- Củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT cho cán bộ làm công tác XNK: Doanh nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thơng thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác XNK. Chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng, sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Tránh những từ ngữ mập mờ khó hiểu, gây bất lợi sau này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thường xuyên xử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về XNK và TTQT do các trường đại học, các NHTM tổ chức. Ngồi ra, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh tốn. - Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng: Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, doanh nghiệp khơng thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững được hết khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng được ký kết thơng qua các hoạt động quảng cáo hoặc do KH khác giới thiệu nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp có thể thơng qua Phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam, Trung tâm thơng tin tín dụng thuộc NH Nhà nước, các NH phục vụ mình, các tổ chức của Việt Nam ở nước ngồi để nắm bắt thơng tin, tìm hiểu đối tác.
- Trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với NH, tranh thủ sự tư vấn của NH: Trong quan hệ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, khơng nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các NH Việt Nam.
*****
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đưa ra những cơ sở lý thuyết liên quan đến CLDV TTQT tại chương 1, phân tích định tính, định lượng nhằm kiểm định mơ hình và xác định các thành phần tác động đến CLDV TTQT tại chương 2, chương 3 của luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao CLDV TTQT trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển của hệ thống VCB.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong xu thế quốc tế hố, tồn cầu hố như hiện nay, với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh đó, hoạt động TTQT đang trở thành một trong những mảng hoạt động dịch vụ lớn, mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại lình dịch vụ bị cạnh tranh rất lớn trong bối cảnh các NH trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Việc tìm kiếm giải pháp nâng cao CLDV TTQT của VCB đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao CLDV TTQT tại VCBĐN, với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã đạt được những kết quả sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống mơ hình lí thuyết CLDV của Parasuraman và thang đo SERVQUAL, từ đó áp dụng để xây dựng mơ hình và thang đo SERVQUAL cho CLDV TTQT tại NH.
- Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại VCBĐN từ 2006 đến 2011 đồng thời phân tích định lượng để kiểm định lại mơ hình SERVQUAL, thơng qua đó đánh giá lại các thành phần tác động đến dịch vụ TTQT tại VCBĐN theo mơ hình trên. Kết quả cho thấy 2 thành phần tác động mạnh nhất đến CLDV TTQT tại NH là thành phần Tin cậy và Năng lực phục vụ.
-Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể cho hệ thống VCB nói chung và VCBĐN nói riêng, cùng các kiến nghị cho các ngành các cấp cũng như KH để thực hiện các giải pháp này, nhằm mục đích nâng cao CLDV TTQT tại VCBĐN.
Xây dựng mơ hình và thang đo SERVQUAL cho dịch vụ TTQT tại VCBĐN dựa trên việc ứng dụng mơ hình SERVQUAL của Parasuraman. Mơ hình này có tính tham khảo cho các chi nhánh khác trong hệ thống VCB nói riêng và các NH khác nói chung.
Phân tích CLDV TTQT tại VCBĐN thơng qua điều tra ý kiến của KH, từ đó có những cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao CLDV TTQT tại VCBĐN.
Do hạn chế về năng lực nghiên cứu cũng như thời gian thực hiện, bên cạnh những đóng góp về cơ sở lý thuyết và thực tiễn rút ra từ kết quả nghiên cứu thì đề tài cịn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu hạn chế bởi chỉ khảo sát CLDV TTQT tại VCBĐN nên tính tổng quát của đề tài chưa cao.
Thứ hai, ngồi mơ hình chất lượng SERVQUAL của Parasuraman (1990), các nhà nghiên cứu tương lai có thể sử dụng biến thể của mơ hình này như mơ hình SERVPERF hoặc các mơ hình khác để nghiên cứu về CLDV TTQT, nhằm hồn thiện thêm cơ sở lí thuyết cho dịch vụ này.
Với những hạn chế này, đề tài cũng mở ra hướng mới cho các nghiên cứu sau về các dịch vụ khác của ngành NH như dịch vụ Thẻ, dịch vụ bán lẻ, gửi tiết kiệm…cũng như thực hiện nghiên cứu tại chi nhánh khác trên toàn hệ thống VCB và các NH khác, qua đó góp phần nâng cao CLDV của ngành NH tại Việt Nam trong thời gian tới.