ, Xƣơng rồng khổng lồ, hƣớng dƣơng, chim cốc khơng bay, chim bói cá,…đây chính là những lồi đặc hữu và cịn rất nhiều giống động vật, thực vật khác.

Galapagos có lẽ là một trong những nơi thuận lợi nhất trên thế giới để nghiên cứu về tiến hoá của hệ sinh thái. Đƣợc thƣởng thức những quang cảnh đại dƣơng, ven biển và đất liền. Nơi động vật hoang dã đã tiến hố và dƣờng nhƣ khơng có sợ hãi nào đối với con ngƣời.

Khác với các VQG khác ở Ecuador và các nƣớc Châu Mỹ Latinh khác, nơi có thể có ngƣời sống hợp pháp hoặc khơng hợp pháp trong phạm vi đƣợc bảo vệ, ngƣời dân ở Galapagos không đƣợc phép sống trong VQG. Họ tập trung ở khoảng 4% diện tích của quần đảo trên đất thuộc sở hữu tƣ nhân. Hầu hết khách tham quan từ đất liền đi bằng máy bay đến các đảo, sau đó đi thăm thú bằng các tour du lịch đƣợc thiết kế sẵn.

Sau mƣời năm đầu kể từ khi đón khách, chiến lƣợc quản lý và hỗ trợ quản lý đầu tiên của VQG đƣợc thực hiện tƣơng đối suôn sẻ với một số lƣợng nhỏ du khách và phát triển liên tục trong những năm 1970. Từ ban đầu có 7.000 khách tham quan đến năm 1973 là 12.000 khách, năm 1981 là 25.000 khách và năm 1989 đã thu hút gần 42.000 khách. Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khu vực đã dẫn đến việc giảm ngân sách của dịch vụ DLST ở VQG Galapagos. Nhƣng với những biện pháp hữu

hiệu cộng với sự hỗ trợ nỗ lực của các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới, Quỹ mơi trƣờng tồn cầu…đã làm vực lại DLST ở đây.

Những khó khăn, thách thức đối với Tài nguyên, môi trƣờng và du lịch ở Vƣờn Quốc gia Galapagos

- Du nhập những loài sinh vật ngoại lai, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài động vật đặc hữu trên đảo; cùng với đó là sự khai thác nguồn lợi biển quá mức làm đe dọa các lồi hải sâm, tơm hùm và cá mập.

- Sự gia tăng dân số quá nhanh, gây sức ép lên Tài nguyên và môi trƣờng trên đảo.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật do du khách tăng nhanh dẫn đến diện tích đất rừng bị thu hẹp, nhiều loài thực vật phải bị triệt hạ. Tác động của cƣ dân địa phƣơng đã làm giảm tính đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia và từ đó ảnh hƣởng đến Tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quản lý, hƣớng dẫn nghiêm ngặt cũng đã ảnh hƣởng đáng kể đến thế giới hoang dã trên đảo.

Một số kinh nghiệm của việc phát triển DLST ở VQG Galapagos

Các hoạt động dịch vụ VQG đã đƣợc tổ chức tập huấn cẩn thận và đƣợc cấp chứng nhận cho các hƣớng dẫn viên, các hƣớng dẫn viên này sẽ đi cùng với tất cả các đồn tham quan, vừa đóng vai trị hƣớng dẫn vừa kiểm sốt các hoạt động khơng tốt cho môi trƣờng của khách du lịch.

Phƣơng tiện tham quan là đa phần bằng thuyền, các dịch vụ ăn nghỉ đều ở trên thuyền, phần nào đã giảm tác động vào các khu vực tham quan của khách. Khu tham quan thƣờng ngắn và có ranh giới rõ ràng. Các hành trình của chuyến tham quan đều đƣợc cố định và không đƣợc vào các khu vực chƣa bị xâm nhập của các loài nhập nội. [9]

1.2.2.2. DLST ở KBTTN Annapurna

KBT Annapurna, Nê Pan đƣợc bao bọc bởi các ngọn núi thuộc loại cao nhất thế giới. Do các điều kiện khí hậu khác nhau, từ cận nhiệt đới tới ơn đới, sa mạc và khơ, nhiều lồi động, thực vật quý hiếm phát triển: Động vật hoang dã: 102 động vật có vú bao gồm cả con cừu màu xanh và nguy cơ tuyệt chủng; 39 lồi bị sát và 22 loài lƣỡng cƣ, 474 lồi chim trong đó có chim trĩ nhiều màu. Thảm thực vật phong phú với các loài khác nhau của hoa lan và các khu rừng Đỗ quyên lớn nhất thế giới. Phần lớn dân cƣ sống ở đây là tá điền, sống dựa vào nguồn Tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong khu vực và phát triển các hệ thống quản lý truyền thống của riêng họ. Trong hai thập kỷ qua, các hoạt động du lịch đƣợc triển khai ở vùng này và phát triển một cách chóng mặt đã làm nguồn Tài nguyên thiên nhiên ở đây bị khai thác tới mức giới hạn và KBT đã rơi vào bờ vực của sự khủng hoảng.

Hàng năm có hơn 36.000 khách ƣa thích mạo hiểm đã tới Annapurna để chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của phong cảnh và thƣởng thức sự độc đáo của các bản sắc văn hoá bản địa, tạo nguồn thu nhập lớn cho nhiều ngƣời ở cộng đồng địa phƣơng, nhƣng nó cũng đã tạo nên một số vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng. Rừng bị chặt hạ để làm nhiên liệu nấu ăn, sƣởi ấm và làm nhà nghỉ, sự ô nhiễm nguồn nƣớc, hệ thống xử lý rác yếu đã làm rác lan tràn trên các tuyến đƣờng và các khu có hoạt động du lịch, cộng thêm sự gia tăng dân số nhanh.

Trƣớc những nhu cầu đó mà năm 1986 đã xuất hiện dự án xây dựng khu bảo tồn Annapurna. Dự án đề cập đồng thời 3 khía cạnh chính là: Bảo tồn thiên nhiên, phát triển nhân lực và quản lý du lịch. Mục tiêu của dự án là bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và văn hố vùng Annapurna vì lợi ích của 40.000 dân cƣ trong vùng cũng nhƣ du khách quốc tế, song song với hoạt động nâng cao nhận thức của họ về sự nhạy cảm về môi trƣờng.

Các hoạt động đã chia ra làm 8 nhóm bao gồm: Bảo tồn rừng, các nguồn năng lƣợng thay thế, giáo dục bảo tồn, quản lý du lịch, phát triển cộng đồng, sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng, các uỷ ban quản lý cộng đồng, nghiên cứu.

Kết quả dự án sau 5 năm thực hiện, khắp nơi trên vùng Annapurna đã chứng kiến sự thay đổi theo chiều hƣớng tốt trong việc bảo vệ mơi trƣờng, văn hố bản địa, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên, khách du lịch có đƣợc cảm giác tốt hơn khi các dịch vụ đƣợc nâng lên, mặt khác họ hiểu đƣợc rằng du lịch sinh thái không chỉ là những trải nghiệm mà còn giúp cho đời sống ngƣời dân ở đây, giúp ích cho hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng. [10]

1.2.2.3. Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mơ hình Du lịch sinh thái ở các VQG, khu BTTN trên thế giới

- Cần thay đổi quan niệm của mọi ngƣời về bảo tồn và phát triển. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tƣợng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng Tài nguyên đến các tầng lớp nhân dân.

- Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng để có thể quản lý Tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Quản lý chặc chẽ việc cấp phép xây dựng và hoạt động của các cơ sở dịch vụ DLST, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lấn chiếm đất, phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án.

- Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch. Thu nhập du lịch phải đƣợc sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phƣơng, tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ, cịn đa số ngƣời dân địa phƣơng khơng đƣợc hƣởng lợi gì từ việc phát triển DLST.

- Cần có phƣơng án sử dụng các nguồn năng lƣợng sạch thay thế nhƣ: điện mặt trời, điện sản xuất bằng nguyên liệu khí bio-gas, sử dụng khí bio-gas sản xuất từ chất thải chăn nuôi để đun nấu thay thế cho nhiên liệu gỗ, củi vừa giúp bảo vệ môi trƣờng.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng trong các trƣờng học, trong cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch. Xây dựng mối quan hệ tƣơng hỗ giữa khách du lịch và cộng đồng địa phƣơng và cơ quan quản lý các đơn vị rừng đặc dụng nhằm bảo vệ Tài nguyên và phát triển du lịch bền vững.

- Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống của địa phƣơng phục vụ nhu cầu của khách du lịch nhƣ: Sản xuất đồ lƣu niệm, chăn nuôi, trồng trọt,…Tạo ra và duy trì thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

1.3. Các nghiên cứu về DLSTCĐ và kinh nghiệm phát triển DLSTCĐ ở các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)