Một số giải pháp có tính khả thi cao đặt ra cho chính quyền Hà Nội

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội. (Trang 114 - 120)

Đối với Hà Nội – trung tâm chính trị của Việt Nam, việc thay đổi để cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền là hết sức khó khăn. Đơi khi có những vấn đề mang tính cơ chế nên dù nó vẫn đang tồn tại làm kìm hãm sự phát triển của khối kinh tế tư nhân nhưng không thể đề ra các giải pháp tác động làm thay đổi ngay tức thì được.

Trước mắt, theo đánh giá của cá nhân tôi, Hà Nội cần chấp nhận những tồn tại mang tính hệ thống để tập trung giải pháp cải thiện đối với những vấn đề có tính cục bộ ở một số bộ phận trong Thành phố và nỗ lực cải thiện các chỉ số có trọng số cao. Có như vậy, tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp mới cao được.

Cụ thể, tôi cho rằng trong số các chỉ số thành phần có trọng số cao thì giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền Hà Nội là khả thi nhất bởi đây là chi số mang đậm yếu tố con người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững. Căn cứ những giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền đã đưa ra ở phần trước, những hành động cụ thể cần đặt ra đối với Hà Nội trong thời gian tới là:

- Yêu cầu các trường Đại học trên tồn Thành phố có các báo cáo thường xun về tình hình học tập, đạo đức, tác phong của một số sinh viên có thành tích cao trong suốt các năm học. Căn cứ vào các báo cáo này, chính quyền Hà Nội sẽ có các cam kết nhận những sinh viên ưu tú (có thành tích cao và ổn định trong suốt các năm học) có nguyện vọng vào làm việc vào các cơ quan quản lý Nhà nước tại Hà Nội. Ngồi ra, trong bản cam kết, chính quyền Hà Nội cần thể hiện rõ sự ưu tiên, hỗ trợ tối đa đến công tác của các cá nhân này để làm sao nguồn nhân lực chất lượng cao này sẽ ở lại cống hiến cho chính quyền Hà Nội, tránh việc các thủ khoa đại học lần lượt ra khỏi bộ máy chính quyền như đã xảy ra trong thời gian trước. Theo báo cáo của Phó bí thư

thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Cơng Sối, Đại hội Đảng Thành phố Hà Nội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2011- 2015) dự kiến tuy số lượng cán bộ trẻ trong bộ máy lãnh đạo còn thấp do hiệu ứng từ việc sáp nhập Hà Tây nhưng trong thời gian tới sẽ thay đổi triệt để hiện tượng này bằng việc lên kế hoạch đào tạo 500 sinh viên làm cán bộ nguồn của Thành phố trong nhiệm kỳ tới.

- Thành lập thêm các bộ phận thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của các cá nhân trong bộ máy quản lý Nhà nước, đặc biệt đối với các sở ngành của thành phố Hà Nội. Trước mắt, cần bổ sung phòng Thanh tra cho các Sở, ngành chưa có đồng thời yêu cầu các đơn vị thanh tra kiểm sốt chặt chẽ các quy trình ISO trong cải cách hành chính mà cơ quan đã đề ra. Nếu thấy có sự sai phạm cần lập tức báo cáo lãnh đạo Thành phố để có biện pháp xử phạt làm gương cho những đối tượng khác.

- Xây dựng một cơ chế lương, thưởng linh hoạt và đề đạt lên cấp Trung ương xem xét, chấp thuận. Riêng đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần có những cơ chế lương, thưởng phù hợp không phụ thuộc vào mức lương tối thiểu để một mặt giữ chân những cán bộ trẻ có tài năng, có cống hiến, mặt khác thể hiện rõ tính năng động của chính quyềnThành phố.

- Tiếp tục thành lập thêm các đơn vị sự nghiệp trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Dự kiến trong vòng 03 năm tới, các Sở ngành ngoài Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thành lập thêm tối thiểu 01 trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp để tạo điều kiện phát triển hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

- Xin cấp Trung ương xem xét, chấp thuận cho Hà Nội cơ chế đặc thù áp dụng các sáng kiến đối với khâu quản lý hành chính. Cụ thể, nhân rộng các sáng kiến tốt trong việc tiếp nhận hồ sơ hành chính, sáng kiến tốt trong thụ lý hồ sơ thủ tục hành chính... Ngồi ra, việc các doanh nghiệp tư nhân góp ý đối với các quy trình quản lý hành chính thì chính quyền Hà Nội cần tiếp thu và giải quyết bởi đó là những nguyện vọng chính đáng của họ.

- Thường xuyên ưu tiên các cán bộ trẻ, năng động và có cống hiến đối với hoạt động của bộ máy chính quyền Thành phố được ra nước ngồi học tập theo định hướng cam kết trở về tiếp tục cống hiến trong Nhà nước. Trước mắt, cần tập trung cử các cán bộ trẻ thuộc các Sở, ngành có vai trị trọng yếu trong bộ máy chính quyền Hà Nội như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài ngun và mơi trường... và có những đãi ngộ xứng đáng khi họ trở về và tiếp tục cống hiến cho chính quyền Thành phố. Sau đó, nếu mơ hình này thể hiện hiệu quả cần nhân rộng ra trong các cơ quan còn lại trong bộ máy chính quyền Hà Nội.

Việc tập trung vào các giải pháp có tính khả thi cao trên, tơi kỳ vọng trong vòng 03 năm tới, điểm số của chỉ số thành phần Tính năng động và tiên phong của chính quyền Hà Nội sẽ cải thiện từ vị trí 47/63 (năm 2009) lên vị trí 30/63 trong 03 năm tới. Tính theo tỷ lệ trọng số, việc tập trung vào các giải pháp cải thiện chỉ số thành phần này, chỉ số tổng hợp PCI của Hà Nội sẽ kỳ vọng tăng lên 04 bậc từ vị trí 33/63 (năm 2009) lên vị trí 29/63 trong 03 năm tới.

*) Tóm lược chương III:

Chương III đã nêu ra được các nhóm giải pháp tác động trực tiếp vào những nguyên nhân của sự thay đổi cũng như những tồn tại, hạn chế của các chỉ số thành phần (đã phân tích ở chương II). Trong số những chỉ số thành phần, nghiên cứu tập trung đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể và triệt để đối với những chỉ số thành phần quan trọng (tức những chỉ số thành phần có trọng số cao). Các nhóm giải pháp này cũng thể hiện được kỳ vọng của nghiên cứu đối với sự thay đổi theo hướng tích cực của chỉ số PCI của thành phố Hà Nội trong vòng 03 năm tới.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, vị trí cũng như vai trị của khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng được khẳng định. Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo “Nhận diện mơ hình và con đường phát triển tập đồn kinh tế tư nhân Việt Nam” diễn ra vào 19/3/2010: Năm 2008 có 65.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới và năm 2009 là 85.000. Bình quân vốn sở hữu năm 2009 là 9 tỉ đồng/doanh nghiệp, gấp chín lần so với năm 2000. Dự kiến năm 2010 khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 48% GDP, tăng 2% so với năm 2009. [4]

Đóng góp tới gần 50% GDP, các DNTN Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Do đó, việc xây dựng và phát triển chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) – một chỉ số cho thấy cảm nhận của các DNTN đối với cách điều hành, quản lý của chính quyền địa phương nơi họ hoạt động kinh doanh là vô cùng phù hợp.

Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển rất lớn đối với khu vực kinh tế tư nhân. Nhận thức được vai trị của các DNTN, chính quyền Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy hoạt động của khối kinh tế này. Tuy nhiên, cũng như một số tỉnh thành phố khác, vị trí trên bảng xếp hạng PCI hàng năm - đã cho thấy chính quyền Hà Nội cịn khá nhiều việc phải làm.

Nghiên cứu này đã tập trung phân tích sơ bộ từng chỉ số thành phần PCI qua các năm của Hà Nội đồng thời đánh giá, so sánh giữa Hà Nội với các địa phương khác về các tiêu chí của từng chỉ số thành phần. Qua đó rút ra những giải pháp cơ bản để cải thiện chỉ số PCI của Hà Nội trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo báo cáo PCI 2009, trước mắt Hà Nội cần tập trung vào nhóm giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần có điểm số thấp hơn so với các mặt bằng chung cả nước, cụ thể là:

- Nhóm chỉ số có trọng số cao: Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh; Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin.

- Nhóm chỉ số có trọng số trung bình: Chi phí thời gian để thực hiện các quy

định của Nhà nước.

- Nhóm chỉ số có trọng số thấp: Chi phí khơng chính thức; Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất.

Cùng với việc cải thiện điểm số của 05 chỉ số thành phần trên, vị trí của Hà Nội trong bảng xếp hạng PCI sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới. Tuy nhiên, mục đích chính của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đó là làm sao tạo ra một thước đo cảm nhận của khối DNTN đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phươngchứ khơng phải mục đích so sánh một cách hình thức giữa địa phương này và địa phương khác.

Thông qua việc cải thiện chỉ số PCI từ các giải pháp trong nghiên cứu này, chính quyền Hà Nội sẽ có cơ hội nhìn thẳng vào những bất cập cịn tồn tại để kiên quyết hơn nữa, quyết tâm hơn nữa giải quyết những khó khăn, trăn trở của các DNTN trên địa bàn. Từ đó, khối DNTN sẽ yên tâm, vững tin vào Đảng và Nhà nước để tập trung trong hoạt động kinh doanh, gián tiếp đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự nghiệp phát triển Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước.–

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Namtừ năm 2005 - 2009. 2. Niên giám thống kê hàng năm của Hà Nội từ năm 2005 – 2009.

3. Các báo cáo tóm tắt PCI từ năm 2005 - 2009.

4. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo “Nhận diện mơ hình và con đường phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam” diễn ra vào 19/3/2010.

5. Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hoá Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 2010 (gọi tắt là Đề - án 30).

6. Đề án nâng cao PCI của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010.

7. Báo cáo "Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra DN nhỏ và vừa 2009" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Khoa Kinh tế, Đại học Copenhaghen (Đan Mạch) và Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành.Năm 2010.

8. Một số trang web:

a. Trang thông tin: http://tintuc.xalo.vn b. Trang thông tin: http://www.baomoi.com

c. Trang web của PCI Việt Nam: http://www.pcivietnam.org d. Trang thông tin: http://www.tinmoi.vn

e. Trang web của công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.accco.com.vn

f. Trang web Diễn đàn doanh nghiệp: http://dddn.com.vn

g. Báo điện tử của TW Hội khuyến học Việt Nam: http://dantri.com.vn h. Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội: www.hanoi.gov.vn

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố Hà Nội. (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)