Đặc điểm các thị trường

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 85 - 105)

IV. 3.Tiêu chuẩn để đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm

V.1.Đặc điểm các thị trường

1.1. Thị trường Đài Loan.

Đài Loan là thị trường truyền thống của xí nghiệp, là bạn hàng thân thiết lâu năm từ khi xí nghiệp vừa mới tham gia v ào hoạt động chế biến xuất khẩu thuỷ sản ra thị tr ường thế giới. Thị trường Đài Loan yêu cầu về sản phẩm tương đối dễ, những yêu cầu về sản phẩm ít khắt khe h ơn các thị trường khác như: Nhật, Úc, Singapore...Nh ưng có điểm khó khăn khi xuất sang thị trường này là đơn giá bình quân rất thấp, gần như thấp nhất so với

các thị trường khác làm cho lợi nhuận của xí nghiệp không cao d ù doanh thu có tăng. Mặt hàng được ưa chuộng tại Đài Loan là cá đông và cá khô.

Để hiểu rõ thị trường này hơn ta xét bảng tình hình xuất khẩu qua thị trường này.

Bảng 5.1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt h àng của Xí nghiệp sang Đài Loan

ĐVT:USD Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Mặt hàng

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cá đông 478.224,14 25,30 175.605,00 10,88 (302.619,14 ) (63,28 ) Cá kh,MM,RK 780.651,55 41,30 712.454,87 44,15 (68.196,68 ) (8,74 ) Ốc đông 113.369,34 6,00 38.794,11 2,40 (74.575,23 ) (65,78 ) Tôm đông 185.590,27 9,82 310.020,47 19,21 124.430,20 67,05 Mực đông 215.936,03 11,43 344.602,92 21,36 128.666,89 59,59 Mực khô 116.231,60 6,15 32.205,10 2,00 (84.026,50 ) (72,29 ) Tổng 1.890.002,93 100,00 1.613.682,47 100,00 (276.320,46 ) (14,62 )

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu.

Nhận xét:

Qua bảng kim ngạch xuất khẩu tr ên ta thấy: Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị tr ường Đài Loan đều giảm. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu là 1.890.002,93 USD, đ ến năm 2006 giảm xuống 1.613.682,47 USD tương đương giảm 14,62%. Có sự giảm sút n ày là do hầu như tất cả các mặt hàng xuất sang thị trường Đài Loan đều giảm, chỉ có mặt h àng tôm đông là tăng 124.430,20 USD t ương đương tăng 67,05% và mặt hàng mực đông tăng 59,59%. Trong các m ặt hàng giảm thì mực khô chiếm tỷ lệ cao nhất (72,29%) ,tiếp theo là mặt hàng ốc đông (65,78%), mặt h àng cá đông là một lợi thế của xí nghiệp cũng giảm đáng kể năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt giá trị 478.224,14 USD chiếm tỷ lệ 25,30% trong tổng các mặt hàng thì đến năm 2006 còn 175.605,00 USD.

Như vậy, trong những năm gần đây các mặt h àng xuất sang Đài Loan có xu hướng giảm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không phải là do các mặt hàng của xí nghiệp không còn được ưa chuộng hay vì sản phẩm của xí nghiệp có vấn đề về chất l ượng hay vì bất kỳ lý do khách quan nào mà đây nằm trong chiến lược chuyển hướng xuất khẩu của xí nghiệp.

Tuy nhiên, xí nghiệp vẫn không bỏ hẳn thị tr ường này vì đây là khách hàng truyền thống.

1.2. Thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản cũng là một thị trường truyền thống của xí nghiệp, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua thị tr ường này đứng thứ hai sau Đài Loan. Việc tiêu thụ sản phẩm mang tính m ùa vụ cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngày lễ dân tộc, gia đình...Tiêu chuẩn xuất hàng sang Nhật Bản không bị cản trở bởi hàng rào mậu dịch nhưng yêu cầu rất cao về mẫu mã, hình thức sản phẩm, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải ổn định. Đây l à thị trường hấp dẫn và có tiềm năng của xí nghiệp v ì đơn giá xuất bình quân vào thị trường này tương đối cao. Hiện nay, để đáp ứng ng ày càng cao nhu cầu về thuỷ sản của người dân Nhật, ngoài các mặt hàng truyền thống, xí nghiệp từng bước đưa vào danh mục những sản phẩm tinh tế với chất l ượng ngày một tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn để thâm nhập ngày một sâu hơn vào thị trường này.

Bảng 5.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Xí nghiệp sang Nhật Bản

ĐVT:USD Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Mặt hàng

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tôm đông tẩm bột 138.441,18 6,90 - - (138.441,18 ) - Cá đông 1.086.609,71 54,15 1.187.611,50 62,95 101.001,79 9,30 Cá khô 774.752,50 38,61 699.060,80 37,05 (75.691,70 ) (9,77 ) Ruốc khô - - - - - - Tôm đông - - - - - - Mực đông 6.890,00 0,34 - - ( 6.890,00 ) - Ghẹ đông - - - - - - Mực khô - - - - - - Tổng 2.006.693,39 100,00 1.886.672,30 100,00 (120.021,09 ) (5,98 )

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu

Nhận xét:

Nhìn chung tình hình xu ất khẩu sang thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm xuống. Năm 2005 giá trị kim ngạch l à 2.006.693,39 USD thì đến năm 2006 đã giảm xuống còn 1.886.672,30 USD, làm t ổng kim ngạch giảm 5.98% so với năm 2005. Có sự giảm sút n ày là do trong năm 2006 xí nghiệp không xuất được mặt hàng tôm đông tẩm bột và mặt hàng mực đông.

Trong năm 2006 xí nghi ệp chỉ xuất được mặt hàng cá đông và cá khô, nh ưng mặt hàng cá khô cũng giảm so với năm 2005.Có hiện t ượng giảm sút này là do trong năm 2005 Nhật Bản tiến hành kiểm tra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, một số doanh nghiệp của ta đ ã không đảm bảo về chất lượng nên Nhật quyết định giảm tất cả l ượng hàng xuất sang nước mình.

1.3. Các thị trường khác.

Các thị trường xuất khẩu còn lại của xí nghiệp tuy có tổng giá trị cao nhưng tại mỗi thị trường mặt hàng lại không nhiều chỉ tập trung một hay hai loại mặt hàng. Đó là các thị trường Singapo, Hongkong, H àn Quốc, Canada.

Nhất là thị trường Úc tuy chưa phải là thị trường truyền thống của xí nghiệp nhưng thị trường này là thị trường tiềm năng, hấp dẫn, có khối lượng tiêu thụ sản phẩm lớn, đơn giá bình quân cao và ch ỉ tiêu thụ một loại sản phẩm là cá biển. Tuy nhiên thị trường này rất khó tính, tuy khôn g đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ như Nhật Bản nhưng rất thích những sản phẩm mang tính sáng tạo cao, phong phú về mẫu m ã, chủng loại. Đặc biệt họ y êu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm nói chung v à thực phẩm nói riêng, mọi sản phẩm phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ trên bao bì.

V.2. Tình hình xuất khẩu hàng thuỷ sản sang các thị trường

Qúa trình sản xuất là một quá trình liên tục, tuần hoàn được bắt đầu tìm kiếm các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, nhiên liệu. Tiếp theo đó là quá trình sản xuất nhằm chuyển biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng đem đi tiêu thụ.

Như vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhất l à đối với ngành thuỷ sản. Nếu sản phẩm của xí nghiệp sản xuất ra mà không đem tiêu thụ nhanh, kịp thời sẽ làm cho chu kỳ sản xuất của xí nghiệp không tăng cao, đồng thời tốc độ luân chuyển vốn chậm xuống dẫn đến ứ đọng vốn. Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề n ày cho nên ngay từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường xí nghiệp đã chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ng ày càng có hiệu quả cao hơn.

Công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu l à ở thị trường nước ngoài, thị trường nội địa không phải l à thị trường chính của xí nghiệp.

Để hiểu rõ tình hình xuất khẩu của xí nghiệp ta đi phân tích thông số qua các số liệu

Bảng 5.3: Thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp năm 2005 -2006

ĐVT: USD Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Taiwan 2.496.243,93 33,56 2.433.293,47 22,94 (62.950,46 ) (2,52 ) Japan 2.006.693,39 26,97 1.886.672,30 17,78 (120.021,09 ) (5,98 ) Singapore 196.250,06 2,64 205.312,36 1,94 9.062,30 4,62 Hong Kong 88.467,14 1,19 - - - Korea 1.539.479,10 20,69 3.456.604,42 32,58 1.917.125,32 124,53 Australia 901.106,00 12,11 1.900.622,05 17,92 999.516,05 110,92 Canada 210.967,89 2,84 415.971,66 3,92 205.003,77 97,17 Greece - 93.232,50 0,88 93.232,50 - America - 217.235,04 2,05 217.235,04 - Tổng cộng 7.439.207,51 100,00 10.608.943,80 100,00 3.169.736,29 42,61

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu

Nhận xét:

Trong năm 2005 Đài Loan là th ị trường chính của xí nghiệp, chiếm tỷ trọng 33,56%, tiếp theo l à Nhật Bản (26,97%), tiếp đến l à Hàn Quốc với tỷ trọng 20,69%. Nhưng đến năm 2006 đã có sự thay đổi đáng kể, thị tr ường Đài Loan đã giảm xuống còn 22,94% , đứng thứ 2 trong các thị tr ường xuất khẩu của xí nghiệp. Ở vị trí dẫn đầu l à thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 32,58%. Đây chính là m ột phần trong chiến lược kinh doanh của xí nghiệp vì thị trường Đài Loan tuy xuất lượng hàng tương đối lớn nhưng giá trị không cao. So sánh giữa 2 năm ta thấy, thị tr ường Nhật Bản có giá trị giảm nhiều nhất, chiếm 5,98%, tiếp theo l à thị trường Đài Loan. Còn lại các thị trường khác đều tăng, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc tăng từ 1.539.479,10USD năm 2005 lên 3.456.604,42 USD năm 2006 t ương đương tăng124,53%, tiếp đến là Australia tăng 999.516,05 USD t ừ năm 2005 so với năm 2006. Năm 2006 xí nghiệp đã mở rộng kim ngạch xuất khẩu s ang thị trường Greece và Mỹ mặc dù còn chiếm tỷ lệ thấp 0,88% đối với thị tr ường Greece và 2,05% đối với thị trường Mỹ nhưng đây là các thị trường tiềm năng, hứa hẹn kim ngạch sẽ còn tăng nhiều trong những năm tới. Do mở rộng đ ược nhiều thị trường nên tổng kim ngạch xuất khẩu cuối năm của xí nghiệp đ ã tăng lên 3.169.736,29 USD tương đương tăng 42,61%

Bảng 5.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Xí nghiệp

ĐVT: USD Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Mặt hàng

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cá đông 2.788.273,94 37,48 3.733.664,34 35,19 945.390,40 33,91 Cá khô 1.919.487,45 25,80 2.414.549,31 22,76 495.061,86 25,79 Ghẹ đông - - - - - Mực đông 396.542,53 5,33 589.293,65 5,55 192.750,76 48,61 Mực khô 1.888.868,30 25,39 3.522.621,92 33,20 1.633.763,62 86,49 Ốc đông 113.369,34 1,52 38.794,11 0,37 (74.575,23 ) (65,78 ) Ruốc khô - - - - - Tôm đông 194.224,77 2,61 310.020,47 2,92 115.795,70 59,62 Tôm đông tẩm bột 138.441,18 1,86 - - - - Tổng cộng 7.439.207,51 100,00 10.608.943,80 100,00 3.169.745,93 42,61

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu

Nhận xét:

Trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp th ì cá đông vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 37,48% trong năm 2005 v à 35,19% trong năm 2006.Tiếp đến là mặt hàng cá khô, mực khô. Trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 1.919.478,45 USD chi ếm 25,80% trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp. mực khô chiếm 25,39% .Đây chính l à các mặt hàng truyền thống của xí nghiệp v ì thế nên năm 2006 giá trị xuất các mặt hàng này đều tăng, mặt hàng cá khô đã chiếm đến 22,76% và mặt hàng mực khô chiếm 33,20%.Năm 2005 xí nghiệp xuất đ ược 138.441,18 USD mặt hàng tôm đông tẩm bột nhưng đến năm 2006 mặt hàng này đã bị dừng lại lý do chính là Nhật Bản thị trường chính về mặt hàng này của xí nghiệp đã giảm lượng nhập khẩu để kiểm tra dư lượng kháng sinh.So sánh giữa 2 năm ta thấy đa số các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp đều tăng, chỉ có mặt hàng ốc đông là giảm.Trong đó, mặt hàng cá đông tăng 945.390,40 USD tương đương tăng 33,91% trong t ổng số các mặt hàng.Tiếp đến là cá khô tăng 25,79%, mực khô tăng 86,49%, mực đông tăng 48,61% v à một số mặt hàng khác. Từ đó làm cho tổng giá trị các mặt h àng xuất khẩu tăng 3.169.745,93 USD tương đương tăng 42,61%.

Như vậy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp ng ày càng đa dạng và phong phú.Qua mỗi năm nhìn chung giá trị của chúng có tăng lên chứng tỏ xí nghiệp đã từng bước xem trọng chất lượng. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp hầu hết l à mặt hàng sơ chế, hàng đông lạnh

chiếm tỷ lệ cao, khi xuất khẩu sản phẩm của xí nghiệ p được chế biến lại rồi mới phân phối cho người tiêu dùng.

VI. Đánh giá chung về công tác quản lý chất l ượng sản phẩm tại xínghiệp nghiệp

VI.1. Những thành tựu đạt được.

Trong bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh n ào, nếu một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt độ ng kinh doanh thì việc liên tục giảm giá thành và cải thiện chất lượng là điều thiết yếu. Lý thuyết về chi phí cho chất l ượng chứng minh rằng khi chất l ượng được nâng lên thì giá thành sẽ hạ xuống nhờ giảm được các tổn phí vì hư hao và chi phí cho th ẩm định chất lượng. Đảm bảo thoả mãn cho khách hàng cả về chất lượng và giá cả thì rõ ràng sẽ có lợi cho việc nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị tr ường. Không còn những vướng mắc về chất lượng thì cũng sẽ không cần đến các “hoạt động ngầm” nhằm xử lý mớ hàng hỏng và phế thải. Đến nay chất l ượng đã trở thành vũ khí cạnh tranh quan trọng, một doanh nghiệp chiến thắng đối thủ về chất l ượng sản phẩm sẽ mang đến cho doanh nghiệp đó một chiến thắng lâu d ài và vững chắc nhất. Sản phẩm đạt chất l ượng còn là một yêu cầu quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp thuỷ sản.

Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, xí nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với hình dáng bao bì phù h ợp với người tiêu dùng, để đạt được điều đó xí nghiệp luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ n ày không chỉ là trách nhiệm của công nhân, của các cán bộ quản lý chất lượng mà phải là công việc, mục tiêu chung của toàn xí nghiệp.

Đến nay có thể thấy những kết quả đạt đ ược như sau:

1.1. Doanh thu và hiệu quả đạt được năm sau cao hơn năm trước nhờ tăng kim ngạch xuất khẩu. Trả đ ược các khoản nợ vay d ài hạn.

1.2. Chuyển hướng chỉ đạo cơ cấu nguyên liệu, mở rộng địa bàn thu hút được số lượng nguyên liệu ngoài tỉnh.

1.3. Phương thức mua bán được cải tiến thích nghi theo thị trường, có chính sách về giá cả, tiền vốn, định mức chế biến ổn định.

1.4. Các định mức kinh tế kỹ thuật đ ược quản lý khá chặt chẽ, tay nghề công nhân tăng lên rõ rệt.

1.5. Định hướng đúng thị trường xuất khẩu: Nhật, Đ ài loan...là chiến lược, xây dựng mối quan hệ mua bán đ ược một số khách hàng lớn. Đạt

được điều đó là nhờ có sự chỉ đạo, điều h ành xuất khẩu linh hoạt, nhạy bén nắm bắt.

1.6. Hàng năm xí nghiệp tổ chức nhiều đợt thi đua nhân các ng ày lễ lớn, tạo được khí thế phong trào lao động sản xuất, cuối năm b ình bầu lao động giỏi, đề nghị các cấp khen th ưởng.

VI.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đáng được biểu dương trong thời gian qua thì trong xí nghi ệp còn một số tồn tại:

2.1. Do ảnh hưởng của cơ chế cũ, công tác sản xuất tổ chức bộ máy tiến hành quá chậm, xí nghiệp chưa mạnh dạn giải quyết thật tinh gọn bộ máy, một số cán bộ công nhân vi ên còn nhàn rỗi, chưa phát huy đúng mức lực lượng khoa học kỹ thuật. Nh ìn chung bộ quản lý của xí nghiệp c òn thừa người , thừa một số khâu ở các phòng ban, xưởng.

2.2. Phương pháp quản lý các xưởng, phòng ban còn nặng nề, xử lý công việc chậm so với yêu cầu đề ra. Chương trình kế hoạch một số bộ phận còn chung chung, kiểm tra đôn đốc chưa chặt chẽ. Công tác nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin, tham mưu cho lãnh đạo chưa kịp thời, chính xác, chính sách khen thưởng chưa thật kích thích người lao động.

PHẦN III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HO ÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI TH ÁC VÀ DỊCH VỤ THỦY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần III: Một số giải pháp góp phần ho àn thiện công tác chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh H òa.

Giải pháp 1: Tăng cường chủ động trong cung cấp kiểm soát v à cải tiến nguồn nguyên liệu.

Như chúng ta đã biết, nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu v ào rất quan trọng. Muốn sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất l ượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem ngoại tệ ngày càng nhiều cho xí nghiệp, năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp phải tăng cường và chủ động hơn nữa trong công tác thu mua nguy ên liệu.Vì có như thế mới bảo đảm nguồn nguyên liệu được tiến hành liên tục, đáp ứng được yêu cầu của tiến độ sản xuất. Từ đó sẽ nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doa nh.

Theo các chuyên gia nguyên nhân d ẫn đến thực tế thiếu nguy ên liệu cung cấp cho chế biến như hiện nay là do chất lượng không bảo đảm. Có thể

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 85 - 105)