Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản bể thận kiểu cắt rời (Trang 55 - 171)

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2006 đến tháng 12/2011. Địa điểm nghiên cứu: khoa Niệu bệnh viện Bình Dân.

2 ) 2 / 1 ( d q p Z n     Với:

n: là cỡ mẫu tối thiểu

Z: là hệ số tin cậy, với độ tin cậy  = 95%, ta có: Z(1-/2) = 1,96

p: là tỷ lệ thành công theo y văn nghiên cứu của tác giả Inagaki báo cáo 106 TH mổ nội soi ổ bụng tạo hình khúc nối kiểu cắt rời là 95% [67].

p = 0,95  q = 1 – p = 1 – 0,95 = 0,05 d: là sai số ước lượng, tôi chọn d = 5%

73 ) 05 , 0 ( 05 , 0 95 , 0 ) 96 , 1 ( n 2 2    

Như vậy, chọn cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 73 trường hợp.

2.2.3. Phƣơng tiện, trang thiết bị:

- Phòng mổ ngoại tổng quát hay ngoại niệu bình thường. - Bàn mổ có thể gập góc ở giữa hoặc đội vùng hông. - Bộ dụng cụ nội soi ổ bụng, gồm có:

+ Dàn máy nội soi ổ bụng Karl- Storz có hệ thống bơm hơi điều chỉnh áp lực.

Ảnh 2.1: Dàn máy nội soi ổ bụng Karl- Storz® + Máy đốt đơn cực, bình CO2, máy hút.

+ Dụng cụ phẫu thuật nội soi: 2 trocar 10mm, 1 trocar 5mm, một ống kính nội soi 10mm (300), một cây kẹp Kelly, một cây kẹp Babcock, một cây kéo, một kẹp mang kim, một ống hút, gạc nội soi.

2.2.4. Cách thức tiến hành: 2.2.4.1. Hồ sơ bệnh án: 2.2.4.1. Hồ sơ bệnh án:

Ghi nhận bệnh sử, tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng (sinh hóa, siêu âm, X quang đường tiết niệu, xạ hình thận có furosemide)

- Bệnh sử: ghi nhận các triệu chứng thường gặp như đau hông lưng, khối u hông lưng, nhiễm khuẩn niệu, tiểu máu, và thời gian từ lúc bắt đầu có triệu chứng đến khi nhập viện.

- Tiền căn: bệnh lý nội khoa hoặc phẫu thuật trước đó.

- Sinh hóa: chủ yếu là urea, creatinin máu và tổng phân tích nước tiểu. - Siêu âm: đánh giá phân độ của thận nước, tình trạng niệu quản có giãn hay không?

Trên siêu âm, thận nước được đánh giá, phân độ theo tiêu chuẩn của Quaia [101] như sau:

 Độ 1: giãn bể thận

 Độ 2: giãn đài bể thận nhưng các đài thận còn hình dạng bình thường (còn góc α).

 Độ 3: giãn đài bể thận, các đài thận hình tròn (mất góc α).

- X quang đường tiết niệu:

+ UIV/ CT scan: đánh giá tình trạng của đài bể thận, độ dày chủ mô thận, khả năng phân tiết của thận, có hay không sỏi niệu kết hợp.

Chỉ định: cho tất cả các trường hợp thận ứ nước nghi hẹp khúc nối trên siêu âm.

UIV: các phim được chụp ở phút thứ 5, 10 và 30. Thuốc cản quang thường dùng là Ultravis với liều 1 ml/kg cân nặng.

CT scan: phim chụp đa lớp cắt, có tiêm thuốc cản quang và dựng hình 3 chiều. Thuốc cản quang Iode tan trong nước, nồng độ 300 mg/l, liều thông thường cho một bệnh nhân là 70 ml.

Phân độ của thận nước được đánh giá theo tiêu chuẩn phân loại của Valayer và Cendron [153] như sau:

 Độ 1: bể thận giãn, các đài thận không giãn

 Độ 2: Đài bể thận giãn rộng, chủ mô thận còn dày

 Độ 3: Đài bể thận giãn rộng, chủ mô thận mỏng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Độ 4: thận ứ nước câm, không phân tiết

+ UPR: chỉ thực hiện trong một số trường hợp khi siêu âm, UIV/CT scan chưa thể xác định chẩn đoán. Do có nhiều khả năng nhiễm khuẩn sau khi chụp, nên UPR chỉ được thực hiện hạn chế và chỉ làm ngay trước giờ mổ.

- Xạ hình thận có furosemide (Lasix): đánh giá chức năng thận riêng biệt (split function) và độ bài xuất của thận bệnh lý.

Hình ảnh trên xạ hình được ghi ngay sau tiêm tĩnh mạch 5 mCi-Tc99m với chất gắn DTPA. Lasix 40 mg chích tĩnh mạch ở phút thứ 10.

+ Chuẩn bị ruột: không cần thiết trong mổ nội soi sau phúc mạc. + Đặt thông Foley niệu đạo trước mổ, không đặt thông mũi-dạ dày. - Vô cảm: bệnh nhân được gây mê nội khí quản.

- Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng bên đối diện, bàn mổ gập góc hoặc đội vùng hông như mổ mở.

Hình 2.25: Tư thế bệnh nhân trong PTNS sau phúc mạc.

(Nguồn: Eichel L: Campbell-Walsh Urology. Saunders Elsevier 2012, pp.218.) [55]

- Cách bố trí phòng mổ:

+ Bác sĩ gây mê ở phía trên đầu bệnh nhân.

+ Phẫu thuật viên chính và phụ đứng ở phía lưng bệnh nhân.

+ Hệ thống camera đặt ở phía bụng bệnh nhân, đối diện với phẫu thuật viên chính.

+ Bàn dụng cụ đặt ở dưới chân bệnh nhân, y tá dụng cụ đứng ở phía bụng bệnh nhân đối diện với phẫu thuật viên phụ.

Hình 2.26: Cách bố trí phòng mổ trong PTNS sau phúc mạc.

(Nguồn: Kavoussi LR: Campbell-Walsh Urology. Saunders Elsevier 2012, pp.1630.) [75]

- Các bước phẫu thuật:

Bước 1: Tạo khoang sau phúc mạc và đặt các trocar

+ Rạch da 1 cm ở góc sống sườn XII, dùng Kelly tách cơ hông lưng vào khoang sau phúc mạc. Đặt bong bóng (ngón tay găng cột vào đầu thông O2 12 Fr) bơm hơi (500-600 ml khí trời) để tạo khoang sau phúc mạc.

+ Đặt trocar thứ nhất (10mm) vào khoang sau phúc mạc qua vết cắt mở ở góc sống sườn XII, bơm CO2, duy trì áp lực trong khoang sau phúc mạc từ 12 – 15 mmHg, đặt ống kính nội soi vào quan sát và có thể dùng đầu ống kính vén phúc mạc để làm rộng thêm khoang thao tác nếu cần.

+ Đặt 2 trocar sau ở trên mào chậu đường nách giữa / trước (10mm) và đường nách sau (5mm) dưới sự quan sát trực tiếp trên màn hình, có thể thêm trocar thứ tư (5mm) ở dưới đầu sườn XI đường nách trước khi cần vén mỡ quanh thận hoặc hỗ trợ đặt thông JJ.

Ảnh 2.4: Vị trí đặt trocar trong PTNS sau phúc mạc. Bước 2: Phẫu tích bộc lộ niệu quản, bể thận và cực dưới thận.

+ Quan sát nhận dạng cơ thắt lưng chậu, đây là mốc giải phẫu rất quan trọng để định hướng phẫu trường trong suốt ca mổ.

+ Cắt mở cân Gerota dọc theo bờ cơ thắt lưng chậu, hướng lên trên đầu và xuống dưới hố chậu để tạo khoang thao tác rộng rãi.

+ Bộc lộ niệu quản ở bờ trong cơ thắt lưng chậu hoặc bờ ngoài tĩnh mạch sinh dục, phẫu tích theo niệu quản lên bể thận, ghi nhận tình trạng niệu quản lưng, khúc nối, bể thận, chủ mô thận.

+ Phẫu tích giải phóng hai mặt trước sau của bể thận, khúc nối và một phần niệu quản lưng, lưu ý không phẫu tích quá rộng hoặc dùng đốt điện nhiều ở vùng quanh bể thận niệu quản để tránh tổn thương gây thiếu máu nuôi bể thận niệu quản.

+ Phẫu tích giải phóng cực dưới thận để phát hiện các mạch máu cực dưới bất thường, nếu có.

+ Trường hợp thận xoay bất toàn, bể thận hướng ra trước, thì phẫu tích giải phóng cực dưới thận, bờ ngoài và mặt trước thận để tạo khoang thao tác ở mặt trước thận.

Bước 3: Tạo hình khúc nối NQ-BT

+ Trường hợp bệnh lý khúc nối do nguyên nhân nội tại, không phát hiện mạch máu bất thường: tiến hành cắt bỏ khúc nối gởi giải phẫu bệnh lý.

ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cắt bỏ hết đoạn khúc nối bệnh lý cho đến đoạn niệu quản lưng bình thường (theo quan sát đại thể trong lúc phẫu thuật).

+ Trường hợp phát hiện có mạch máu bất thường:

 Nếu quan sát thấy mạch máu không chèn ép trực tiếp vào khúc nối: tiến hành cắt bỏ khúc nối như trường hợp hẹp nội tại, không cần chuyển vị bể thận niệu quản ra trước mạch máu.

Ảnh 2.6: Mạch máu bất thường ở mặt sau khúc nối

 Nếu mạch máu chèn ép khúc nối + đánh giá đại thể khúc nối có hẹp nội tại sau khi đã phẫu tích giải phóng bể thận niệu quản ra khỏi mạch máu: tiến hành cắt bỏ khúc nối gởi giải phẫu bệnh + chuyển vị bể thận niệu quản ra trước mạch máu bất thường.

Ảnh 2.7: Mạch máu bất thường chèn ép mặt trước khúc nối

 Nếu mạch máu chèn ép khúc nối + đánh giá đại thể khúc nối không hẹp nội tại: chúng tôi thực hiện kỹ thuật cắt rời cải biên

bằng cách chỉ cắt rời niệu quản dưới khúc nối, chuyển vị bể thận niệu quản ra trước mạch máu bất thường rồi khâu nối lại mà không cắt bỏ đoạn khúc nối.

Chúng tôi đánh giá tình trạng khúc nối có hẹp nội tại hay không trong lúc phẫu thuật bằng cách như sau:

 Quan sát đại thể về hình dạng bên ngoài của khúc nối.

 Quan sát nhu động của bể thận, đoạn khúc nối, đoạn niệu quản trên qua ống kính nội soi sau khi đã bóc tách ra khỏi mạch máu bất thường. Nếu nhu động từ bể thận xuống niệu quản tốt, bể thận bớt căng  khúc nối không hẹp nội tại.

 Quan sát tia nước tiểu phun ra từ khúc nối sau khi cắt rời niệu quản dưới khúc nối. Nếu có tia nước tiểu  khúc nối không hẹp nội tại.

Ảnh 2.8: Hẹp khúc nối NQ-BT với bể thận giãn to.

(Nguồn: BN Đào Thị S., sinh năm 1969, số HS 209/06229)

+ Lấy sỏi thận bằng kẹp Kelly hoặc bơm rửa các đài thận qua vết cắt mở bể thận.

+ Xẻ rộng đầu trên niệu quản ở bờ ngoài của niệu quản hoặc xẻ rộng cả 2 đầu niệu quản trong trường hợp tạo hình theo kiểu cắt rời cải biên.

+ Khâu nối niệu quản – bể thận hoặc niệu quản tận - tận: dùng chỉ tiêu vicryl 4.0

 Trường hợp không có cắt nhỏ bể thận: khâu mũi đầu tiên nối điểm thấp nhất của mép bể thận với điểm cuối của đường xẻ rộng đầu trên niệu quản, mũi thứ hai nối điểm đầu trên của niệu quản với điểm cao nhất của vết cắt mở bể thận. Sau đó khâu kín mép

trước bể thận niệu quản với 3 – 4 mũi rời, đặt thông JJ xuôi chiều qua mép sau bể thận niệu quản xuống bàng quang rồi khâu kín mép sau bằng 3 – 4 mũi rời.

 Trường hợp có cắt nhỏ bể thận: khâu mũi đầu tiên nối điểm thấp nhất của mép bể thận với điểm cuối của đường xẻ rộng đầu trên niệu quản, mũi thứ hai nối điểm đầu trên của niệu quản với mép trước của bể thận ở vị trí tương ứng với chiều dài của đoạn niệu quản đã xẻ rộng. Sau đó khâu kín mép trước bể thận niệu quản với 3 – 4 mũi rời, đặt thông JJ qua mép sau bể thận niệu quản xuống bàng quang rồi khâu kín mép sau bằng 3 – 4 mũi rời. Cuối cùng khâu kín bể thận bằng mũi liên tục.

 Duy trì áp lực của khoang sau phúc mạc chỉ từ 7 – 9 mmHg khi khâu nối 2 mũi đầu của bể thận niệu quản để tạo thuận lợi cho việc buộc nơ chỉ không bị quá căng gây tổn thương mô.

Bước 4: Kiểm tra, rút trocar

+ Kiểm tra cầm máu hốc thận sau phúc mạc.

+ Đặt dẫn lưu hốc thận sau phúc mạc bằng thông O2 16 Fr qua trocar 5mm trên mào chậu đường nách sau.

+ Rút các trocar, khâu cân cơ lỗ trocar 10mm, khâu da các lỗ trocar, cố định dẫn lưu.

- Ghi nhận: số trocar, thời gian mổ, lượng máu mất, tai biến trong mổ nếu có.

2.2.4.3. Hậu phẫu: theo dõi, ghi nhận: - Sinh hiệu

- 6 tuần: rút thông JJ qua nội soi bàng quang.

- 3 tháng: đánh giá tình trạng lâm sàng, siêu âm bụng, chụp UIV/ CT scan.

- 6 tháng: đánh giá lâm sàng, xạ hình thận có furosemide. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.5. Định nghĩa các biến số nghiên cứu:

 Thời gian mổ: là khoảng thời gian tính từ lúc phẫu thuật viên bắt đầu rạch da đến khi khâu da xong. Đơn vị tính: phút.

 Lượng máu mất: là thể tích máu mất đi trong thời gian mổ. Lượng máu mất được tính bằng tổng thể tích máu hút ra và máu thấm vào gạc khi mổ. Đơn vị tính: ml.

 Tai biến trong mổ: là các biến chứng xảy ra trong thời gian mổ.

 Biến chứng sau mổ: là các biến chứng xảy ra sau khi kết thúc thời gian mổ.

 Thời gian lưu ống dẫn lưu: là khoảng thời gian tính từ ngày hậu phẫu 1 đến ngày cho rút dẫn lưu. Đơn vị tính: ngày.

 Thời gian nằm viện: là khoảng thời gian tính từ ngày mổ đến ngày cho bệnh nhân xuất viện. Đơn vị tính: ngày.

2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật:

- Các yếu tố dùng để đánh giá kết quả phẫu thuật là: + Lâm sàng:

Tốt: không đau hông lưng, không rò nước tiểu, không nhiễm khuẩn niệu.

Xấu: còn đau hông lưng hoặc rò nước tiểu hoặc nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

+ UIV/ CT scan:

Tốt: giảm phân độ của thận nước so với trước mổ hoặc thuốc cản quang xuống được niệu quản lưng.

Xấu: không giảm hoặc tăng phân độ của thận nước so với trước mổ.

+ Xạ hình thận (có furosemide):

Tốt: chức năng của thận bệnh lý (split function) ổn định hoặc có cải thiện so với trước mổ.

Xấu: chức năng của thận bệnh lý (split function) tiếp tục giảm. - Đánh giá kết quả phẫu thuật:

+ Thành công:

 Lâm sàng: Tốt,

 Cận lâm sàng không ghi nhận tắc nghẽn của khúc nối NQ-BT (Xạ hình thận: Tốt, hoặc UIV/CT scan: Tốt)

Tất cả các số liệu đều được ghi lại trong mẫu hồ sơ nghiên cứu (bảng phụ lục 2) và nhập vào máy tính để phân tích và xử lý số liệu.

Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 for Windows để quản lý, tính toán, xử lý các dữ liệu thống kê.

- Thống kê mô tả:

+ Các biến định lượng: tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến liên tục. Các trị số được biểu hiện bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn.

Trong trường hợp các biến liên tục không theo phân phối chuẩn thì dữ liệu trình bày dưới dạng số trung vị.

+ Các biến định tính: tính tần suất và tỉ lệ phần trăm. - Thống kê phân tích:

Tính trị số P và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Kiểm định giả thuyết thống kê: dùng phép kiểm chính xác Fisher, phép kiểm Chi bình phương hay phép kiểm tổng xếp hạng Wilcoxon.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 12 năm 2011 có 96 TH bệnh lý hẹp khúc nối NQ-BT được PTNS sau phúc mạc tạo hình kiểu cắt rời tại khoa Niệu bệnh viện Bình Dân.

3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG: 3.1.1. Giới tính và tuổi: được phân bố theo bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Phân bố giới và tuổi

≤ 16 17 – 40 41 – 60 > 60 Tổng Nam 9 36 5 2 52 Nữ 7 28 8 1 44 Chung 16 64 13 3 96 Tuổi trung bình: 29,34 ± 2,59 Tuổi nhỏ nhất: 10 Tuổi lớn nhất: 74

Đa số trường hợp (64 ca, chiếm tỉ lệ 66,7%) là ở độ tuổi 17 – 40. Có 16 bệnh nhi trong loạt nghiên cứu này với độ tuổi từ 10 – 16.

Tình cờ phát hiện 7 7,3

Tổng 96 100

3.1.3. Tiền căn bản thân: 3.1.3.1. Bệnh lý nội khoa:

- Hen phế quản 1 TH

- Cao huyết áp 1

- Viêm dạ dày 1

3.1.3.2. Bệnh lý niệu khoa:

Có 2 TH được cơ sở y tế tuyến dưới chẩn đoán là sỏi thận trên thận ứ nước, 1 TH chỉ được điều trị nội khoa, 1 TH được tán sỏi ngoài cơ thể. Sau đó bệnh nhân tự đến khám tại bệnh viện Bình Dân và được chẩn đoán là hẹp khúc nối NQ-BT + sỏi thận thứ phát, có chỉ định phẫu thuật tạo hình.

3.1.3.3. Bệnh lý ngoại khoa khác:

- Sỏi túi mật 1 TH

- Mổ bắt con 3

- Cắt tử cung do u xơ 2

3.1.4. Khám lâm sàng:

Biểu đồ 3.1: Khám lâm sàng chạm thận (+)

Đa số trường hợp (8/11, tỉ lệ 72,7%) khám lâm sàng chạm thận (+) thì có kết quả siêu âm chẩn đoán là thận ứ nước độ 3 hoặc độ 4.

3.1.5. Cận lâm sàng: 3.1.5.1. Nƣớc tiểu:

Biểu đồ 3.2: Phát hiện bạch cầu trong tổng phân tích nước tiểu.

Số trường hợp Lâm sàng chạm thận Số trường hợp Bạch cầu /nước tiểu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản bể thận kiểu cắt rời (Trang 55 - 171)