Điều tra văn hóa cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 72)

3.3.1. Phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng tại vùng đệm KBTN Núi Ơng

Phong tục, tập quán:

Rất nhiều nhà dân trong khu vực vùng đệm sống bằng nghề trồng cao su, điều, ở đây có những vƣờn cao su rộng bạt ngàn, rất đẹp mắt và là điểm tham quan lý tƣởng cho khách du lịch. Chính chủ các vƣờn cao su, cây điều này sẽ trực tiếp hƣớng dẫn khách du lịch tham quan, chụp hình, bán sản phẩm do khách tự thu hái và giới thiệu về mơ hình trồng cây điều, cây cao su đạt năng suất cao, vốn là biểu tƣợng kinh tế của huyện Tánh Linh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Có đến 69% ngƣời dân muốn tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái sẵn sàng đón tiếp khách du lịch ở lại nhà mình qua đêm.

Một vấn đề khơng thể thiếu trong nét văn hóa cộng đồng là du khách có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc tại vùng đệm và mỗi đồng bào đều có phong tục đặc trƣng riêng, góp phần đa dạng hóa văn hóa của khu vực. Điểm hình cụ thể là du khách có thể tìm hiểu về cuộc sống cũng phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Raiglay (chiếm tỷ lệ cao so với các đồng bào khác). Ngƣời Raglai sinh sống lâu đời trên vùng núi cao bao bọc xung quanh. Công cụ lao động chủ yếu là: rìu, rựa, chà gạc, gậy chọc lỗ, nạo cỏ, khi thu hoạch lúa thì tuốt bằng tay. Ngƣời Raglai chăn nuôi trâu, lợn, gà, vịt. Trƣớc đây chủ yếu sử dụng vào

việc cúng lễ. Hiện nay trâu, bò dùng làm sức kéo. Lợn, gà, vịt trở thành hàng hóa để trao đổi hoặc cải thiện bữa ăn. Ngƣời Raglai có nghề đan lát mây tre làm những đồ đựng, đồ sàng gạo, gùi. Nghề thủ công chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm. Nhà ở của ngƣời Raglai thƣờng xây dựng trên sƣờn đồi về một bên của dịng suối và có tập qn xây dựng cách xa nhau. Ngƣời Raglai ở nhà sàn (còn gọi là nhà dài), là nơi sinh sống quây quần của ít nhất ba, bốn thế hệ dƣới sự cai quản của chủ nhà, thƣờng là ngƣời già, cao tuổi nhất trong gia đình, trong dịng họ. Về trang phục truyền thống, đàn ông Raglai mặc áo bà ba hoặc quần âu áo sơ mi. Phụ nữ thì mặc váy hoặc quần áo sơ mi, áo bà ba, trong các dịp lễ hội, cúng tế cũng nhƣ ngày thƣờng. Tƣơng truyền ngày xƣa đàn ông Raglai cởi trần đóng khố; đàn bà quấn váy tấm, mặc áo cộc luồn đầu. Đồ trang sức của nữ có vịng đeo cổ tay, vịng đeo cổ, các loại vịng cƣờm, bơng tai bằng đồng thau hay bằng bạc. Về quan hệ gia đình, ngƣời Raglai theo chế độ mẫu hệ, cho đến nay họ vẫn duy trì tuy đã có sự thay đổi theo môi trƣờng xã hội mới. Con gái cƣới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt ngƣời ta về làm ngƣời nhà mình”. Chàng rể, ngƣời chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ nhƣng quyền quyết định những cơng việc lớn lao vẫn thuộc về ngƣời vợ và ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc biệt là ngƣời con gái út. Về tính ngƣỡng, ngƣời Raglai theo tín ngƣỡng đa thần “vạn vật hữu linh”. Họ lấy tên đá, núi, cây rừng, con vật làm họ cho mình và xem nhƣ là một vị thần hộ mệnh. “Giàng” là vị thần linh vơ hình tối cao nhất. “Giàng” có thể trợ giúp cho con ngƣời may mắn hoặc có thể mang tai họa đến cho con ngƣời vì vậy ngƣời Raglai thƣờng thờ cúng “Giàng” để không bị trừng phạt chết và cầu cho mùa màng bội thu. Ngồi ra, họ cịn thờ cúng các thần nhƣ: thần núi (Yang chớ), thần rừng (Yang gla glai), thần lúa (Yang Paday) v.v...Về nhạc cụ, ngƣời Raglai có bộ chiêng đầy đủ 12 chiếc đƣợc sử dụng theo từng nhóm 4, 6, 7 hay 9 cùng với chiếc trống da nai điểm nhịp. Đặc biệt, trong đám tang có tiết mục múa tiễn đƣa ngƣời quá cố với bộ chiêng 7 chiếc. Nhạc cụ cịn có khèn bầu (sara ken), khèn mơi có 2 loại radih a hốt và đàn ống tre (chapi). Ngƣời Raglai cũng biết

ghép những thanh đá thành bộ đàn đá khá độc đáo và lí thú, đƣợc đánh giá là “đàn đá tiền sử”, là “nhạc cụ cổ xƣa nhất” của loài ngƣời.

Tơn giáo, tín ngƣỡng:

Trƣớc năm 1975, do hoàn cảnh chiến tranh, giáo dân tại đây phải đi sơ tán khắp nơi, nên Tƣợng đài Đức Mẹ Tà Pao khơng đƣợc chăm sóc, bảo quản. Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng 10-1980, một số bà con giáo dân thuộc vùng Kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm, cùng giáo dân xứ Nghị Đức đã tìm lại đƣợc Thánh Tƣợng, nhƣng trong tình trạng đầu- tay- chân bị bể nát.

Cuối tháng 6-1991, đƣợc sự cho phép của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Giám Mục Phan Thiết lúc bấy giờ và sự động viên của Linh mục FX Đinh Tân Thời - quản xứ Duy Cần, giáo dân tại đây đã nhờ điêu khắc gia Lê Phát (giáo xứ Ngũ Phúc, Xuân Lộc) sửa chữa, làm mới lại Tƣợng Mẹ. Ngày 01-8-1991, Thánh Tƣợng Mẹ chính thức ngự trị trên ngọn núi Tà Pao.

Tà Pao là tên một ngọn đồi thấp nằm trong dãy Trƣờng Sơn, thuộc huyện Lạc Tánh, tỉnh Bình Thuận. Trên độ cao khoảng 80 đến 100 mét của đồi Tà Pao này hiện có Tƣợng Đức Mẹ, mặt hƣớng về các con lộ đi Phƣơng Lâm, Tánh Linh và Bình Thuận. Tƣợng Đức Mẹ đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m. Tƣợng đã đƣợc Xức Dầu Thánh Hiến vào ngày Lễ Đức Mẹ Đồng Trinh 08-02- 1959. Thời gian vừa qua, Tƣợng Đức Mẹ Tà Pao đã xảy ra một số sự kiện lôi cuốn du khách du lịch đến tham quan.

3.3.2. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLCĐ tại KBTTN Núi Ơng

Bình Thuận là một tỉnh rất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với những đƣờng bờ biển dài và rất đẹp, vì thế là một địa phƣơng nổi tiếng phát triển về du lịch biển. Nhƣng khơng chỉ có biển, Bình Thuận cịn có những ngọn núi cao, với các khu bảo tồn thiên nhiên còn khá hoang sơ, hùng vĩ rất phù hợp để phát triển mơ hình du lịch sinh thái, đặc biệt là KBTTN Núi Ơng. Khu BTTN Núi Ơng có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, nằm trong chiến lƣợc phát triển bền vững các hoạt động du lịch của tỉnh nhƣ: thắng cảnh hùng vĩ và hoang sơ, Thánh tƣợng Đức Mẹ Tà Pao, Thác Bà, Dinh Cậu;

các điểm quan sát chim, thú và phong cảnh thiên nhiên, các loài động thực vật quý hiếm đặc hữu ở khu vực Núi Ông; dịch vụ nhà nghỉ sinh thái và các sản phẩm sinh thái; dịch vụ hội thảo nhỏ kết hợp tham quan, nghỉ dƣỡng tại khu bảo tồn; dịch vụ hƣớng dẫn; dịch vụ ăn uống; dịch vụ cho thuê dụng cụ chuyên dụng trong du lịch; dịch vụ vận chuyển trong khu vực; dịch vụ cung cấp các sản phẩm địa phƣơng; du lịch trãi nghiệm không gian thơ mọng lồng hồ Đa Mi cũng nhƣ hồ Biển Lạc.

Nhận thấy phát triển DLSTCĐ là một giải pháp rất hợp lý vừa góp phần đa dạng hình thức và phát triển lên thêm một tầng cao mới cho ngành du lịch Bình Thuận, vừa góp phần bảo tồn Tài ngun thiên nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và giúp nâng cao đời sống của ngƣời dân. Nhƣng vấn đề đặt ra là phải tìm ra mơ hình du lịch, những chính sách vừa phát triển, vừa bảo tồn, không tạo ra những ảnh hƣởng xấu cho cảnh quan môi trƣờng mà vẫn cải thiện cho cuộc sống của ngƣời dân nơi đây.

Bảng 3.8: Phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức (SWOT)

Điểm mạnh Điểm yếu

 KBTTN Núi Ơng có nguồn Tài nguyên động vật và thực vật đa dạng và phong phú. Trong đó, có nhiều lồi đặc hữu và quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

 Có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu ơn hồ, có di tích lịch sử, chùa, tƣợng phật nằm trong kỷ lục quốc gia.

 Có hệ thống giao thông thuận tiện, kết nối với các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,….

 Có khu vực vùng đệm cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú: hồ nƣớc đẹp, Thác bà hùng vĩ,…

 Khu BTTN đã có quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đến năm 2020.

 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho DLST còn rất thiếu.

 Đội ngũ cán bộ, nhân viên của KBTTN Núi Ơng và của Cơng ty Du lịch hiện tại chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về du lịch sinh thái.

 Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, nhân viên của BQL KBTTN và của Công ty du lịch hiện tại còn rất yếu nên gặp nhiều khó khăn khi có khách nƣớc ngồi.

 Chƣa có sự phối hợp trong tổ chức DLST giữa BQL KBTTN và Công ty du lịch hiện tại. Hiện hoạt động DL là do Công ty du lịch thuê môi trƣờng rừng và tổ chức kinh doanh độc lập.

 Chƣa có quy hoạch phát triển du lịch sinh thái rõ ràng (chỉ mới có định hƣớng phát triển DLST trong Quy

hoạch du lịch chung của tỉnh Bình Thuận)

 DLCĐ chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức, nên chƣa khai thác đƣơc nhiều tiềm năng du lịch.

 Việc xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế.

 Một số tuyến đƣờng mòn đi bộ trong rừng chƣa có bảng biểu chỉ dẫn, cũng nhƣ chƣa đƣợc cải tạo, phát dọn thƣờng xuyên.

Cơ hội Thách thức

 Là loại hình du lịch có xu hƣớng phát triển ở Việt Nam.

 DLCĐ đang dần dần từng bƣớc đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo BQL KBTTN, của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

 Việt Nam là nƣớc rất giàu tiềm năng về DLCĐ và đang là điểm đến hấp hẫn của du khách quốc tế. Họ đặc biệt quan tâm đến các VQG và KBTTN.

 Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đang quan tâm đầu tƣ dự án phát triển DLCĐ ở các VQG và KBTTN.

 Chính phủ Việt Nam đang quan tâm, ƣu tiên cho các Dự án đầu tƣ ở các VQG, KBTTN.

 Một số chính sách, quy chế về phát triển DLCĐ đã đƣợc ban hành.

 Phát triển DLCĐ đem đến cơ hội hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

 Việc phát triển DLCĐ thiếu nguyên tắc trong quản lý, quy hoạch với tầm nhìn chiến lƣợc về phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch, đặc biệt là DLCĐ sẽ tác động làm suy thối mơi trƣờng tự nhiên, làm mất cảnh quan, ảnh hƣởng đến những giá trị đa dạng sinh học và các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.

 Ngƣời dân vùng đệm và du khách vẫn xâm nhập bất hợp pháp vào KBTTN sẽ ảnh hƣởng tới Tài nguyên.

 Nếu không quản lý chặc chẽ đƣợc các doanh nghiệp khi đầu tƣ xây dựng phát triển DLCĐ sẽ làm phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên.

 Văn hoá bản địa sẽ bị xáo trộn, nhiều tệ nạn xã hội có thể diễn ra.

 Cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ và phát triển DL và DLCĐ ngày càng trở nên gay gắt.

Qua việc khảo sát thực trạng hoạt động du lịch tại KBTTN, qua đánh giá tiềm năng Tài nguyên và nhân văn để phát triển DLCĐ tại vùng điệm của KBT, kết hợp với

việc phân tích SWOT, chúng ta khẳng định đƣợc rằng, việc phát triển DLCĐ tại vùng đệm KBTTN Núi Ông là điều cấp bách. Với tình hình hiện nay, đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng ở các VQG và KBTTN trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, thì việc đẩy mạnh du lịch sinh thái, kèm theo giáo dục môi trƣờng để nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung và ngƣời dân vùng đệm KBTTN nói riêng về giá trị của đa dạng sinh học, từ đó tạo ra ý thức, hành động đúng đắn của cộng đồng đối với đa dạng sinh học, góp phần khơng nhỏ vào chiến lƣợc phát triển bền vững của xã hội.

Xác định các mục tiêu nhằm Phát triển DLCĐ tại KBTTN Núi Ông là:

Khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trƣờng và đa dạng về Tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái rừng, nhân văn để phát triển du lịch.

Thông qua phát triển du lịch góp phần tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân địa phƣơng và du khách về các giá trị tự nhiên, văn hóa, nhân văn của Khu bảo tồn, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.

Phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học, làm phong phú thêm các hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận.

Vận động, khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái tại vùng đệm của KBT.

Mang lại những lợi ích kinh tế cho Khu bảo tồn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

3.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở KBTTN Núi Ông

Nguyên tắc đề ra ở đây là khi phát triển DLCĐ cần phải đảm bảo tốt mối liên hệ của ba yếu tố: Hiệu quả của hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả của việc phát triển cộng đồng. Trong đó, bảo tồn phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Cụ thể:

Bảo tồn: Đó là sự xác định rõ các khu vực ƣu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép

phải đƣợc vận hành theo hƣớng cung cấp chứ không chạy đua theo nhu cầu nhƣ các hoạt động kinh doanh khác.

Phát triển kinh tế: Là một yêu cầu quan trọng bên cạnh bảo tồn, nó hỗ trợ cho

cơng tác bảo tồn, là kinh phí tái đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ KBTTN, hỗ trợ cho các hoạt động của cộng đồng.

Phát triển cộng đồng: Là sự khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng tham gia trong

quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch, giới thiệu và bán các sản phẩm của địa phƣơng để tăng thu nhập kinh tế, qua đó ngƣời dân sẽ có cách nhìn, hành động đúng đắn hơn với thiên nhiên.

Do Khu BTTN Núi Ông là một khu rừng thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, nên mọi hoạt động du lịch sinh thái trong khu bảo tồn phải đƣợc tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên, quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng đƣợc duyệt.

3.3.4. Đề xuất mô hình du lịch sinh thái tại vùng đệm KBTTN Núi Ơng

3.3.4.1. Lựa chọn mơ hình du lịch sinh thái cộng động tại KBTTN Núi Ông

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tiềm năng về Tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng về điều kiện kinh tế, xã hội và tải nguyên nhân văn phục vụ DLST, các chính sách, quy hoạch phát triển DLST của nhà nƣớc cho KBTTN. Trên cơ sở xác định rõ các mục tiêu, nguyên tắc phát triển DLCĐ ở KBTTN Núi Ông, học viên mạnh dạn đề xuất

mơ hình “DU LỊCH SINH THÁI CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (Community participation in tourism)” trong đó Ban quản lý KBTTN Núi Ơng kết hợp với các Công ty lữ hành đứng ra tổ chức du lịch sinh thái, ký kết hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào văn hóa cộng đồng tại vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)