Ngoài các chỉ số về khả năng thanh tốn, tình trạng nợ, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ROE, ROI, ROA…), doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính. Chỉ số Q khác biệt với các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi ở chỗ nó thể hiện mức độ đầu tư cao và khả năng sinh lợi cao ở tương lai trong việc sử dụng các nguồn tài chính. Khác biệt giữa chỉ số Q và chỉ số M/B nằm ở chỗ chỉ số Q sử dụng giá trị thị trường của các khoản nợ và vốn cổ phần. Doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn 1 sẽ có động lực đầu tư cao hơn doanh nghiệp có chỉ số Q nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp có chỉ số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.
Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ giải thích rõ trong việc đưa chỉ số Q vào báo cáo tài chính, nhằm cho nhà đầu tư biết tiềm lực và khả năng đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp.
4.2.2.Doanh nghiệp cần chú trọng về công tác quan hệ với nhà đầu tư và công chúng
Thứ nhất, cần chấp nhận đầu tư chi phí thiết lập bộ phận chuyên trách về quan hệ với nhà đầu tư - IR (Investor Relations). Hiện tại, những DN lớn đã thành lập riêng cho mình một bộ phận chuyên trách như vậy và xác định rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liên quan đến chất lượng của bản báo cáo. Mặc dù DN mong muốn nâng chất lượng thông tin công bố, nhưng nếu không đầu tư nghiêm túc vào khâu soạn thảo, phân tích và thiết kế thì hiệu quả cơng bố mang lại sẽ khơng được cải thiện đáng kể.
Thứ hai, DN cũng cần cần hiểu rằng, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng cũng không kém phần quan trọng với nhà đầu tư. Điều này có nghĩa DN khơng chỉ cơng bố thơng tin về mình theo hướng dẫn của các mẫu BCTN, mà DN cần công bố bổ sung các cam kết
cơng khai của mình về các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, cũng như trách nhiệm mà công ty sẽ thực hiện đối với cộng đồng.
4.2.3. Phân tích và đánh giá những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong mẫu báo cáo thường niên của Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh được nêu qua báo cáo của HĐQT và báo cáo của ban giám đốc. Các báo cáo này đều cung cấp thông tin về tình hình hoạt động hiện nay và mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, các báo cáo chỉ dừng ở mức độ "đưa thơng tin" hơn là "phân tích, đánh giá". Vì bí mật kinh doanh, việc các cơng ty ngại "nói rõ, nói thẳng" là điều có thể chấp nhận. Nhưng nói như vậy khơng có nghĩa ban quản trị lờ đi việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty cho các cổ đông. Các cổ đơng, ngồi những thơng tin được nêu ra, cần những phân tích, đánh giá của ban quản trị về tác động của giá dầu, giá vàng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá… đến hoạt động kinh doanh.
Rủi ro kinh doanh là điều mà các báo cáo ít đề cập. Phân tích những rủi ro gặp phải trong kinh doanh sẽ giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về những thách thức trong tương lai. Khả năng xuất hiện những sản phẩm mới đe dọa đến sự tồn tại sản phẩm của doanh nghiệp; tình hình lạm phát có khiến người tiêu dùng giảm nhu cầu đối với sản phẩm hay không...? Đối với các công ty địa ốc, thông tin về đất đai sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp ...? Những sự kiện pháp lý như các vụ kiện chống bán phá giá trong các doanh nghiệp xuất khẩu hay những cáo buộc vi phạm bản quyền... thường dễ bị một số người lợi dụng để tung tin đồn thất thiệt nhằm làm thay đổi giá cổ phiếu. Do đó, cần thơng tin về những vấn đề này cho cổ đông nắm rõ.
4.2.4. Công bố những giao dịch liên quan đến cổ phiếu của doanh nghiệp.
Các thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngồi, của cổ đơng chiến lược, của ban quản trị công ty thường được công bố ra bên ngoài trước khi diễn ra. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tài chính, đại chúng cần có thơng tin tổng hợp về những hoạt động đó. Giao dịch của các thành viên ban quản trị được nhiều nhà đầu tư chú ý vì nó chứa đựng thông tin dự báo về giá cổ phiếu. Trong thời gian vừa qua, có xuất hiện tin đồn xung quanh việc bán cổ phiếu của các thành viên HĐQT và ban kiểm sốt. Thay vì giải thích, Doanh nghiệp nên thể hiện trong báo cáo để công bố rộng rãi ra công chúng.
Các công ty tại Việt Nam đều cơng bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít cơng ty nào công bố kế hoạch 5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, nhà đầu tư chưa đủ cơ sở để nhìn xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Các mơ hình định giá tính tốn giá trị nội tại của cổ phiếu mà công chúng sử dụng rất cần những thơng tin định lượng như thế. Vì vậy, việc cơng bố những kế hoạch tài chính tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
4.2.6. Áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau.
Những vấn đề trên cho thấy, báo cáo thường niên ở Việt Nam cần phải có những đổi mới nhằm phù hợp với sự phát triển của TTCK và nhu cầu thông tin của đại chúng. Hiện nhiều doanh nghiệp đang hướng đến niêm yết trên TTCK quốc tế, do vậy các báo cáo thường niên Việt Nam nên hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh những báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các báo cáo thường niên phải được thiết lập theo các chuẩn mực kế toán khác nhau (như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS hay GAAP của Mỹ...) và ngôn ngữ tiếng Anh cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng.
4.2.7. Xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn.
Vai trò của nhà quản trị đối với chất lượng BCTC là tính "tùy tiện trong quản trị". Nhà quản trị thường tùy tiện "cải thiện" nội dung kinh tế của các con số kế toán nhằm chuyển tải thông tin mang ý đồ cá nhân bằng cách lựa chọn phương pháp kế tốn có chủ đích. Ví dụ, giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, có quá nhiều nhà quản trị lạm dụng việc này để tô hồng thu nhập, tơ hồng BCTC.
Báo cáo tài chính cần phải được thơng qua bởi HĐQT của công ty. Nhiều công ty chỉ định một hội đồng kiểm toán nội bộ để giám sát tiến trình lập BCTC. Hội đồng này thường được giao phó quyền lực rất lớn và trách nhiệm có liên quan tới nhiều mặt của tiến trình lập báo cáo, bao gồm việc giám sát các phương pháp kế tốn, quy trình kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ.
Một hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn là một cơ chế kiểm sốt quan trọng, đóng góp vào chất lượng của hệ thống BCTC.
4.3. Các gợi ý chính sách nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên TTCK. 4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung cơng bố thơng tin
* Nhanh chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khốn và các tổ chức có chứng khốn niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp hạng các cơng cụ tài chính trên thị trường. Từ đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư của các cơng ty chứng khốn.
* Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền thông tin về TTCK. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính cơng khai và dễ dàng tiếp cận của thơng tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến TTCK; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khốn, về TTCK cho cơng chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định nào đó.
* Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở VN, hầu như khơng có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên TTCK. Với tình hình hiện nay, rị rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thơng tin khơng chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tư ở nước ta đa phần là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từ đó, giá chứng khốn bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cả đều khơng được kiểm sốt và giá chứng khốn bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều.
4.3.2. Thực hiện khiêm khắc biện pháp chế tài và phát huy biện pháp thị trường.
Mặc dù các quy định về công bố thông tin đều đã được ban hành, nhưng khi mà phần lớn DN đều đang cung cấp thông tin mơ hồ cho nhà đầu tư mà không sợ sự trừng phạt của thị trường vì nhà đầu tư đang phải quan sát một đám đơng đồng thuận lớn đến như vậy, thì
gần như sẽ khơng DN nào dại gì mà tự nguyện đơn độc một mình đứng ra ánh sáng, vì lợi ích mang lại khơng đủ bù đắp thiệt hại. Như vậy, giải pháp căn cơ là làm sao để có được một thị trường mà mọi DN "đều muốn đứng ngồi ánh sáng" và khi đó khơng DN nào dám đơn độc đứng trong bóng tối. Nếu DN nào làm như vậy sẽ đồng nghĩa với việc phá sản: không nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu do DN này phát hành; không ngân hàng nào dám cho vay; và không nhà cung cấp nào dám duy trì chính sách tín dụng trả chậm… Để có được thành quả này, thiết nghĩ cần kết hợp đồng thời biện pháp hành chính và biện pháp thị trường:
* Trước hết, trong cái vòng luẩn quẩn hiệu ứng đám đông - chất lượng thông tin thấp - thiệt hại cho nhà đầu tư và thiệt hại cho cả DN, thì biện pháp chế tài mạnh mang tính răn đe nghiêm khắc là cần thiết để chuyển hiệu ứng đám đơng từ tiêu cực sang tích cực. Chúng ta có thể hình dung về tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đơng qua ví dụ sau: làm sao để mọi người khi ra đường đều đội mũ bảo hiểm? Mọi người đều biết lợi ích của đội mũ bảo hiểm lớn hơn những phiền tối khi phải mang theo nó, nhưng vẫn khơng ai chịu đội khi nhìn thấy xung quanh mọi người chẳng ai đội. Nhưng khi quy định được ban hành kèm biện pháp chế tài mạnh thì hiệu ứng đám đơng lại phát huy vai trị tích cực, lúc này những người không chịu đội mũ bảo hiểm sẽ cảm thấy rủi ro cao hơn khi bị tách khỏi đám đông. Biện pháp đi kèm là tạo động lực cá nhân để những người dân chấp hành mang tính chiếu lệ, bằng cách cho họ thấy đội mũ bảo hiểm giúp bảo tồn tính mạng như thế nào.
* Thứ hai, trong thị trường tài chính cũng vậy: việc phát triển mạnh mẽ các nhà đầu tư có tổ chức, những nhà đầu tư luôn dựa vào phân tích cơ bản để chọn lựa và hình thành mơi trường cạnh tranh công bằng sẽ tạo áp lực buộc các công ty đại chúng phải tự nguyện nâng chất lượng công bố thông tin, nếu những DN này muốn gia tăng giá trị thị trường của mình.
4.3.3. Bổ sung bảng báo cáo vốn cổ phần của cổ đông.
Theo Luật Chứng khốn, có 3 loại báo cáo tài chính mà cơng ty công bố cho đại chúng là: bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và kèm theo đó là báo cáo thuyết minh tài chính. Tuy nhiên, bảng báo cáo vốn cổ phần của cổ đông chưa được nêu ra trong luật định. Thay vào đó, các doanh nghiệp thường đưa ra một báo cáo khá ngắn gọn về thay đổi vốn cổ phần. Ở Mỹ, các báo cáo thường niên phải công bố đầy đủ 4 loại báo cáo tài chính trên.
Bảng báo cáo vốn cổ phần rất quan trọng với cổ đơng, vì nó cung cấp thơng tin, nguyên nhân gây ra những biến động của các tài khoản trong vốn cổ phần. Vốn cổ phần tăng lên, giảm xuống là do phát hành, do sự gia tăng của lợi nhuận giữ lại hay do việc mua lại cổ phiếu. Thay đổi trong thu nhập giữ lại là rất quan trọng vì nó thể hiện sự liên kết giữa bảng báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế tốn. Vì cổ tức thường được chi trả từ lợi nhuận giữ lại nên số dư của tài khoản này cho thấy giới hạn trên đối với khoản chi trả cổ tức.
Ở Việt Nam, tác giả muốn nhấn mạnh đến báo cáo này vì sự thiếu sót của bảng báo cáo đó có thể dẫn đến những thiệt hại cho cổ đông. Trong báo cáo vốn cổ phần của Mỹ, các thành phần trong bảng này gồm: vốn cổ phần thường, vốn thặng dư, thu nhập giữ lại, lãi (lỗ) tích lũy từ các hoạt động khác và cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bên cạnh một số tài khoản tương tự như trên còn xuất hiện các quỹ như: quỹ phúc lợi và khen thưởng, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phịng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Các quỹ này tuy nằm trên bảng cân đối kế toán thuộc về phần nguồn vốn chủ sở hữu, song lại được sử dụng cho các mục đích khác khơng dành cho cổ đơng. Ví dụ, quỹ dự phịng tài chính được sử dụng để bù đắp những tổn thất tài chính quá lớn hoặc những tổn thất khơng được hạch tốn vào chi phí chịu thuế như phạt vi phạm hợp đồng, phạt lãi vay..., quỹ này thường được các nhà quản lý sử dụng nhằm che đậy những yếu kém trong việc điều hành. Do đó, phân tích báo cáo này có thể giúp cho đại chúng hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thực sự của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong gần tám năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều sự kiện thăng trầm nhưng nổi bật nhất là vấn đề công bố thông tin. Hàng loạt các sai phạm về công bố thông tin - thường là các doanh nghiệp sai phạm trong công bố thông tin bất thường, việc thiếu minh bạch trong công bố thông tin đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối nhà đầu tư cá nhân vì họ chiếm đa số trên TTCK Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đặt những đồng tiền tích cóp vào thị trường chứng khốn để mong tìm kiếm lợi nhuận khi hưu trí, để mong mua được nhà