2.2 Báo cáo đánh giá chỉ số PCI của Hà Nội
2.2.2 Các chỉ số thành phần PCI của Hà Nội qua các năm
Bảng2.2:Bảng thống kê điểm các chỉ số thành phần PCI của Hà Nội từ năm 2005 - 2009
Hà Nội Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chi phí gia nhập thị trường 7,28 5,73 6.30 8,08 8,35
Tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định trong sử
Hà Nội Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin 4,12 5,60 6,47 6,60 6,10
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định
của Nhà nước/Thanh tra và kiểm tra 6,78 5,25 5,83 5,27 5,88
Chi phí khơng chính thức 3,97 5,21 5,36 6,37 5,20
Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước (1) 5,72 4,70 5,19 7,08 - Tính năng động và tiên phong của chính
quyền tỉnh 6,23 4,23 5,19 4,70 3,45
Chính sách phát triển kinh tế tư nhân (2) 7,73 6,12 7,12 5,62 -
Đào tạo lao động(3) - 5,24 5,65 4,79 5,60
Thiết chế pháp lý(4) - 3,39 3,66 2,79 5,26
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI các năm từ 2005-2009
(1) Báo cáo PCI 2009 lược bỏ chỉ số thành phần Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước.
(2) Báo cáo PCI 2009 thay thế chỉ số Chính sách phát triển kinh tế tư nhân bằng Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp với số điểm là 7,43.
(3), (4) Đây là 2 chỉ số khơng có trong báo cáo PCI 2005 nhưng có chỉ số Thực hiện chính sách của Trung ương với số điểm là 4,32.
Xét theo góc độ tăng giảm qua các năm, ta có thể thấy hầu hết các chỉ số của Hà Nội có sự tăng dần ngoại trừ chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh và Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Đây là hai chỉ số có điểm trọng sốcao (15%) bởi mỗi sự thay đổi của hai chỉ số này đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính sự sụt giảm về điẻm của hai chỉ số quan trọng trên đã làm cho thứ hạng PCI của Hà Nội không được cải thiện nhiều qua các năm dù các chỉ số còn lại đều có xu hướng tăng. Thực tế cho thấy, đối với các tỉnh thành khác (trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), việc đại diện Chính quyền tỉnh chủ động tham gia các buổi hội thảo, các khóa học nâng cao năng lực và rất chịu khó học hỏi những thành công của các đơn vị
khác trong nước cũng như nước ngoài là điều hết sức bình thường thì ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) thì ngược lại. Với ưu thế là 02 đơn vị có điều kiện truyền thống cao nhất cả nước, các lãnh đạo của Hà Nội và TP HCM không đề cao việc học hỏi những thành công của các tỉnh thành khác trong nước. Điều đó thể hiện qua việc các đại diện chính quyền của Hà Nội và TP HCM luôn viện cớ bận họp, làm công tác chuyên môn… để không tham dự các buổi hội thảo, phổ biến kinh nghiệm của các tỉnh thành trong cả nước. Riêng đối với Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, ngoài việc tổ chức một số hoạt động bề nổi như tổ chức các chương trình cổ vũ đội ngũ doanh nhân nói chung (Sao vàng đất Việt, Ngày Doanh nhân Việt Nam…) thì những chính sách, văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía Chính quyền Hà Nội và TP HCM đối với khối doanh nghiệp tư nhân là rất hạn chế.
Tuy nhiên, trong năm 2009 cùng với những cải cách trong thủ tục hành chính, Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu về việc thành lập các trung tâm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khối kinh tế tư nhân. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội – cơ quan đại diện cho đơn vị quản lý hành chính Nhà nước về cấp phép đăng ký kinh doanh và tham mưu cho UBND Thành phố trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đã thành lập 02 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Trung tâm xúc tiến đầu tư. Mục đích của hai đơn vị này là triển khai các kế hoạch, chương trình hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố phát triển các doanh nghiệp, trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đào tạo và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố. Chính nhờ động thái này mà điểm của - Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (thay thế chỉ số Chính sách phát triển kinh tế tư nhân) của Hà Nội năm 2009 đạt 7,43 điểm.