Tổ chức sản xuất và quản lý tại Xí nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 28 - 31)

III.1. Tổ chức quản lý

1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp

Trong cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các bộ phận khác nhau, có quan hệ với nhau được chuyên môn hoá và có quyền lực nhất định, bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo chức năng quản lý, điều h ành hoạt động của Xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản lý chịu ảnh h ưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ sản xuất, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, mức độ tự chủ về t ài chính...

1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Ho à có qui mô nhỏ, tổ chức quản lý theo c ơ chế trực tuyến chức năng. Trong c ơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp giữa l ãnh đạo và các phòng ban có mối quan hệ trực tuyến, các phòng ban khác có vai trò tham m ưu, trợ lý và cố vấn cho giám đốc. Quyền quyết định sau c ùng thuộc về giám đốc Xí nghiệp, các ph òng ban chỉ đưa ra ý kiến mà không đưa ra các quyết định. Giữa các phòng ban có quan hệ chức năng.Sau đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2 :tổ chức bộ máy xí nghiệp 1.3.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp, giữa l ãnh đạo và các phòng ban có mối quan hệ trực tuyến, các ph òng ban khác có vai trò tham mưu, trợ lý và cố vấn cho BGĐ. Quyền quyết định sau c ùng thuộc về giám đốc xí nghiệp, các phòng ban chỉ đưa ra ý kiến mà không đưa ra quyết định giữa các phòng ban với nhau có mối quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ban giám đốc Văn phòng đại diện tại TP.HCM Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng công đoàn Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch kinh doanh Trạm giao dịch 90 Xưởng chế biến đông lạnh Xưởng chế biến thuỷ đặc sản

Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm, có quyền hạn cao nhất

trong lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp. Giám đốc đ ược phép uỷ quyền cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trong phạm vi uỷ quyền. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham m ưu cho việc ra quyết định của giám đốc.

Phó giám đốc kỹ thuật: Đảm nhận công việc kỹ thuật của xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước công việc của mình.

Phó giám đốc sản xuất: Đảm nhiệm công việc sản xuất tại xí nghiệp và chịu trách nhiệm toàn bộ công việc tại xí nghiệp m ình.

Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm khai thác phương hướng, chủ trương do giám đốc đưa xuống và chịu trách nhiệm trực tiếp về các vấn đề có liên quan. Phòng tổ chức có nhiệm vụ tham m ưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự và tài sản của xí nghiệp, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân vi ên các bộ phận theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất. Kiến nghị với giám đốc về các vấn đề có li ên quan đến lao động trong xí nghiệp như: tiền lương, đề bạt, tặng thưởng, kỷ luật, điều động công nhân, các chính sách xã hội theo quy định, kiểm tra xử lý các tr ường hợp vi phạm.

Phòng công đoàn: Là nơi quản lý và tổ chức các hoạt động công

đoàn, huấn luyện và đào tạo kết nạp đảng viên cho công nhân viên xu ất sắc trong xí nghiệp.

Phòng kế toán tài vụ:

 Trưởng phòng: Là quản trị viên cao nhất và là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc xí nghiệp.

 Phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về công tác kế toán tài chính của xí nghiệp.

 Tổ chức ghi chép thao d õi số liệu kế toán, sổ sách , chứng từ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ.

 Cân đối thu chi một cách hợp lý.

 Báo cáo lên giám đ ốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của xí nghiệp, đề ra các kế hoạch về lao động về tài chính và biện pháp thực hiện một cách kịp thời và hợp lý.

 Đề nghị xử lý tài sản hư hỏng và giải quyết tình trạng ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

 Có quyền từ chối không duyệt chi phí cấp phát các khoản thu chi không đúng với chế độ tài chính của Nhà nước.

 Được quyền thống kê định kỳ và bất thường trong Xí nghiệp, có quyền yêu cầu cán bộ trong Xí nghiệp cung cấp kịp thời những t ư liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kiểm toán.

Phòng kỹ thuật:

 Có chức năng quản lý về khoa học kỹ thuật, các ti êu chuẩn quy trình, quy phạm kỹ thuật của Nhà nước và của xí nghiệp, cung cấp các trang thiết bị đảm bảo an toàn, chất lượng và an toàn thiết bị.

 Các nhân viên trong phòng có trách nhi ệm về việc bảo trì, tu sửa hệ thống máy móc thiết bị phục vụ v ào việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

Phòng kế hoạch kinh doanh:

 Có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Nhiệm vụ của ph òng này là đề ra các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tổ chức nguồn hàng, thực hiện các nhiệm vụ giao h àng và nhận hàng.

 Đề xuất các ý kiến đến việc thu mua nguy ên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời ký kết các hợp đồng về nguồn nguy ên liệu để đảm bảo cho dây chuyền sản xuất đ ược diễn ra liên tục, kịp với tiến độ của sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đơn vị trực thuộc:

 Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: thay mặt xí nghiệp giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế.

 Xưởng chế biến đông lạnh: chuy ên sản xuất và chế biến hàng đông lạnh phục vụ cho xuất khẩu v à tiêu thụ nội địa.

 Xưởng chế biến hàng thuỷ đặc sản: chuyên sản xuất và chế biến những mặt hàng khô đặc sản và hàng khô để phục vụ cho tiêu dùng xuất khẩu.

 Trạm 90: có nhiệm vụ chuy ên giao dịch để tìm kiếm bạn hàng phía Nam.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 28 - 31)