Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu 1_ Luan an- Ngo Giang (Trang 129 - 132)

6. Cấu trúc của luận án

3.4. Đánh giá chung về thực trạng quan hệ lao độngtrong các doanh nghiệpsản

3.4.1. Những mặt tích cực

Tính đến thời điểm năm 2019, Nhà đầu tư Nhật Bản đang đứng ở vị trí thứ 2 trong các Nhà đầu tư chính tại Việt Nam. Hơn 3.899 dự án đã được đăng ký triển khai. Con số này đã thể hiện được chiến lược đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Đồng thời khẳng định thêm mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng bền chặt. Việc này giúp giải quyết được những vấn đề lớn Việt Nam đang quan tâm đó là: phát triển nền kinh tế Việt Nam theo đà tăng trưởng bền vững, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đối tác mạnh trong cùng khu vực, giải quyết được vấn đề việc làm cho NLĐ ở Việt Nam, đảm bảo an sinh xã hội... Để tiếp cận và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, xã hội, các DN Nhật Bản rất cởi mở, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định về pháp luật khi tham gia đầu tư tại Việt Nam.

QHLĐ tại các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam khá hài hòa, ổn định và tiến bộ. Các bên tham gia quá trình lao động đều được thỏa mãn về lợi ích. Hầu hết các DN FDI Nhật Bản đều thực hiện việc ký thỏa ước lao động tập thể trên cơ sở các quy phạm pháp luật có liên quan đến QHLĐ đang thực thi. Đặc biệt các DN này luôn quan tâm, giải quyết những phát sinh trong QHLĐ kịp thời. Các cuộc đối thoại, tiếp xúc được thực hiện theo định kỳ 3 tháng một lần để giải quyết các vấn đề phát sinh trong DN như tiền lương, tiền thưởng, các chế độ BHXH, tiền ăn ca, các chế độ liên quan đến việc hỗ trợ trong thời gian làm ca, làm thêm ngoài giờ, chế độ thai sản đối với nữ.. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã coi NLĐ là tài sản của công ty nên họ rất tôn trọng NLĐ.

Trong 05 năm trở lại đây, số cuộc TCLĐ, đình cơng tại các DN của Nhật Bản là rất thấp. Theo số liệu thống kê của Ban QHLĐ - TLĐ từ năm 2014 đến năm 2018, DN FDI của Nhật Bản xảy ra 58/1246 cuộc đình cơng trong khối DN FDI

chiếm tỷ lệ 5,7%. So với các DN có vốn đầu tư nước ngồi khác thì Nhật Bản chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nhất và không đáng kể. Đặc biệt trong các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư Nhật Bản thời gian vừa qua chưa xảy ra tình trạng đình công, bãi công.

Đối với NLĐ hoạt động trong các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản đều có nhận xét hài lịng khi được tham gia làm việc tại những đơn vị này. Bởi lẽ, điều kiện làm việc luôn được quan tâm, đảm bảo thông qua việc áp dụng chặt sẽ các tiêu chuẩn ISO, Kaizen, 5S... Các chế độ chính sách chính đáng đều được thực hiện. Hầu hết, NLĐ được tham gia đào tạo ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu cơng việc. Ngồi ra, NLĐ có cơ hội tiếp cận với văn hóa DN của Nhật Bản nên ý thức NLĐ Việt Nam được cải thiện, nâng cao. NLĐ trong các DN của Nhật Bản được tiếp cận các cơng nghệ cao, do đó vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt được quan tâm. Đa số NLĐ hoạt động trong các DN này đều có nguyện vọng làm việc, cống hiến lâu dài tại đơn vị.

Điểm đáng quan tâm là các cơng đồn tại các DN này hoạt động rất hiệu quả. Thực hiện được vai trò đại diện của tổ chức cơng đồn. Mạnh dạn, thẳng thắn đề xuất với NSDLĐ các vấn đề chính đáng liên quan đến NLĐ. Và phần lớn những đề xuất đều được NSDLĐ đáp ứng. Công đồn đã biết phối hợp chặt chẽ với chun mơn để tạo niềm tin với NLĐ, ổn định việc làm giúp cho năng suất lao động tăng thêm. DN ổn định phát triển dẫn đến việc đảm bảo lương và thu nhập cho NLĐ. Do đó QHLĐ tại các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản ngày càng tiến bộ, hài hịa và ổn định. Lợi ích của các bên tham gia phần lớn đều được đảm bảo.

Kết quả cụ thể đạt đƣợc

Từ những kết quả thực tế khảo sát ở trên, có thể khái quát một số kết quả đạt được như sau:

Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành mới quy định khá đầy đủ các nội dung về TLTT và ký kết TƯLĐTT. Qua đó, tạo được hành lang pháp lý cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình ký kết thương lượng tập thể tại DN. Trong đó, các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản, góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng QHLĐ hài hòa ổn định và tiến bộ tại DN.

Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng triển khai mạnh mẽ cơng tác tun truyền và có những hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể cho DN đẩy mạnh thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Nhận thức của NSDLĐ về thương

lượng và ký kết TƯLĐTT đã có những chuyển biến tích cực; nhiều DN đã thể hiện thiện chí tích cực, phối hợp chặt chẽ với CĐCS trong việc thực hiện thương lượng việc ký kết, ký lại TƯLĐTT theo định kỳ;

Các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản, đã chấp hành nghiêm túc các quy định của BLLĐ. Đại đa số NLĐ trong các DN được khảo sát đã thực hiện ký kết HĐLĐ. NLĐ cũng đã có nhận thức đúng về việc tham gia ký kết HĐLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các DN sản xuất ô tô.

CĐCS trong các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã chủ động nắm bắt, tập hợp các ý kiến, tâm tư của NLĐ. Sau đó tổng hợp, xem xét và đề xuất ý kiến tới NSDLĐ kịp thời tiến hành đối thoại, đàm phán và ký kết TƯLĐTT nhằm bảo đảm quyền lợi và lợi ích chính đáng hợp pháp của NLĐ. Từ đó, phát triển xây dựng QHLĐ hài hòa hơn nữa trong DN, đồng thời góp phần thúc đẩy mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Số lượng của các bản TƯLĐTTtrong khối DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư Nhật Bản đạt tỷ lệ cao. Đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện tại các DN này. Thời gian thực hiện ký lại TƯLĐTT luôn được quan tâm và tiến hành kịp thời. Về chất lượng của TƯLĐTT ngày càng thiết thực với NLĐ và NSDLĐ, nhiều nội dung mới đảm bảo cho lợi ích của NLĐ đã đạt được cao hơn so với những quy định của pháp luật lao động nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp với khả năng điều kiện thực tế của DN như: các chế độ phúc lợi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm quan nghỉ mát; phụ cấp, trợ cấp và mức lương tối thiểu của NLĐ trong các DN sản xuất ơ tơ có vốn đầu tư của Nhật Bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng Nhà nước quy định. Năm 2019, số lượng lao động làm việc trong các DN này có mức thu nhập bình quân 8.500.000 đồng/tháng/người; tiền ăn ca, chất lượng bữa ăn ca ngày càng đảm bảo sức khoẻ NLĐ, tiền thưởng; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; chế độ cho nữ lao động;môi trường làm việc trong các DN sản xuất ô tô của Nhật Bản được đảm bảo, chưa xảy ra tình trạng trả lương chậm,đóng BHXH cho NLĐ đầy đủ... Qua tiến hành khảo sát, về cơ bản NLĐ đã hài lòng hoặc khá hài lòng với việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động của chủ sử dụng lao động, tuy còn ở mức độ khác nhau.

triển khai cụ thể như: hỗ trợ NLĐ có hồn cảnh khó khăn, hỗ trợ, thăm hỏi kịp thời NLĐ bị tai nạn lao động, gặp bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ trong chương trình “Mái ấm cơng đồn”. Tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện, tương thân tương ái. Phối hợp với chuyên môn để tổ chức và thực hiện phong trào Lao động Giỏi, Lao động sáng tạo; Khuyến khích, động viên, tun dương NLĐ có những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; Tổ chức tun dương con của cán bộ, NLĐ có thành tích xuất sắc trong học tập; Chương trình Tết đến cho NLĐ…

Cơng đồn các DN sản xuất ơ tơ của Nhật Bản nhìn chung có mối quan hệ mật thiết với Ban Lãnh đạo của DN. Do đó, ln nhận được sự ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiện của chủ DN. Các bên ln thẳng thắn có sự trao đổi thơng tin, chia sẻ những khó khăn, tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần thúc đẩy hoạt động SXKD tại DN. Cơng đồn và NSDLĐ ln có sự hợp tác cao. Đặc biệt, văn hóa DN của Nhật Bản tại các DN ln được đề cao. Do đó, NLĐ khi được tuyển dụng vào làm việc tại DN đều nghiêm túc tuân thủ nội quy lao động.

Trước xu thế của cuộc CMCN 4.0, CĐCS đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, kịp thời thích nghi mơi trường để đồng hành cùng NLĐ, đồn kết sức mạnh của cả nước, tham gia vào quá trình nâng cao năng lực-cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Cơng đồn chủ động phối hợp với các DN để tuyên truyền, phổ biến các đoàn viên và NLĐ hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của sự thay đổi do cuộc CMCN 4.0 mang đến.

Hàng năm, dưới sự tổ chức của Cơng đồn VEAM cùng các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản (thuộc Bộ Công Thương) đều tổ chức nhiều cuộc hội thảo khối cơng đồn FDI. Tại đây, các DN đã có cơ hội trao đổi thơng tin, kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thông qua các chủ đề thảo luận về những vướng mắc, khó khăn quan tâm mà DN đang gặp phải. Hội thảo này rất thiết thực, luôn thu hút được NSDLĐ, CĐCS tham gia. Đây cũng là nơi gắn kết hơn nữa trách nhiệm của các bên tham gia QHLĐ.

Một phần của tài liệu 1_ Luan an- Ngo Giang (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w