Các sơng chín hở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU CLO HỮU CƠ TRONG NƯỚC, TRẦM TÍCH, THỦY SINH VẬT TẠI CỬASÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI VÀ THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH CỦA DDTs LÊN PHÔI, ẤU TRÙNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG,CÁ MEDAKA (Trang 45 - 49)

STT Tên sông Chiều dài (km) Chiều rộng (km) Độ sâu (m)

1 Nhà Bè 29,5 1,67 10-30 2 Soài Rạp 14,5 3,10 10-40 3 Đồng Tranh 12,5 0,50 02-20 4 Lòng Tàu 32,0 0,55 10-25 5 Ngã Bảy 10,0 0,90 10-30 6 Gò Gia 12,0 0,60 10-20 7 Thị Vải 40,0 0,80 12-30

Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, 2014

Khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai là vùng cửa sơng và biển ven bờ có chế độ thủy văn bán nhật triều khơng đều. Trong một ngày đêm có 2 lần thủy triền lên xuống. Biên độ triều trung bình là 2m, biên độ triều cường đạt 4m, là một trong những nơi có biên độ triều cao của Việt Nam. Biên độ triều lớn (3,6 – 4,1 m) thường xảy ra trong các tháng từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Vùng biển vịnh Gành Rái, Cần Giờ chịu ảnh hưởng của các sông Sồi Rạp, Lịng Tàu, sơng Cái Mép, sông Dinh và các sông cửa Tiểu, cửa Đại, nhưng dòng chảy chủ yếu vẫn là dịng chảy biển: dịng triều, dịng ven do sóng, dịng gió, dịng mật độ. Dịng triều ở đây mang tính chất bán nhật triều khơng đều: trong chu kỳ 1 ngày đêm, dòng chảy đổi chiều 4 lần: 2 lần triều lên và 2 lần khi triều xuống.

Hàng năm sơng Đồng Nai – Sài Gịn và các phụ lưu đã đổ ra biển qua vịnh Gành Rái và vịnh Đồng Tranh hơn 32 tỷ khối nước và hàng triệu tấn phù sa. Vùng cửa sông tiếp giáp biển là nơi thường xuyên xảy ra hai quá trình tranh chấp mãnh liệt giữa đất liền và biển, bồi tụ và xói lở. Khu vực vịnh Gành Rái, Cần Giờ là khu vực tập trung nhiều tuyến luồng tàu biển vào các luồng trong sông tới các cảng khu vực TP HCM, Đồng Nai, BR-VT. Vùng biển vịnh Gành Rái, Cần Giờ chịu ảnh hưởng của các sơng Sồi Rạp, Lịng Tàu, sơng Cái Mép, sông Dinh và các sông cửa Tiểu, cửa Đại, nhưng dòng chảy chủ yếu vẫn là dòng chảy biển: dịng triều, dịng ven do sóng, dịng gió, dịng mật độ.

1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai là một lưu vực sông “nội địa” có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam nói riêng, trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và kinh tế quốc gia nói chung; nằm trên địa phận các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, BR-VT. Đây là vùng có tốc độ đơ thị hố nhanh và dân số thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước. Lưu vực sơng Đồng Nai là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của đất nước, đóng góp khoảng hơn 63% GDP cơng nghiệp, 41% GDP dịch vụ và 28% GDP nông nghiệp của cả nước [71]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng phụ thuộc rất lớn vào mức tăng trưởng của TP HCM và BR-VT.

Hạ lưu Đồng Nai – Sài Gịn có mạng lưới giao thơng thuỷ đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng nối liền với vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như khu vực và quốc tế. Ngồi ra, hệ thống sơng Đồng Nai, đặc biệt là vùng hạ lưu cùng với hệ thống các hồ chứa lớn, vừa và nhỏ trong lưu vực có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ sản nội địa.

Dân số tại tiểu lưu vực sơng Đồng Nai tính đến cuối tính đến cuối năm 2015 là 14.199.008 người. Trong đó, 3.782.115 người sống tại các đô thị và khoảng hơn 3.100.000 người sống tại vùng nông thôn. Ở tiểu lưu vực sơng Sài Gịn con số tương đương là 5.672.777 người, với 4.048.695 người sống tại các đô thị và 1.624.079 người sống ở nông thôn. Tuy nhiên, mật độ phân bố không đồng đều giữa các lưu vực, giữa hạ du và phía thượng du.

1.4.3. Đặc điểm mơi trường

Là vùng tập trung các thành phố lớn, nhiều khu công nghiệp và dân cư đông đúc nên chất lượng nước vùng hạ lưu hệ thống sơng Đồng Nai đã và đang có xu hướng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, tại các lưu vực sơng trong đó có lưu vực sơng Đồng Nai, ơ nhiễm và suy thoái chất lượng nước xảy ra ở nhiều đoạn, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề), nhiều nơi ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng. Môi trường nước mặt tại các khu vực bị ô nhiễm hầu hết do các chất hữu cơ và vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép.

Sông Đồng Nai đoạn trung lưu và hạ lưu là khu vực tiếp nhận nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản (nuôi cá bè), do đó, chất lượng nước bị suy giảm so với khu vực thượng nguồn. Điển hình là đoạn chảy qua TP Biên Hòa (tiếp nhận nước suối Săn Máu, suối Linh, suối Chùa, suối Bà Lúa…) và tỉnh Bình Dương (tiếp nhận nước thải thị xã Thủ Dầu Một, huyện Tân Uyên…). Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là do TSS, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và vi sinh tăng cao vượt ngưỡng QCVN.

Các vị trí ơ nhiễm cao nhất thường gắn liền với các điểm xả thải từ các khu dân cư hoặc các khu công nghiệp. Ở hạ lưu sông Đồng Nai chủ yếu tập trung đoạn chảy qua TP HCM từ cầu Bình Triệu (sơng Sài Gịn), phà Cát Lái (sơng Đồng Nai) đến Mũi Đèn Đỏ sau đó giảm dần khi ra đến cửa sơng. Trong khi ở sông Thị Vải, nồng độ chất ô nhiễm tập trung cao nhất từ khu công nghiệp Phú Mỹ qua Vedan lên đến thượng nguồn. Các chất hữu cơ ơ nhiễm có nguồn gốc chủ yếu từ trung lưu của sơng Thị Vải, ở vị trí tập trung các khu cơng nghiệp Gị Dầu, Phú Mỹ ngược lên phía nhà máy Vedan và giảm dần khi ra đến cửa vịnh (Cái Mép, Vịnh Gành Rái). Cịn ở hạ lưu sơng Đồng Nai, nồng độ chất hữu cơ gây ô nhiễm khơng đáng kể ở phía thượng nguồn, tăng dần khi đi qua khu vực TP HCM (từ cầu Bình Triệu đến phà Bình Khánh) sau đó giảm dần ra đến cửa sông. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả quan trắc của Bộ TN&MT. Hàm lượng chất ơ nhiễm hữu cơ cao dần về phía hạ lưu (từ cầu Bình Triệu đến phà Bình Khánh) sau đó giảm dần khi ra đến cửa vịnh.

Tổng kết chương 1: Cho đến nay việc nghiên cứu, đánh giá ơ nhiễm hóa chất

BVTV tại khu vực nghiên cứu theo không gian và thời gian trong cả mơi trường nước, trầm tích và sinh vật chưa được quan tâm nhiều. Sự gia tăng việc sử dụng hóa chất

BVTV gốc OCPs cho thấy tại khu vực nghiên cứu cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật. Vì vậy, việc đánh giá một cách tổng quát ảnh hưởng của hóa chất BVTV gốc OCPs đến môi trường theo mùa, theo đối tượng sinh vật là cần thiết và cấp bách.

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

2.1.1 Hóa chất

Hóa chất chuẩn gốc OCPs gồm các cấu tử, nồng độ 2000 µg/mL (AccuStandard, N0 M-8270-140ASL) thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2. 1. Hỗn hợp chuẩn gốc OCPsSTT Tên chất STT Tên chất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU CLO HỮU CƠ TRONG NƯỚC, TRẦM TÍCH, THỦY SINH VẬT TẠI CỬASÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI VÀ THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH CỦA DDTs LÊN PHÔI, ẤU TRÙNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG,CÁ MEDAKA (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w