của các địa phương và chính sách quốc gia
Khu kinh tế dân doanh đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Nền kinh tế cất cánh và thành tích tăng trưởng của khu vực KTTN là một trong những động lực gắn liền với sự phát triển ngoạn mục đó. Kể từ khi được cơng bố, chỉ số PCI đã và đang được chính quyền địa phương sử dụng rộng rãi nhằm xây dựng các giải pháp cải cách kinh tế, cũng như dùng làm thước đo để đánh giá, so sánh các nỗ lực và tiến bộ của mình với các tỉnh “ngơi sao” khác. Trong suốt thời gian kể từ lúc ra đời, PCI đã tác động khơng nhỏ đến các quyết sách của chính quyền địa phương. Rất nhiều tỉnh đã chủ động ban hành các Nghị quyết hoặc Quyết định yêu cầu các Sở ban ngành nỗ lực nâng cao điểm số PCI trên cơ sở xác định rõ chỉ số thành phần nào cần được cải thiện và đưa
ra các sáng kiến để đạt mục tiêu đó. Ngồi ra một số tỉnh cịn đưa ra các chương trình, nỗ lực hành động để cải thiện chỉ số PCI. Dù tính chất pháp lý khơng cao, song những văn bản và chương trình đã cho thấy chính quyền địa phương đã đánh giá cao tầm quan trọng của chỉ số PCI, từ đó cam kết cải thiện và chịu trách nhiệm giải trình trước cử tri của địa phương mình. Khơng chỉ có vậy, một số lãnh đạo cấp tỉnh còn chủ động đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh bạn có thứ hạng PCI cao.
Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang nỗ lực thiết lập nền tảng cho sự phát triển còn các doanh nhân Việt Nam là những người làm nên kỳ tích đáng nể đó thơng qua việc tận dụng các cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên môi trường kinh doanh sau khi doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn còn nhiêu vấn đề. Những lĩnh vực chính thuộc giai đoạn cải cách thế hệ thứ hai gồm có:
1) Tăng cường tính minh bạch của chính quyền bằng cách giảm hơn nữa các chi phí thu thập thơng tin và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trongviệc tính tốn được rui ro của việc mở rộng kinh doanh.
2) Cung cấp cho các doanh nghiệp lực lượng lao động có tay nghề, đã được đào tạo phù hợp và đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Bởi vì hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng áp dụng các quy trình sản xuất phức tạp hơn, tham gia vào lĩnh vực dịch vụ với các sản phẩm đặc thù ngày càng nhiều hơn.
3) Củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với các thiết chế pháp lý, nâng cao hiệu quả các phương thức giải quyết tranh chấp hợp động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chống tham nhũng và bảo vệ doanh nghiệp trước những hành vi không phù hợp của một số cán bộ công chức địa phương.
Cách tiếp cận đơn giản để xem xét những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải là thơng qua hai lăng kính chi phí và rủi ro. Mục tiêu chương trình Cải cách Hành chính (CCHC) nhằm tinh giản hố bộ máy hành chính nhà nước của Việt Nam và cải cách thể chế cũng thể hiện dưới hai khía cạnh này; và tất nhiên, mọi chỉ tiêu cải cách trong chỉ số PCI đều thể hiện một hoặc cả hai khái niệm trên bao trùm năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với Chỉ số thành phần liên quan đến Đất đai, khía cạnh thứ nhất của Chỉ số đề cập đến chi phí (thời gian và tiền bạc) các doanh nghiệp phải bỏ ra để có được địa điểm kinh doanh thích hợp, trong khi khía cạnh thứ hai đề cập đến khó khăn trong việc có được các quyền pháp lý rõ ràng đối với địa điểm đó, nhờ vậy giảm thiểu rủi ro đầu tư. Khi doanh nghiệp cân nhắc sử dụng đồng vốn dành dụm được cho mục đích mở rộng kinh doanh hoặc sáng tạo ra những sản phẩm mới, chắc chắn họ phải tính tốn chi phí và rủi ro của việc điều hành kinh tế đối với kế hoạch kinh doanh của mình.
Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan soạn thảo pháp luật cũng nên chuẩn bị để áp dụng cách tiếp cận dựa trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích này trong việc thẩm tra các quy định hiện tại và xây dựng những quy định mới. Về mặt chi phí, các nhà hoạch định chính sách có thể đặt câu hỏi, “liệu quy định này có cần thiết để bảo vệ lợi ích cơng cộng?” Nếu đúng là như vậy, “liệu chúng có được áp dụng một cách hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí tuân thủ của doanh nghiệp và cơng dân?”. Rõ ràng, các quy định có vai trị chính thống và hợp lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, môi trường, sức khoẻ và an tồn của người dân cũng như những lợi ích công cộng khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, các quy định cần được xây dựng theo hướng cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ trực tiếp mà những người thực thi pháp luật có thể nhũng nhiễu, địi hỏi các chi phí khơng chính thức từ các doanh nghiệp đối tượng - điều chỉnh của pháp luật. Đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi của Việt Nam từ việc sử dụng các quy định hành chính làm phương thức kiểm sốt hoạt động KTTN sang việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thơng qua các trình tự thể chế ”quản lý từ xa” là một bước quan trọng nhằm đáp ứng các cam kết BTA/WTO cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại.
Tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách có thể đặt câu hỏi liệu một quy định cụ thể ảnh hưởng như thế nào tới mức độ rủi ro có thể gặp phải mà các doanh nghiệp đang cân nhắc khi tham gia vào một lĩnh vực mới hoặc mở rộng hoạt động hiện tại.
Những hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro thường gắn với lợi nhuận cao, chính là lý do mà doanh nghiệp quan tâm tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Mục tiêu của các cơ quan chính quyền tại Việt Nam là tập trung vào việc cải cách thể chế trong đó mọi rủi ro có thể dự đốn được, vì vậy doanh nghiệp sẽ dễ dàng lượng hóa mức độ rủi ro hơn. Cần có nhiều nỗ lực để đảm bảo các quy định thủ tục minh bạch và dễ hiểu, và những rủi ro ngầm, không liên quan tới kinh doanh trong quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cấp tỉnh và Trung ương sẽ được giảm thiểu hoặc loại bỏ hồn tồn.
Thơng tin về các quy định và thủ tục hành chính tốt hơn khơng chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chiến lược, mà cịn cho phép các cơng chức thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, tồ án và cơ quan cơ quan nhà nước khác xử lý những khiếu nại của công dân và doanh nghiệp đối với các quyết định hành chính hiệu quả hơn. Liên quan đến khả năng tiếp cận thông tin đối với các văn bản pháp luật (“quy định pháp luật chung”), đã có nhiều nỗ lực ở cấp quốc gia và cấp tỉnh trong việc cải thiện Cơng báo, trong đó có kế hoạch xây dựng Cơng báo Điện tử có chức năng tìm kiếm, và việc xây dựng Công báo Tỉnh tại hầu hết các địa phương. Trang web của VCCI www.vibonline.com.vn đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang trong quá trình soạn thảo.
Ngồi khu vực hoạch định chính sách, khu vực KTTN cũng đã và đang sử dụng chỉ số PCI làm thông tin tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư cũng như vận động, ủng hộ các sáng kiến của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mơi trường kinh doanh của mình. Chỉ số PCI ngày càng được Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó có đại diện cơng đồng doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn trong các phiên họp chất vấn kết quả công tác hoạt động của các sở ban ngành. Kết quả là, lãnh đạo nhiều tỉnh đã đề nghị nhóm nghiên cứu PCI tổ chức các cuộc hội thảo để thảo luận về các nội dung chất vấn mà Hội đồng nhân dân đưa ra, nhằm giúp họ hiểu sâu hơn về phương pháp luận và
cách thiết kế, xây dựng chỉ số PCI. Hiện tại doanh nghiệp thưòng sử dụng chỉ số PCI làm cơ sở tham khảo đánh giá tác động của các sáng kiến cụ thể của địa phương.
*) Tóm lược Chương I:
Chương I đã sơ bộ đưa ra được tổng quan về Chỉ số PCI giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung được q trình thu thập số liệu đến cơng tác xây dựng chỉ số. Đặc biệt, vai trò của chỉ số PCI đối với thực tiễn đã thể hiện rõ qua chương này và một lần nữa khẳng định việc ra đời của chỉ số PCI tuy khách quan nhưng hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trong 5 năm (2005 2009), chỉ số PCI đã phần nào giúp lãnh đạo các địa phương - nhận thấy được những vấn đề còn tồn tại và trở thành một trong những cơ sở quan trọng trong việc đề ra các giải pháp cải thiện khả năng quản lý cũng như tạo môi trường tốt hơn nữa cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số địa phương có vai trị hết sức quan trọng của đất nước nhưng tốc độ cải thiện chỉ số PCI lại rất chậm và những giải pháp đưa ra thường không đạt được hiệu quả cần thiết, điển hình là thành phố Hà Nội trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của – cả nước. Do vậy, Chương II sẽ tập trung vào phân tích sự thay đổi chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội qua các năm (2005 2009) làm cơ sở cho việc đề ra - những giải pháp triệt để và hiệu quả.
Chương 2: PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI