Phân tích mơi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh thanh hoá (Trang 71)

4.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

3.2.4. Phân tích mơi trường kinh doanh

3.2.4.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ.

Do đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ là tập trung đối tượng khách hàng cá nhân. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa vượt ra khỏi nhóm các nước có thu nhập bình qn đầu người thấp, trình độ dân trí chưa cao nên người dân chưa thực sự quan tâm đến dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các cơ sở kinh doanh có tâm lý muốn thu tiền mặt cho nhanh gọn, tránh sự kiểm soát của nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt Nam vừa tăng trưởng nhưng vẫn có lạm phát, lạm phát cao sẽ làm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP chậm lại, lãi suất tín dụng tăng lên, đầu tư dài hạn dễ rủi ro dẫn đến sản phẩm tiền vay khó phát triển, đặc biệt vay trung dài hạn.

Ngồi ra những biến động bất thường của vàng, ngoại tệ, thị trường nhà đất cũng như những khó khăn của nền kinh tế khiến người dân lo sợ gửi tiền vào ngân hàng sẽ mất giá nên đã chuyển sang găm giữ tiền dưới dạng đầu tư vào bất động sản, vàng... mà không muốn gửi tiền vào ngân hàng.

- Môi trường pháp lý.

Trong kinh doanh hiện đại các yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Để thành công trong kinh doanh các NHTM phải nghiên cứu phân tích về chính trị và pháp luật bao gồm: sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật minh bạch, các chính sách rõ ràng và hiệu lực thi hành chúng, các luật về thuế, kế hoạch phát triển thương mại, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ, các quy định về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp…

Đối với hoạt động ngân hàng mơi trường pháp lý chưa hồn thiện, pháp luật Việt Nam chưa nâng cao khả năng đối phó với các vi phạm, gian lận trong dịch vụ ngân hàng. Hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lý cho việc cung cấp các dịch vụ mới và chưa phù hợp sự thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang được tự do hoá, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, nghiệp vụ thẻ.

- Môi trường công nghệ.

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh các sản phẩm ngân hàng

truyền thống, việc phát triển các sản phẩm mới tiên tiến phù hợp với xu thế xã hội hiện đại và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân đang là một đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa hoc – công nghệ trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng làm thay đổi phương thức và cung cách phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

Cơng nghệ thơng tin là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thành cơng thì phải dựa trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ thông tin hiện đại. Đây cũng là một nhân tố để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

3.2.4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay, với một mạng lưới rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã có 25 chi nhánh cấp 1 của các TCTD, trên 100 chi nhánh cấp 2 và các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm được phân bổ rộng khắp các huyện thị xã, thành phố và khu công nghiệp, đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt về các dịch vụ sản phẩm giữa các ngân hàng. Tất cả các ngân hàng này đều là đối thủ cạnh tranh của Vietinbank Thanh Hoá, để chiếm thị phần hoạt động hầu hết các Ngân hàng này sẵn sàng lôi kéo khác hàng của Vietinbank Thanh Hố, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.

Ngồi các sản phẩm bán lẻ chủ lực là cho vay và huy động vốn các ngân hàng TMCP khác luôn không ngừng đổi mới trong việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm đa dạng và sáng tạo dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân như giới thiệu dịch vụ ATM, mở tài khoản cá nhân và lựa chọn đầu tư tại nước ngồi, cho khách hàng trong nước vay tín chấp, mua nhà trả góp... Chính sách cho vay tiêu dùng ngày càng được hoàn thiện, với những điều kiện hấp dẫn, mở rộng đối tượng vay vốn cùng chiến lược thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn các ngân hàng thương mại nhà nước nên số lượng khách hàng của các ngân hàng TMCP này ngày càng tăng lên nhanh chóng.

phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Agribank) hay đi đôi với việc chú trọng đến công tác đào tạo và chun mơn hố đội ngũ nhân viên, tăng cường lực lượng bán hàng (Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, Vietcombank VCB) cũng đang là thế mạnh để tăng số lượng khách hàng, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của vietinbank Thanh Hố.

Tuy nhiên để đói phó với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn một trong những nhân tố quan trọng giúp cho Vietinbank Thanh Hố thành cơng trong chiến lược kinh doanh của mình là nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các kênh phân phối cùng việc lựa chọn, phân khúc khách hàng, đa dạng hoá danh mục sản phẩm và tạo nên sự khác biệt. Vietinbank Thanh Hoá tăng cường mở rộng, phát triển mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lược công nghệ, khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin của khách hàng. Ngồi ra việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường.

3.2.4.3. Phân tích SWOT.

Có thể tóm lược mơ hình này qua ma trận SWOT của Vietinbank Thanh Hoá

Ma trận SWOT Cơ hội.

-. Kinh tế của tỉnh đang có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, do vậy nhu cầu sử dụng các dich vụ gia tăng ngày càng nhiều.

- Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn rất nhiều tiềm năng.

- Nhiều dự án đầu tư có tầm quy mơ lớn đầu tư tại Thanh Hoá

Đe doạ:.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng (hiện hữu và tiềm năng).

- Mơi trường pháp lý cịn bất cập.

- Khách hàng có độ trung thành chưa cao.

- Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế

Điểm mạnh:

- Có bề dày lịch sử, uy tín và thương hiệu.

- Thiết lập quan hệ tốt với các tập đồn và định chế tài chính. - Có sẵn lượng khách hàng cá nhân lớn - Có ưu thế về chi phí vốn. Phối hợp S/O:

S: Thương hiệu, cơng nghệ, vốn, con người.

O: Tiềm năng thị trường

Phối hợp S/T:

S: Con người, công nghệ, thương hiệu.

T: Đối thủ cạnh tranh

Điểm yếu:

- Công nghệ thiếu linh hoạt. - Kênh phân phối mỏng. - Mơ hình quản lý chưa định hướng khách hàng.

- Chưa có chính sách marketing hữu hiệu. - Chất lượng dịch vụ chưa cao

Phối hợp W/O:

W: Sản phẩm, kênh phân phối, mơ hình quản lý, nhân lực.

O: Tiềm năng thị trường

Phối hợp W/T:

W: Sản phẩm, kênh phân phối, mơ hình quản lý, nhân lực.

T: Đối thủ cạnh tranh

3.2.5. Thị phần khách hàng và thu nhập từ hoạt động bán lẻ.

3.2.5.1. Thị phần khách hàng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã có 25 chi nhánh cấp 1 của các TCTD. Đồng thời, một mạng lưới trên 100 chi nhánh cấp 2 và các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm được phân bổ rộng khắp các huyện thị xã, thành phố và khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Kết quả thống kê của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Thanh Hoá cho thấy bức tranh rõ nét hơn về tình hình hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn trong vài năm gần đây.

Bảng 2.11:

THỊ PHẦN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HỐ

đồng)

STT Tổ chức tín dụng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ Số dư Tỷ Tốc độ Số dư Tỷ Tốc độ

trọng trọng tăng trưởng trọng tăng trưởng 1 VietinBank 378 3% 579 4.0% 53.2% 769 4,66% 32,8% Thanh Hoá 2

NH Đầu tư &

PT 72 1% 158 1.1% 119.4 % 233 1,41% 47,4% CN Thanh Hố 3 NH Nơng nghiệp 5,021 43% 5,826 40.5% 16.0% 6.509 39,49 % 11,7% Tỉnh Thanh Hoá 4 Sacombank Thanh Hoá 175 2% 177 1.2% 1.1% 236 1,43% 33,3% 5 VIBank Thanh Hoá 47 0% 46 0.3% -2.1% 39 0,24% 15,2% 6 Thanh Hoá Martime bank 26 0% 31 0.2% 19.2% 1,7 0,01% -94% 7 Quỹ TDND TW 115 1% 113 0.8% -1.7% 164 1% 45,1% 8 NH Chính sách 4,355 37% 5,285 36.7% 21.4% 5.933 36% 12,2% 9 Các tổ chức # 1,443 12% 2,168 15.1% 50.2% 2.600,3 15,77% 19,9% Tổng cho vay cá nhân 11,632 14,38 3 23.7% 16.485 14,6% Tổng cho vay nền KT 21,332 28,17 1 32.1% 32.816 16,5%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước CN Thanh Hoá)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: cho vay cá nhân chủ yếu tập trung ở ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng Chính sách xã hội. Do đặc thù chủ yếu là cho vay cá nhân, hộ gia đình và với mạng lưới rộng khắp đến tận huyện, xã nên thị phần cho vay của 2 ngân hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 4,6% nhưng dư nợ cho vay cá nhân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Cơng thương Thanh Hố ln xếp thứ ba. Trong năm 2011 với dư nợ đạt 769 tỷ đồng tăng 190 tỷ đồng so với năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng 32,8% trong khi tốc độ tăng trưởng chung trong toàn tỉnh chỉ đạt 16,5%. Thực tế trong các năm qua cho thấy tỷ trọng tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trên địa bàn luôn

đạt mức trên 50%. Trong khi tại Chi nhánh con số này chỉ chiếm khoảng 24%. Vì vậy, để phân tán rủi ro Chi nhánh cần tăng cường mở rộng cho vay cá nhân - một mảng thị trường tiềm năng còn rất dồi dào này.

Bảng 2.12:

THỊ PHẦN TIẾT KIỆM DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

STT Tổ chức tín dụng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ Số dư Tỷ Tốc độ Số dư Tỷ Tốc độ trọng trọng tăng trưởng trọng tăng trưởng 1 Vietinbank 1,108 10% 1,451 10.1% 31.0% 1.533 7,32% 38.3% CN Thanh Hoá

2 NH Đầu tư & PT 862 7% 1,020 7.1% 18.3% 1.097 5,24% 27.3% CN Thanh Hố 3 NH Nơng nghiệp 5,203 45% 6,330 44.0% 21.7% 7.212 34,43% 38.6% Tỉnh Thanh Hoá 4 Sacombank Thanh Hoá 953 8% 1,230 8.6% 29.1% 369 1,76% -61.3% 5 VIBank Thanh Hoá 492 4% 383 2.7%

-

22.2% 562 2,68% 14.2% 6

Ngân hàng Hàng

Hải Thanh Hoá 338 3% 307 2.1% -9.2% 195 0.93% -42.3% 7 Quỹ TDND TW 261 2% 333 2.3% 27.6% 455 2,18% 74.3% Các tổ chức # 2,293 20% 3,329 23.1% 45.2% 4.762 22,73% 107.6% Tổng 11,510 14,383 25.0% 16.185

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước CN Thanh Hoá)

Cũng giống như mảng cho vay, tỷ trọng tiết kiệm dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp luôn chiếm lớn nhất trong địa bàn tỉnh. Xếp thứ hai là thị phần của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Cơng thương Thanh Hố. Tuy nhiên, cùng với sự thành lập thêm các chi nhánh NHTM trên địa bàn, thị phần tiết kiệm dân cư của Chi nhánh đã bị giảm xuống. Năm 2008 tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh chiếm 11,5%, đến năm 2009 và năm 2010 chỉ cịn 10%. Trong năm 2011 do có những chính sách tiếp thị khuyến mại, chăm sóc khách hàng hợp lý, kịp thời nên tỷ trọng

tiền gửi tiết kiệm dân cư vẫn giữ được ở mức 10%, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất lên tới 31%. Trong khi một số ngân hàng khác như Ngân hàng Đầu tư, đặc biệt là Sacombank có bước tăng trưởng khá tốt. Năm 2008 tỷ trọng của Sacombank chỉ chiếm 6,3%, năm 2009 đạt 8% đến năm 2010 đã tăng lên 8,6%. Nếu như trong những năm tới, Chi nhánh khơng có những biện pháp quyết liệt trong việc tăng trưởng nguồn vốn thì vị trí thứ hai của Chi nhánh trong tồn ngành sẽ bị đe doạ.

3.2.5.2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại thu nhập chính của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá vẫn chủ yếu là thu nhập từ lãi cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Cho đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa có chương trình quản lý thu nhập, chi phí theo từng dịng sản phẩm, nên việc hạch tốn thu nhập và chi phí của sản phẩm bán lẻ còn bị lẫn lộn với dòng sản phẩm khác nên chưa thống kê được con số cụ thể.

3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HĨAHÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HĨA HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HÓA

3.3.1. Những kết quả đạt được.

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hố đã và đang khơng ngừng phát triển, ngày càng khẳng định rõ uy tín của mình trên thị trường. Trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Nguồn vốn huy động dân cư ngày càng tăng trưởng.

Mặc dù tình hình nền kinh tế có những biến động bất thường nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng cao, góp phần chủ động và ổn định được nguồn vốn đầu tư, thanh toán. Nguồn vốn huy động từ dân cư có vai trị quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho ngân hàng. Số dư huy động từ dân cư tại thời điểm cuối năm 2010 đạt 1.451 tỷ đồng tăng 30,9% so với thời điểm cuối năm 2009, chiếm 76,6% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dân cư chỉ đạt 8,2% so với năm

2008 thì kết quả đạt được trong năm 2010 chứng tỏ Chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc duy trì và phát triển nguồn tiền gửi dân cư. Các hình thức huy động được đa dạng hoá, linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt.

- Giá cả các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được áp dụng ngày càng linh hoạt hơn.

Chi nhánh đã có sự vận dụng linh hoạt các mức phí, lãi suất huy động, cho vay trên cơ sở biểu phí và sàn lãi suất huy động, cho vay mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành theo từng đối tượng khách hàng cụ thể đảm bảo đạt được lợi ích cao nhất. Với những khách hàng truyền thống, có uy tín trong giao dịch, mức độ rủi ro thấp, hoặc với những khách hàng có sử dụng nhiều loại sản phầm thì Chi nhánh cân đối áp dụng các mức phí, lãi suất đảm bảo duy trì và phát triển được quan hệ, đồng thời vẫn đem lại lợi ích hài hồ cho cả hai bên. Đặc biệt, trong việc áp dụng lãi suất huy động vốn, Chi nhánh đã thường xuyên bám sát tình hình biến động trên thị trường để kịp thời đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, hấp dẫn khách hàng.

- Những cải thiện về năng lực tài chính, quản trị điều hành, mở rộng mạng lưới phân phối.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - chi nhánh thanh hoá (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w