.14 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số Q sắp xếp từ cao đến thấp

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp.hcm (Trang 74 - 106)

TT MCK Tổng Tài Sản GT Thị Trường Q DEBT

1 HRC 407,025,366 2,899,843,968 7.133 0.165 2 SJS 1,547,234,537 10,000,000,000 6.484 0.179 3 VNM 5,425,117,000 29,095,761,220 5.389 0.198 4 PVD 4,329,914,123 16,741,238,960 4.166 0.455 5 FPT 5,356,052,345 20,493,579,357 3.839 0.578 6 DMC 602,865,650 2,244,509,837 3.729 0.234 7 TAC 837,061,406 2,334,564,600 2.913 0.568 8 REE 2,891,125,029 7,844,673,156 2.749 0.220 9 PPC 9,682,284,730 19,410,982,500 2.537 0.605 10 TMS 213,213,736 520,536,000 2.489 0.153 11 SAM 3,077,897,197 7,466,500,000 2.428 0.210 12 TDH 1,109,882,987 2,346,000,000 2.245 0.305 13 SAF 74,569,995 148,830,000 2.000 0.411 14 LAF 162,719,354 307,341,753 1.892 0.445 15 GMD 3,286,536,820 5,778,518,165 1.892 0.296 16 PAC 442,353,706 816,000,000 1.849 0.558 17 DHA 236,040,244 402,382,020 1.712 0.122 18 PGC 843,083,031 1,249,853,000 1.557 0.351 19 RHC 126,687,876 145,600,000 1.540 0.504 20 BHS 669,426,349 833,962,487 1.524 0.432 21 TCM 1,070,672,317 1,416,153,525 1.524 0.726 22 HMC 462,734,185 679,400,000 1.479 0.578 23 HBC 940,065,692 1,180,000,000 1.323 0.435 24 AGF 844,206,664 1,067,320,904 1.265 0.264 25 CAN 124,390,435 134,000,000 1.171 0.345 26 VTC 111,204,498 119,825,124 1.137 0.561 27 PNC 218,036,898 241,800,000 1.121 0.421

28 BT6 706,877,341 654,500,000 1.051 0.556

29 SFC 143,292,023 102,850,000 0.718 0.476

30 SFI 271,847,173 134,343,000 0.605 0.767

( Nguồn : ww w . hs x . v n , tác giả tự tính tốn, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

3.4. Kết luận chương III

Trong nghiên cứu của các tác giả Stephen Yan-Leung Cheung (Trường Đại học HongKong), J.Thomas Connelly (Khoa thương mại và kế toán–trường đại học Chulalongkorn), Piman Limpaphayom (Trường đại học Chulalongkorn), Lynda Zhou (Trường Đại học HongKong) đã đưa ra mơ hình nghiên cứu tại Thái Lan và HongKong gồm 9 biến để đo lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết bao gồm 5 biến về đặc điểm tài chính của một doanh nghiệp và 4 biến về quản trị công ty để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin của doanh nghiệp tại hai nước này.

Trong mơ hình nghiên cứu đề nghị chỉ sử dụng 5 biến nguyên nhân ảnh hưởng đến tính minh bạch như thế nào bao gồm : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin của doanh nghiệp đang niêm yết ở SGDCK TP.HCM tại Việt Nam. Biến minh bạch thông tin-biến kết quả được đo lường bằng thang đo Likert năm mức độ, sau đó tính điểm trung bình của tất cả các câu hỏi và kết hợp với 5 biến nguyên nhân.

Từ kết quả nghiên cứu được từ mơ hình đề nghị. Năm biến được xem là có ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin doanh nghiệp, sau khi dùng các phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy thì biến PROFIT theo cách đo lường thứ hai- đại lượng Q có ý nghĩa thống kê.

Trên cơ sở đại lượng Q có ý nghĩa thống kê, tác giả lập thêm một phương trình hồi quy một nhân tố( phương trình số 7), thực hiện phân tích bằng phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy chỉ có đại lượng Q là ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin doanh nghiệp.

Từ kết quả đại lượng Q có ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin doanh nghiệp, tác giả đưa ra những thảo luận về đề tài nghiên cứu với mục đích có cái nhìn tổng qt hơn về các biến ảnh hưởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp

CHƯƠNG IV

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIA TĂNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

4.1. Giới hạn của đề tài4.1.1 Mẫu nghiên cứu. 4.1.1 Mẫu nghiên cứu.

Mặc dù hiện có hơn 150 cơng ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, nhưng tác giả chỉ chọn mẫu 30 công ty quan sát đo lường cho thị trường ở các ngành như khai khống, bất động sản, bn bán và bán lẻ, sản xuất, dịch vụ …vì theo thống kê học mẫu nghiên cứu từ 30 trở lên là có thể kiểm định ý nghĩa thống kê. Nếu so sánh với số lượng công ty niêm yết được chọn làm quan sát với nghiên cứu của Cheung, Connelly, Limpaphayom, Zhou (2003) về các nhân tố ảnh hưởng tính minh bạch và cơng bố thơng tin của Doanh nghiệp niêm yết tại hai nước HongKong là 145 và Thái Lan 265 thì số quan sát của nghiên cứu này vẫn còn khá nhỏ. Do đây cũng là đề tài cá nhân, thời lượng và khả năng không cho phép nghiên cứu quy mô hơn.

4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch.

Như đã trình bày ở Chương 3, ngồi các đặc điểm (nhân tố) về tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết cịn có các đặc điểm về quản trị doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch như mức độ tập trung vốn chủ, cơ cấu hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị mà tác giả chưa thu thập số liệu để nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả chưa có điều kiện xác định được các đặc điểm về quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng đến minh bạch thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hay không. Sự giới hạn này cũng làm hạn chế đi những đề xuất và gợi ý chính sách khác có ích trong việc phát triển thị trường chứng khốn và nâng cao tính minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết.

4.1.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trong đề tài này tác giả chỉ khảo sát 30 doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM để nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu lớn hơn (có thể 60 hay 100), đồng thời số lượng bảng mẫu đánh giá nên tăng thêm (có thể là 50) cho một doanh nghiệp niêm yết so với 20 nhà đầu tư trong nghiên cứu này.

Tiếp tục đưa thêm các yếu tố (biến độc lập) về đặc điểm quản trị vào trong mơ hình nghiên cứu, để xem xét ảnh hưởng của các biến này như thế nào đến mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Nghiên cứu này, tác giả chỉ lấy đại diện một số công ty trong các ngành khác nhau lập thành mẫu nghiên cứu 30 doanh nghiệp niêm yết, hướng tiếp theo có thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thơng tin trong từng nhóm ngành riêng biệt.

4.2. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độ minh bạch và thu hút vốn đầu tư vốn đầu tư

4.2.1.Doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính

Ngồi các chỉ số về khả năng thanh tốn, tình trạng nợ, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ROE, ROI, ROA…), doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính. Chỉ số Q khác biệt với các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi ở chỗ nó thể hiện mức độ đầu tư cao và khả năng sinh lợi cao ở tương lai trong việc sử dụng các nguồn tài chính. Khác biệt giữa chỉ số Q và chỉ số M/B nằm ở chỗ chỉ số Q sử dụng giá trị thị trường của các khoản nợ và vốn cổ phần. Doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn 1 sẽ có động lực đầu tư cao hơn doanh nghiệp có chỉ số Q nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp có chỉ số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.

Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ giải thích rõ trong việc đưa chỉ số Q vào báo cáo tài chính, nhằm cho nhà đầu tư biết tiềm lực và khả năng đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp.

4.2.2.Doanh nghiệp cần chú trọng về công tác quan hệ với nhà đầu tư và công chúng

Thứ nhất, cần chấp nhận đầu tư chi phí thiết lập bộ phận chuyên trách về quan hệ với nhà đầu tư - IR (Investor Relations). Hiện tại, những DN lớn đã thành lập riêng cho mình một bộ phận chuyên trách như vậy và xác định rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liên quan đến chất lượng của bản báo cáo. Mặc dù DN mong muốn nâng chất lượng thông tin công bố, nhưng nếu không đầu tư nghiêm túc vào khâu soạn thảo, phân tích và thiết kế thì hiệu quả cơng bố mang lại sẽ khơng được cải thiện đáng kể.

Thứ hai, DN cũng cần cần hiểu rằng, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng cũng không kém phần quan trọng với nhà đầu tư. Điều này có nghĩa DN khơng chỉ cơng bố thơng tin về mình theo hướng dẫn của các mẫu BCTN, mà DN cần công bố bổ sung các cam kết

cơng khai của mình về các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, cũng như trách nhiệm mà công ty sẽ thực hiện đối với cộng đồng.

4.2.3. Phân tích và đánh giá những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong mẫu báo cáo thường niên của Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh được nêu qua báo cáo của HĐQT và báo cáo của ban giám đốc. Các báo cáo này đều cung cấp thông tin về tình hình hoạt động hiện nay và mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, các báo cáo chỉ dừng ở mức độ "đưa thơng tin" hơn là "phân tích, đánh giá". Vì bí mật kinh doanh, việc các cơng ty ngại "nói rõ, nói thẳng" là điều có thể chấp nhận. Nhưng nói như vậy khơng có nghĩa ban quản trị lờ đi việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty cho các cổ đông. Các cổ đơng, ngồi những thơng tin được nêu ra, cần những phân tích, đánh giá của ban quản trị về tác động của giá dầu, giá vàng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá… đến hoạt động kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh là điều mà các báo cáo ít đề cập. Phân tích những rủi ro gặp phải trong kinh doanh sẽ giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về những thách thức trong tương lai. Khả năng xuất hiện những sản phẩm mới đe dọa đến sự tồn tại sản phẩm của doanh nghiệp; tình hình lạm phát có khiến người tiêu dùng giảm nhu cầu đối với sản phẩm hay không...? Đối với các công ty địa ốc, thông tin về đất đai sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp ...? Những sự kiện pháp lý như các vụ kiện chống bán phá giá trong các doanh nghiệp xuất khẩu hay những cáo buộc vi phạm bản quyền... thường dễ bị một số người lợi dụng để tung tin đồn thất thiệt nhằm làm thay đổi giá cổ phiếu. Do đó, cần thơng tin về những vấn đề này cho cổ đông nắm rõ.

4.2.4. Công bố những giao dịch liên quan đến cổ phiếu của doanh nghiệp.

Các thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngồi, của cổ đơng chiến lược, của ban quản trị công ty thường được công bố ra bên ngoài trước khi diễn ra. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tài chính, đại chúng cần có thơng tin tổng hợp về những hoạt động đó. Giao dịch của các thành viên ban quản trị được nhiều nhà đầu tư chú ý vì nó chứa đựng thông tin dự báo về giá cổ phiếu. Trong thời gian vừa qua, có xuất hiện tin đồn xung quanh việc bán cổ phiếu của các thành viên HĐQT và ban kiểm sốt. Thay vì giải thích, Doanh nghiệp nên thể hiện trong báo cáo để công bố rộng rãi ra công chúng.

Các công ty tại Việt Nam đều cơng bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít cơng ty nào công bố kế hoạch 5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, nhà đầu tư chưa đủ cơ sở để nhìn xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Các mơ hình định giá tính tốn giá trị nội tại của cổ phiếu mà công chúng sử dụng rất cần những thông tin định lượng như thế. Vì vậy, việc cơng bố những kế hoạch tài chính tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

4.2.6. Áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau.

Những vấn đề trên cho thấy, báo cáo thường niên ở Việt Nam cần phải có những đổi mới nhằm phù hợp với sự phát triển của TTCK và nhu cầu thông tin của đại chúng. Hiện nhiều doanh nghiệp đang hướng đến niêm yết trên TTCK quốc tế, do vậy các báo cáo thường niên Việt Nam nên hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh những báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các báo cáo thường niên phải được thiết lập theo các chuẩn mực kế toán khác nhau (như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS hay GAAP của Mỹ...) và ngôn ngữ tiếng Anh cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng.

4.2.7. Xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn.

Vai trò của nhà quản trị đối với chất lượng BCTC là tính "tùy tiện trong quản trị". Nhà quản trị thường tùy tiện "cải thiện" nội dung kinh tế của các con số kế toán nhằm chuyển tải thông tin mang ý đồ cá nhân bằng cách lựa chọn phương pháp kế tốn có chủ đích. Ví dụ, giảm khoản dự phịng nợ xấu do đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, có quá nhiều nhà quản trị lạm dụng việc này để tô hồng thu nhập, tơ hồng BCTC.

Báo cáo tài chính cần phải được thơng qua bởi HĐQT của công ty. Nhiều công ty chỉ định một hội đồng kiểm toán nội bộ để giám sát tiến trình lập BCTC. Hội đồng này thường được giao phó quyền lực rất lớn và trách nhiệm có liên quan tới nhiều mặt của tiến trình lập báo cáo, bao gồm việc giám sát các phương pháp kế tốn, quy trình kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Một hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn là một cơ chế kiểm sốt quan trọng, đóng góp vào chất lượng của hệ thống BCTC.

4.3. Các gợi ý chính sách nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên TTCK. 4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung cơng bố thơng tin

* Nhanh chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khốn và các tổ chức có chứng khốn niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp hạng các cơng cụ tài chính trên thị trường. Từ đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư của các công ty chứng khoán.

* Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền thông tin về TTCK. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính cơng khai và dễ dàng tiếp cận của thơng tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến TTCK; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khốn, về TTCK cho cơng chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định nào đó.

* Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở VN, hầu như khơng có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên TTCK. Với tình hình hiện nay, rị rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thơng tin khơng chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tư ở nước ta đa phần là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từ đó, giá chứng khốn bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cả đều khơng được kiểm sốt và giá chứng khốn bị tác động bởi nhân

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp.hcm (Trang 74 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w