Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. VI THỦY CANH
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về phương pháp thủy canh in vitro và vi thủy
1.2.3.1. Phương pháp thủy canh in vitro
Năm 2004, Nhut và cs đã nghiên cứu về hình thành củ bi trực tiếp của cây khoai sọ (Colocasia esculenta spp.) cũng như cảm ứng tăng trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm trong hai hệ thống (1) nuôi trồng trong đất (2) và nuôi trồng trong hệ thống thủy canh hộp xốp sau 15 hoặc 30 ngày [93]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống sót, chiều cao cây và số lá của cây trồng trong hệ thống thủy canh cao hơn trong nuôi cấy đất. Các cây giống khoai sọ được nuôi cấy trong hệ
thống thủy canh cũng có hiệu quả cao hơn đối với những cây trồng trong đất khi chúng được chuyển đến đồng ruộng.
Nguyen và cs (2005) đã sử dụng hệ thống thủy canh in vitro trong sản xuất PLB của cây địa lan (Cymbidium spp.). Đây là lồi cây ưa ẩm và có khả năng chịu ẩm tốt nên rất phù hợp với hệ thống mới. Trong cùng thể tích mơi trường, hệ thống thủy canh in vitro với giá đỡ ở độ cao 1 cm (nghĩa là gần mặt dịch lỏng hơn) cho PLB có khối lượng tươi cao hơn so với hệ thống có giá đỡ cách 2 cm. Hơn nữa, khi so sánh ảnh hưởng của các thể tích mơi trường lên sự hình thành PLB trong hệ thống có giá đỡ ở độ cao 1 cm thì nhận thấy rằng mơi trường có thể tích 70 ml cho trọng lượng PLB tươi cao nhất. Qua những kết quả ban đầu, hệ thống thủy canh in
vitro mới tỏ ra rất thích hợp với mục tiêu này. Đây là hệ thống “thủy canh trong ống
nghiệm” được thiết lập lần đầu tiên và được cơng bố trên các tạp chí quốc tế [85]. Dương Tấn Nhựt và cs (2005) đã nghiên cứu phương pháp thủy canh in vitro trong việc nâng cao chất lượng cây hoa African violet phục vụ người trồng hoa [8]. Sau 30 ngày nuôi cấy, các cây trong hệ thống thủy canh trực tiếp bắt đầu trổ hoa, hoa có màu sắc đẹp và bền (từ 2 đến 3 tháng). So với nghiệm thức trồng cây trong đất, sau 30 ngày vẫn chưa ra hoa, hoa của các cây trồng trong đất có tuổi thọ ngắn hơn. Riêng về bộ lá, các cây African violet trong hệ thống thủy canh trực tiếp có bộ lá dày, rậm, xanh tốt, không bị các biểu hiện thường gặp như thối nhũn ở phương pháp trồng và chăm sóc thơng thường. Tuy nhiên, do khơng có giá thể, lá cây African violet trong hệ thống thủy canh có xu hướng mọc ngả xuống (theo hướng trọng trường), không thể xoè rộng như trong trường hợp trồng trong đất. Các cây thí nghiệm bắt đầu có nụ, tỷ lệ nụ của các cây trong hệ thống thủy canh trực tiếp cao hơn so với các cây trồng ngoài đất sau 30 ngày. Phương pháp thủy canh in vitro trong sản xuất của khoai tây bi cũng được nghiên cứu bởi Nhut và cs (2006) [88].