Dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 28 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. THỦY CANH

1.1.3. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết được cung cấp cho cây ở dạng dung dịch, chứa muối và phân bón tan trong nước. Phương pháp thủy canh cho phép người canh tác kiểm soát các thành phần cần thiết bằng cách điều chỉnh hay thay đổi dung dịch dinh dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của cây và cung cấp chúng với một lượng cân bằng. Các chất dinh dưỡng hiện diện ở dạng ion trong dung dịch thủy canh, cây trồng khơng cần phải tìm kiếm hay cạnh tranh với các sinh vật khác như khi trồng trong đất. Do đó, việc tối ưu hố điều kiện dinh dưỡng của hệ thống thủy canh cũng dễ hơn nhiều so với trong đất. Dung dịch dinh dưỡng dùng cho dung dịch thủy canh phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Độ pH: Giá trị pH tối thích nằm trong khoảng 5,5 – 6,5 [119]. Giá trị pH càng

lệch ra khỏi khoảng này thì càng có ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống thủy canh, pH trên 7,5 sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt và có thể xảy ra hiện tượng úa vàng thân, pH dưới 6,0 sẽ làm giảm mạnh khả năng hồ tan acid phosphoric, ion calcium và mangan. Có thể sử dụng các chất đệm hố học để giữ ổn định giá trị pH.

Độ dẫn điện: Giá trị độ dẫn điện (EC) tốt nhất là trong khoảng 1,5 – 2,5 dS/m

[65]. Giá trị EC cao hơn sẽ ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng, EC thấp sẽ ảnh hưởng đến sức sống và năng suất cây. Khi cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước từ dung dịch, tổng nồng độ muối và EC đều thay đổi.

Tính dung hợp của các thành phần trong dung dịch dinh dưỡng: Tránh những loại công thức pha chế dung dịch có chứa nhiều tạp chất như cát, đất sét, hay bùn; cũng cần phải tránh các cơng thức pha chế có chứa các muối khơng hồ tan hoặc hồ tan kém, hay có chứa các chất tương tác với nhau tạo ra chất không tan [128].

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w