Các kỹ thuật tạo hình trong phẫu thuật nội soi

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản bể thận kiểu cắt rời (Trang 113 - 117)

4.2.3.1. Các kỹ thuật tạo hình không cắt rời:

Nhược điểm chung của các kỹ thuật tạo hình không cắt rời là không cắt bỏ được khúc nối bệnh lý cũng như không thể chuyển vị bể thận niệu quản trong trường hợp mạch máu cực dưới chèn ép khúc nối.

theo dõi hậu phẫu ổn, tỉ lệ thành công 100% [138].

- Fenger: kỹ thuật này thường được áp dụng trong trường hợp khúc nối hẹp đoạn ngắn, không có mạch máu bất thường và niệu quản không cắm cao vào bể thận. Ưu điểm là thời gian mổ ngắn do ít phải khâu nối. Nhược điểm là làm xoắn vặn khúc nối, có thể gây hẹp tái phát.

Janetschek và cs, trong 5 năm 1994 – 1999, thực hiện 63 TH tạo hình khúc nối qua nội soi theo kỹ thuật Fenger, 4 TH theo kỹ thuật Foley Y-V, ghi nhận thời gian mổ trung bình là 123 phút, 79% trường hợp có mạch máu cực dưới ở mặt trước thì được di chuyển và cố định ra xa khúc nối, tỉ lệ thành công là 98% [69].

Casale và cs thực hiện tạo hình khúc nối qua nội soi kiểu cắt rời cho 19 trẻ và kiểu Fenger cho 7 trẻ từ 8 tháng đến 15 tuổi với chẩn đoán là hẹp không do mạch máu bất thường, tỉ lệ thành công là 94% cho nhóm cắt rời trong khi nhóm Fenger chỉ có 43% [38].

- Davis: kỹ thuật này thường được áp dụng cho trường hợp hẹp khúc nối mà bể thận nhỏ hoặc bể thận nội xoang. Kỹ thuật này hiện nay ít được sử dụng.

- Vạt xoay của bể thận (Culp, Scardino): kỹ thuật này thường được áp dụng trong trường hợp hẹp khúc nối mà bể thận giãn to. Kỹ thuật này cũng ít được sử dụng.

Gần đây, một số tác giả báo cáo kỹ thuật tạo hình không cắt rời cho trường hợp hẹp khúc nối do mạch máu cực dưới mà không cần phải chuyển vị niệu quản, chỉ bóc tách mạch máu chèn ép ra khỏi khúc nối, chuyển lên trên và đính vào mô mặt trước bể thận bằng kẹp hoặc chỉ khâu (kỹ thuật Hellstrom) [86]. Kỹ thuật này thích hợp cho các trường hợp hẹp khúc nối mà nhu động niệu quản bình thường, cấu trúc bể thận không thuận lợi để khâu nối tốt khi chuyển vị.

4.2.3.2. Kỹ thuật tạo hình cắt rời:

Ưu điểm của các kỹ thuật này là cắt bỏ được khúc nối bệnh lý, cắt nhỏ bể thận tạo hình phễu nhằm giúp sự tống thoát nước tiểu thuận lợi hơn, chuyển vị bể thận niệu quản khi có mạch máu bất thường.

- Kỹ thuật Anderson – Hynes: kỹ thuật này hiện nay được đa số phẫu thuật viên Niệu khoa áp dụng để tạo hình khúc nối, nhất là trong trường hợp bể thận giãn to và có mạch máu bất thường.

Turk và cs thực hiện kỹ thuật này qua nội soi trong phúc mạc trên 49 bệnh nhân trong đó 28 TH do mạch máu cực dưới chèn ép, ghi nhận thời gian mổ trung bình là 165 phút, thời gian nằm viện trung bình là 3,7 ngày, tỉ lệ thành công là 97,7% [139].

Singh và cs tạo hình qua nội soi trong phúc mạc trên 142 bệnh nhân với bể thận giãn rộng, ghi nhận thời gian mổ trung bình là 145 phút, thời gian nằm viện trung bình là 3,5 ngày, tỉ lệ thành công là 96,8% [121].

Một điểm khó khăn khi áp dụng kỹ thuật cắt rời là vấn đề khâu nối trong cơ thể nhất là khoang sau phúc mạc, gây mệt mỏi cho phẫu thuật viên và làm kéo dài thời gian mổ so với các kỹ thuật không cắt rời. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Singh và cs, điều này sẽ giảm dần sau 30 – 50 ca phẫu thuật [122].

Trong nước, đa số các cơ sở y tế đều thực hiện thường xuyên các PTNS đòi hỏi phải khâu nối nhiều như lấy sỏi niệu quản lưng hoặc sỏi bể thận. Do đó, việc khâu nối trong cơ thể không còn là yếu tố phải cân nhắc khi chọn lựa kỹ thuật tạo hình khúc nối trong PTNS ở nước ta.

Một vài tác giả đã đề xuất các kỹ thuật cải tiến nhằm kéo giảm thời gian mổ. Ahlawat với kỹ thuật cắt rời đoạn khúc nối sau khi đã khâu nối lại bể thận niệu quản (postanastomotic dismembered method) thực hiện trên 41 TH hẹp khúc nối ghi nhận thời gian mổ trung bình là 97,6 phút, tỉ lệ thành công là 95,1% [19].

Như vậy hiện nay kỹ thuật cắt rời Anderson-Hynes vẫn là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi nhất trong phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối NQ-BT [42], [151], [154].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản bể thận kiểu cắt rời (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)