Những đặc điểm về quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp.hcm (Trang 25 - 28)

1.6.2.1 .Các đặc điểm về tài chính

1.6.2.2 Những đặc điểm về quản trị doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả doanh nghiệp. Các kết quả được tổng hợp cho thấy rằng hoạt động quản trị tốt không nhất thiết dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Mặt khác một số nghiên cứu về công ty ở vùng Đông Á đã nhận thấy rằng các yếu tố quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc đánh giá doanh nghiệp (Mitton 2002; Lins 2003). Sự khác nhau của các phát hiện này có thể do việc quản trị doanh nghiệp không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả doanh nghiệp. Giả thiết rằng, có một biến trung gian: công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp, nói cách khác quản trị cơng ty tốt dẫn đến công bố thông tin và minh bạch tốt hơn. Tuy nhiên khơng có sự bảo đảm nào việc công bố và minh bạch tốt hơn sẽ dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Bốn đặc điểm về quản trị doanh nghiệp là những yếu tố quyết định mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp, các biến được thảo luận dưới đây:

(i) Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu.

Gần đây, tác động của mức độ vốn chủ sở hữu đối với giá trị doanh nghiệp thu hút được nhiều sư chú ý về kinh tế tài chính. Giả thiết rằng việc sở hữu tập trung cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị năng động hơn, với việc tập trung này dẫn đến quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Việc quản trị năng động này làm giảm một cách hiệu quả khả năng người quản lý làm mất tài sản của cổ đông. Tuy nhiên các nghiên cứu gân đây về các thị trường ở vùng Đông Á kết luận rằng sự tập trung vốn chủ sở hữu có thể dẫn đến mâu thuẫn về quyền sở hữu giữa người chủ sở hữu bên trong và nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. Một số giả thiết cho rằng tỷ lệ của cổ phiếu hiện hành được nắm giữ bởi năm cổ đơng lớn nhất có thể liên quan mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.

(ii) Cơ cấu Hội Đồng Quản Trị

Một yếu tố then chốt của quản trị doanh nghiệp là vai trò của HĐQT trong việc giám sát giới quản lý. Việc giám sát giới quản lý là cần thiết bởi vì những người quản lý thường hành động vì lợi ích riêng và khơng thể ln hành động vì lợi ích của cổ đơng. Sự lười nhác, sự lên mặt quá đáng và những khoản đầu tư khơng mang lại lợi ích tối ưu là những ví dụ điển hình cho hành động lạm quyền của người quản lý. Hội Đồng Quản Trị có thể làm giảm bớt mâu thuẫn quyền đại diện bằng cách thực thi quyền hạn của mình để giám sát và kiểm tra giới quản lý. Những giám đốc không thuộc HĐQT được cho là người thực hiện chức năng giám sát thay mặt cổ đông nhằm bảo đảm rằng sự quản lý công ty đi đúng theo đường lối và tối đa hóa lợi nhuận của cổ đơng, bởi vì chính bản thân cổ đơng cảm thấy khó khăn

trong việc giám sát do sự phân tán quá rộng quyền sở hữu cổ phần thường. Lập luận rằng những thành viên nằm ngoài HĐQT nên độc lập với quyền quản lý và không liên quan đến bất kỳ hoạt động hoặc những mối liên hệ khác với doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng xấu đến quyền quản lý của họ. Fama & Jensen(1983) lập luận rằng kể cả những giám đốc độc lập bên ngoài HĐQT được xem như là những trọng tài chuyên nghiệp không chỉ làm gia tăng khả năng đứng vững được của HĐQT mà còn làm giảm đi khả năng của những người quản lý hàng đầu để chiếm đoạt tài sản của cổ đông. Việc khái quát của lập luận về giám sát hiệu quả này là các giám đốc bên ngoài phục vụ hội đồng quản trị càng độc sự độc lập hơn thì hiệu quả doanh nghiệp càng cao hơn.

Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn hoàn toàn mâu thuẫn với tác động tích cực của cơ cấu HĐQT đến hiệu quả doanh nghiệp. Rosenstein & Wyatt (1990) ghi nhận mặt tích cực đáng kể của lợi nhuận trên cổ phiếu quanh việc thông báo chỉ định các giám đốc bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng gián tiếp bổ trợ cho tác động tích cực của giám đốc bên ngồi. Bằng việc sử dụng mẫu các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan trong giai đoạn 199-2001, Limpaphayom và Sukchareonsin (2003) phát hiện mối liên hệ tích cực giữa thành phần hội đồng quản trị và đánh giá thị trường của doanh nghiệp.

Ngược với lập luận rằng động lực giám đốc bên ngồi thì tốt hơn với quyền lợi của cổ đông, nhiều nghiên cứu cho rằng các giám đốc bên ngồi khơng nhất thiết hành động vì quyền lợi của cổ đơng bởi vì các CEO thường chi phối quy trình chỉ định giám đốc. Ngồi ra một số lập luận cho rằng thành viên bên ngồi HĐQT có thể cố thủ dưới hình thức bố trí các tài sản doanh nghiệp hoặc giao dịch có lợi cho quản lý mà không được kiểm tra. Agrawal (1996) chỉ ra khả năng giám đốc bên ngoài được chỉ định là kết quả của lý do chính trị hơn là lý do quản lý. Cuối cùng, họ chứng minh bằng tài liệu mối quan hệ tiêu cực giữa thành phần HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp. Hermalin (1991) quan sát thấy một tỷ lệ cao các giám đốc độc lập trong HĐQT không phải ln ln phỏng đốn hiệu quả kế toán trong tương lai tốt hơn. Do vậy, quan điểm bảo thủ/cố thủ dự đốn có mối quan hệ tiêu cực giữa thành phần HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này, giả thiết cho rằng thành phần HĐQT có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp. Lý do là giám đốc độc lập muốn công bố thông tin nhiều hơn để đem lại lợi ích cho các người có quyền lợi khác của doanh nghiệp.

Việc này dẫn đến mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ giám đốc bên ngoài và mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp. Có hai biến chỉ ra thành phần HĐQT được sử dụng trong nghiên cứu này. Biến thứ nhất là tỷ lệ các giám đốc bên ngoài độc lập trong HĐQT công ty. Biến thứ hai là tỷ lệ giám đốc điều hành hoặc người bên trong được đại diện trong HĐQT. Dự đoán rằng giám đốc điều hành có xung đột lợi ích và muốn che dấu thông tin đối với nhà đầu tư bên ngoài. Hậu quả là tỷ lệ giám đốc điều hành có thể có tác động tiêu cực lên mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.

(iii) Quy mô Hội Đồng Quản Trị.

Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của HĐQT. Khi xem xét quy mơ HĐQT, có sự cân bằng giữa kinh nghiệm hoặc lợi ích quản lý được gia tăng giá trị và các bất lợi phát sinh từ vấn đề phối hợp. Jensen (1993) lập luận rằng quy mô HĐQT lớn hơn dẫn đến thảo luận ít chân thật hơn về các vấn đề quan trọng mà, đổi lại, dẫn đến quản lý kém. Yermack (1996) phát hiện mối quan hệ tích cực giữa quy mơ HĐQT và giá trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp lớn ở Mỹ. Huther (1997) kiểm tra mẫu các tiện ích cơng cộng ở Mỹ và phát hiện rằng quy mô HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả doanh nghiệp. Eisenberg & Wells (1998) phát hiện sự tương quan tiêu cực quan trọng giữa quy mô HĐQT và lợi nhuận trong mẫu các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phần Lan và Thụy Điển. Trong các tài liệu sẵn có, giả thuyết rằng có mối liên hệ giữa quy mơ HĐQT và mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.

Hình 1.2 Các đặc điểm về quản trị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin DN

Cơ Cấu HĐQT Mức Độ Tập Chung Vồn CSH Minh Bạch Thông Tin Quy Mô HĐQT

Một phần của tài liệu minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp.hcm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w