Các giải pháp cải thiện chung đến từng chỉ số thành phần

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội. (Trang 103 - 114)

Ngay khi chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ra đời, đã có rất nhiều nghiên cứu của từng địa phương được đưa ra nhằm cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, mục đích của chỉ số PCI khơng phải đưa ra một bảng xếp hạng để so sánh giữa các tỉnh, thành trong cả nước mà mục đích chính là để chính quyền các tỉnh, thành có được cái nhìn tồn diện về tâm tư, nguyện vọng chính đáng của khối DNTN trên địa bàn của mình.

Qua việc nắm bắt được phản ánh từ các DNTN trên địa bànbằng cách phân tích chỉ số PCI, lãnh đạo chính quyền địa phương sẽ đề ra được các giải pháp để giải quyết được những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển của khối DNTN. Điển hình là các tỉnh như Hà Tây, Khánh Hịa, Phú n và Bình Phước sau khi chỉ số PCI được công bố đã ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy hoặc Quyết định của UBND tỉnh, yêu cầu lãnh đạo các sở ban ngành nỗ lực nâng cao điểm số PCI, đồng thời xác định rõ chỉ số thành phần nào cần được cải thiện và đưa ra các sáng kiến để đạt được mục tiêu đó.

Theo báo cáo của PCI, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai địa phương có điều kiện truyền thống tốt nhất trong cả nước. Tuy nhiên, khi tách bạch điều kiện truyền thống, chỉ số PCI đã cho thấy chính quyền Thành phố Hà Nội cũng như TP Hồ Chí Minh cịn tồn tại rất nhiều hạn chế và minh chứng rõ nhất là vị trí trên bảng xếp hạng PCI qua các năm của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Căn cứ vào phân tích từng chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI của Hà Nội, ta có thể thấy trong cả 10 chỉ số thành phần đều ít nhiều phản ảnh sự hạn chế của chính quyền Thành phố đối với việc phát triển khối DNTN trên địa bàn.

Bảng 3.1: Bảng chỉ số tổng hợp PCI năm 2009 của thành phố Hà Nội

STT Chỉ số thành phần Điểm Xếp hạng

STT Chỉ số thành phần Điểm Xếp hạng

2 Tính minh bạch 6,1 30/63

3 Đào tạo lao động 5,6 9/63

4 phố Hà NộiTính năng động và tiên phong của chính quyền thành 3,45 47/63 5 nướcChi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà 5,88 49/63

6 Thiết chế pháp lý 5,26 38/63

7 Chi phí khơng chính thức 5,2 33/63

8 Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất 5,2 55/63

9 Chi phí gia nhập thị trường 8,35 32/63

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI 2009

Từ những phân tích của chương II, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin rút ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số PCI của Thành phố Hà Nội như sau:

Để cải thiện chỉ số PCI của Hà Nội, ta cần tập trung vào các giải pháp đối với những vấn đề còn tồn tại của từng chỉ số thành phần, đặc biệt là những chỉ số có trọng số cao.

a) Chính sách phát triển KTTN (loại trọng số: Cao)

- Trước hết, chính quyền Hà Nội cần nâng cao khả năng tiếp cận của các DNTN đối với các dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh bằng cách luôn cập nhật, bổ sung các thông tin kinh doanh quan trọng trên địa bàn Thành phố trên internet, phát thanh - truyền hình… Với cơ sở hạ tầng về thơng tin phát triển, Hà Nội hồn tồn đủ khả năng trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp, cập nhật cũng như tạo điều kiện tốt nhất để các DNTN tìm kiếm các thơng tin kinh doanh của Hà Nội.

- Dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh,dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật

dịch vụ xúc tiến thương mại là các khâu khá quan trọng đối với các DNTN, đặc biệt là những doanh nghiệp mới. Hiện sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước của Hà Nội đi đầu trong việc thành lập các đơn vị sự nghiệp hỗ trợ cho khối kinh

tế tư nhân. Hai đơn vị sự nghiệp được thành lập trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là: Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trung tâm xúc tiến đầu tư. Hai trung tâm này đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của các DNTN trong việc giải quyết nhu cầu hướng dẫn trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, việc thành lập thêm các đơn vị sự nghiệp cho các dịch vụ công ở các cơ quan quản lý Nhà nước khác trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp tăng thêm niềm tin cũng như hiệu quả từ phía các DNTN đồng thời góp phần tác động đến việc cải thiện điểm của một trong những chỉ số thành phần quan trọng nhất: Chính sách phát triển kinh tế tư nhân (năm 2009 đổi tên là Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp)với kỳ vọng sẽ vượt qua thành phố Hồ Chí Minh để đứng thứ nhất trong vịng 3 năm tới.

b) Tính minh bạch (loại trọng số: Cao)

Như đã phân tích ở Chương trước, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội ln phải chịu áp lực về việc phải có các “mối quan hệ” với các quan chức khi triển khai bất cứ một hoạt động kinh doanh nào ngay cả khâu tiếp cận các văn bản, tài liệu phục vụ, cung cấp các thông tin kinh doanh. Đây là tiêu chí chính tác động đến chỉ số thành phần Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

Để giải quyết tận gốc vấn đề này thực sự rất khó bởi thói quen nhờ vả họ hàng, bạn bè từ lâu đã là một việc hết sức bình thường đối với người dân Việt Nam. Đơi khi một việc dù đã có quy trình hướng dẫn cụ thể tại cơ quan nhưng một phần dân số Việt Nam vẫn nghĩ đến việc phải liên lạc với “người này”, “người kia” làm ở cơ quan đó thì cơng việc mới hồn thành được. Như vậy, vơ hình chung đã tạo điều kiện để chính những cơng chức Nhà nước phụ thuộc vào nhau và việc phân định rạch ròi những việc nào nhờ vả là chính đáng thực sự rất khó khăn. Do vậy, trước mắt chính quyền Hà Nội cần tập trung vào một số giải pháp có tính bền vững và tác động dần đến đại bộ phận công chức. Cụ thể:

- Hồn thiện hơn nữa những quy trình hướng dẫn doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính với mục tiêu làm sao để doanh nghiệp “dễ hiểu, dễ thực hiện theo và hiệu quả cao”.

- Thành lập thêm các đơn vị sự nghiệp ở các cơ quan quản lý Nhà nước với nhiệm vụ hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp về thủ tục pháp lý, quy trình hướng dẫn… Tránh để tình trạng các cán bộ thụ lý hồ sơ lợi dụng những thắc mắc của doanh nghiệp để “làm khó”.

- Cập nhật hơn nữa các thông tin mà doanh nghiệp quan tâm lên trang web của cơ quan. Thực hiện tốt việc liên kết giữa các website của các cơ quan Nhà nước khác nhau để doanh nghiệp có thể tìm kiếm các thơng tin một cách dễ dàng.

Ngồi việc giải quyết vấn đề nổi cộm là việc lạm dụng các “mối quan hệ” trong giải quyết thủ tục hành chính ở Hà Nội. Để cải thiện hơn nữa đến chỉ số thành phần Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin, Chính quyền Hà Nội cần tập trung giải quyết thêm một số tiêu chí khác. Ví dụ như giải quyết việc “làm khó” doanh nghiệp của các cán bộ Nhà nước và tăng cường trao đổi thông tin trực tuyến giữa các cơ quan Nhà nước,

Để giải quyết vấn đề giải quyết hồ sơ chậm hoặc ban hành nhiều văn bản cá biệt nhằm “làm khó” doanh nghiệp, Hà Nội đã ban hành rất nhiều Quyết định về cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, hai cơng cụ được sử dụng chính là thời gian thụ lý hồ sơ và quy trình chung về soạn thảo văn bản (quy trình ISO) áp dụng cho thủ tục “Hồ sơ một cửa” Đây là việc làm hết sức đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bộ . máy chính quyền Thành phố. Tuy nhiên hai công cụ này thực sự chỉ đúng với một số lĩnh vực và phù hợp nhất là đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Trong tương lai, để tăng cường hơn nữa hiệu quả của cán bộ cơng chức Hà Nội, ngồi việc tạo ra cơ chế lương linh hoạt và đáp ứng nhu cầu sống trung bình của cá nhân và gia đình họ, cịn cần phải tăng cường các hoạt động tun truyền hình mẫu cán bộ cơng chức vì nước, vì dân kết hợp xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu làm khó các doanh nghiệp.

Hiện các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội thông thường họp giao ban vào đầu mỗi tuần nhằm đánh giá tình hình thực hiện chun mơn trong tuần trước và đưa ra những công việc cụ thể cần làm trong tuần mới. Việc triển khai thí điểm mơ hình giao ban trực tuyến giữa các Sở ban ngành với UBND Thành phố trong năm 2010 vừa qua đã thể hiện nỗ lực của bộ máy chính quyền Hà Nội nhằm làm tăng tính minh bạch. Điều này nếu được phát huy và phát triển trên toàn Thành phố trong thời gian tới sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận những thơng tin thiết thực một cách dễ dàng hơn.

Kỳ vọng đối với nhóm giải pháp này sẽ là cải thiện chỉ số Tính minh bạch ( một trong những chỉ số rất quan trọng tác động lớn tới thay đổi của chỉ số tổng hợp PCI) từ vị trí 30/63(năm 2009)lên vị trí 20/63 trong vịng 3 năm tới.

c) Đào tạo lao động (loại trọng số: Cao)

Hà Nội là một trong những địa phương có mật độ dân số đông nhất trên cả nước. Với quy mô dân số đông và đa số là ở độ tuổi từ 18 đến 35 đã cho thấy Hà Nội có một lực lượng lao động trong độ tuổi vơ cùng lớn. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động là điều mà Chính quyền Hà Nội khơng thể khơng quan tâm đến bởi nếu lao động được đào tạo bài bản, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì sẽ giúp Hà Nội giảm tỷ lệ thất nghiệp (năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội vẫn ở mức cao: 5,2%).

Để cải thiện Chỉ số thành phần Đào tạo lao động của Hà Nội qua các năm ta cần tập trung vào các giải pháp liên quan đến việc nâng cao Chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động, chất lượng dịch vụ giáo dục phổ thôngvà chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm do các cơ quan của tỉnh cung cấp. Cụ thể:

- Đối với dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động, chính quyền Hà Nội cần tập trung vào những nghề mà hiện nay trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của thị trường. Ví dụ như nghề “lao động phục vụ gia đình” (ơ sin), nghề vận chuyển hàng hóa gia đình, nghề sửa xe máy ô tô lưu động…–

- Dịch vụ giáo dục phổ thơng của Hà Nội có một số lợi thế từ cơ sở hạ tầng

phát triển. Tuy nhiên, việc đa phần học sinh đỗ đại học trên địa bàn Hà Nội đều từ các tỉnh thành khác cho thấy chất lượng dịch vụ giáo dục cấp phổ thông của Hà Nội cịn nhiều điều phải bàn. Đó là sự phối hợp khơng thường xun giữa Nhà trường và gia đình, nội dung đào tạo cứng nhắc, chất lượng giáo viên các cấp không cao (do hiện tượng tuyển con em hoặc người thân vào làm giáo viên), môi trường xã hội phức tạp nhiều cám dỗ… Để giải quyết tận gốc điều này là vô cùng khó khăn nên trước mắt, ngay trong q trình giáo dục phổ thơng, chính quyền Hà Nội cần tạo ra cơ chế để các Nhà trường (đặc biệt là các trường công) linh động trong giới hạn cho phép về nội dung đào tạo và có định hướng về nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, chính quyền Hà Nội cần có những biện pháp khuyến khích, thúc đẩy việc chuyển hướng sang đào tạo nghề đối với những học sinh không đủ khả năng. Điều này sẽ giảm bớt được sức ép về tỷ lệ thất nghiệp tạm thời cũng như đáp ứng được nhu cầu về lao động qua đào tạo của thị trường Hà Nội.

- Dịch vụ giới thiệu việc làm đã xuất hiện từ rất sớm tại Hà Nội bởi đây là một

nhu cầu không thể thiếu đối với một thị trường lao động luôn sôi động với lượng cung cũng như nhu cầu vô cùng dồi dào. Để phát triển một cách đúng hướng và bền vững dịch vụ giới thiệu việc làm, Hà Nội cần đưa ra những quy định và những chế tài xử phạt nghiêm đối với những vi phạm trong hoạt động kinh doanh này. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu việc làm cấp tỉnh (thành phố) và cấp xã (phường) để các cơng ty kinh doanh loại hình dịch vụ này tiếp cận dễ dàng hơn đối với người lao động và có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước.

Kỳ vọng đối với nhóm giải pháp này sẽ là cải thiện chỉ số Đào tạo lao động từ vị trí 9/63 (năm 2009) lên vị trí 7/63 trong vịng 3 năm tới.

Đây là chỉ số thành phần mang đậm yếu tố con người trong bộ máy chính quyền địa phương. Do vây, những giải pháp sẽ tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo cũng như hiệu quả trong công việc của các cán bộ, công nhân viên chức. Cụ thể, bộ máy lãnh đạo của thành phố Hà Nội cần chủ động:

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vận động làm việc sáng tạo và có những phần thưởng cho những cá nhân hoạt động năng nổ, hiệu quả nhất trong bộ máy chính quyền.

- Cử những cán bộ trẻ, có năng lực đi tập huấn trung hạn nâng cao năng lực chuyên môn tại các quốc gia phát triển thuộc Châu Á và có những đảm bảo chắc chắn về vị trí cơng tác cũng như các đãi ngộ đối với những cá nhân này sau khi họ hoàn thành tốt đợt tập huấn và quay trở về.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát về ý thức cũng như trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong việc thụ lý các công việc chuyên môn đặc biệt là các công việc liên quan đến khối kinh tế tư nhân. Đồng thời đưa ra các chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm, chà đạp lên quyền lợi chính đáng của các DNTN nói riêng và các tổ chức kinh doanh nói chung trong xã hội.

- Báo cáo lên tổ chức cấp Trung Ương những trường hợp là những cá nhân thuộc cấp Trung Ương có những chỉ đạo sai lệch và có mục đích tư lợi đến các hoạt động trong q trình lãnh đạo của chính quyền Hà Nội.Tuyệt đối khơng để tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” gây khó khăn trong quá trình chỉ đạo của Thành phố, đặc biệt trong lĩnh vực Giải phóng mặt bằng.

Kỳ vọng đối với nhóm giải pháp này sẽ là cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh từ vị trí 47/63 (năm 2009) lên vị trí 30/63 trong vịng 03 năm tới.

e) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước (loại trọng số: Trung bình)

Điều mà các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội quan tâm nhất hiện nay chính là thời gian thực hiện các quy định từ phía chính quyền. Với một nền kinh tế thị trường của Hà Nội sôi động như hiện nay, chỉ chậm một chút thơi là có thể bỏ lỡ thời cơ kinh doanh hoặc sẽ xảy ra nguy cơ khiến doanh nghiệp phá sản… Do vậy, việc phải giảm chi phí thời gian cho các doanh nghiệp khi thực hiện các quy định của Chính quyền Hà Nội là vơ cùng cấp thiết và các giải pháp cần tập trung như sau:

- Bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính quyền Hà Nội cần tăng cường khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cán bộ, công chức quản lý Nhà nước đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những cá nhân cố tình thực

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội. (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)