CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình thực hiện quản lý các điểm dulịc hở thủ đô Viêng Chăn
4.2.3. Quản lý hoạtđộng kinh doanh tại điểm dulịch
4.2.3.1. Về quản lý kinh doanh du lịch
Thực hiện theo Quy định số 1150 Văn phịng Chính phủ về tổ chức và hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định chặt chẽ, kiểm tra, tổ chức ổn định lại các
cơng ty du lịch trong thủ đơ/tỉnh có thể cạnh tranh được cả về chất lượng, hoạt động
đúng pháp luật, làm thế nào để nghiên cứu tìm cách tăng du khách nghỉ ngơi, tham quan các điểm du lịch (văn hoá, thể dục thể thao, lịch sử, thiên nhiên).
Thúc đẩy và quản lý đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống
tốt, đảm bảo và hoạt động đúng quy định của pháp luật nước CHDCND Lào.
Lập kế hoạch đi thực tế phối hợp với Sở Du lịch Sơn La (CHXHCN Việt Nam) và du lịch thành phố Xiêng Hung tỉnh Sip Sỏng Phăn Na (Trung Quốc), tỉnh
Tha Khì Lêch (Mynama) để tìm hiểu và hợp tác du lịch trong thời gian tới.
Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn Thời gian qua, hoạt động du lịch của CHDCND Lào nói chung và thủ đơ Viêng Chăn nói riêng đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay thủ đô Viêng Chăn còn nhiều thách thức cần giải quyết trong bài tốn phát triển du lịch.
Đó là cơng tác vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cấp, hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại khu vực di sản chủ yếu
dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và tập trung tại khu vực trung tâm.
Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số trường hợp các doanh nghiệp vi phạm các
quy định trong hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương, thể hiện trong bảng số
liệu dưới đây:
Bảng 4.8: Tình hình vi phạm quy định kinh doanh du lịch
Loại vi phạm Số doanh nghiệp vi phạm
Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua
hàng hóa, dịch vụ 5
Phân biệt đối xử với khách du lịch 2
Không thực hiện đúng chếđộ báo cáo cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo quy định 3
Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch 5
Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch
1 Khơng áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài
sản của khách du lịch 2
(Nguồn: Sở quản lý du lịch thủđô Viêng Chăn)
Ban quản lý điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn đã đưa ra một số biện pháp để khắc phục và hạn chế vi phạm kinh doanh du lịch tại địa phương:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành
chính.
- Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch.
- Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định
gia cho rằng, khơng ai khác ngồi doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề này. Hiện nay, sự yếu kém của hoạt động du lịch một phần là do môi trường hoạt động của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp, chưa có tính cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực, giá cả… Chính vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích của các cơ sở kinh doanh cũng như
khách du lịch và cả cộng đồng địa phương, các câu lạc bộ, chi hội lữ hành, chi hội khách sạn đã họp bàn và thành lập Hiệp hội du lịch thủ đô Viêng Chăn.
Hiệp hội du lịch thủ đô Viêng Chăn là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội hoạt
động theo điều lệ đã được UBND thành phố thông qua và chịu sự quản lý của Sở
Du lịch thủ đơ Viêng Chăn. Mục đích của hiệp hội là hỗtrợ lẫn nhau trong phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao trình độ quản lý, năng lực quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch cho các thành viên. Ngồi ra, hiệp hội cịn là diễn đàn trao
đổi thông tin giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức hiệp hội khác theo đúng pháp luật, góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển du
lịch. Hiệp hội sẽ mang lại lợi ích to lớn, là đầu mối giữa các doanh nghiệp thành
viên, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi nếu phát huy tốt các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hóa… tới bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch.
- Động viên sự nhiệt tình và khả năng sang tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cở sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến; đồn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.
- Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của hiệp hội trong các quá trình
sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch
để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.
- Hướng dẫn nghiệp vụ, công tác quản lý điều hành doanh nghiệp theo định hướng phát triển du lịch bền vững, tư vấn, cung cấp thông tin du lịch cho các thành viên.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thiết lập, phát triển các mối quan hệ giữa câu lạc bộ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm các
đối tác kinh doanh trong và ngoài tỉnh.
4.2.3.2. Sự hợp tác với các nhà cung ứng
Tại điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn, hoạt động hợp tác với các nhà cung
ứng du lịch rất được xem trọng. Sự hợp tác ở đây có thể hiểu là hình thức phối hợp
giữa các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế với ngành du lịch ở thủ đô Viêng Chăn. Mục đích của sự hợp tác này về cơ bản là tranh thủ nguồn vốn, công nghệ
tiên tiến, mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro… cho du lịch địa phương.
Trong những năm gần đây, việc hợp tác với các nhà cung ứng ở thủđô Viêng Chăn diễn ra rất sôi động, chủ yếu là với các đại lý lữ hành nội địa, đặc biệt là thu
hút rất nhiều khách quốc tế, nổi bật là khách ở các nước như: Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ… Vì vậy, việc hợp tác với các đại lý lữ hành ở các
nước trên rất được quan tâm nhất là từ khi Lào gia nhập WTO.
Các hoạt động hợp tác chủ yếu diễn ra giữa 6 nhóm doanh nghiệp chính:
Nhóm 1: Các doanh nghiệp lưu trú, cung cấp cáccơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu
trú bao gồm loại phịng th có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị
bếp và dụng cụ nấu, ăn, có hoặc khơng kèm theo dịch vụ dọn phịng hàng ngày, có
thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi,
phịng tập, dịch vụ giải trí, phịng họp và thiết bị phịng họp.
Nhóm 2: Các doanh nghiệp vận chuyển, cung cấp các tiền đề cho sự phát triển du lịch. Tùy thuộc vào đặc điểm khách, các phương tiện vận tải có thể rất đa dạng như: máy bay, ơ tơ, tàu hỏa, tàu biển, xích lơ, xe đạp, xe máy,
Nhóm 3: Các đơn vị tổ chức hội thảo, hoạt động vui chơi:Du lịch kết hợp
hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng rất thu hút khách
hàng và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường, mang lại nguồn
thu rất lớn cho ngành du lịch tại Viêng Chăn.
Nhóm 4: Các đơn vị cung ứng dịch vụ ăn uống:Các đơn vị này ở Viêng Chăn đang được định hướng cung cấp các sản phẩm ăn và uống có nguồn gốc bền
tắc mậu dịch cơng bằng, khuyến khích dùng thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Nhóm 5: Các điểm đến: Bộ phận điều hành tour phải chọn lựa rất cẩn thận
nơi nào sẽ đưa khách đến. Họ có thể không nhận thức được sự tổn thương môi trường của một điểm đến nhất định hoặc về những điểm đến bền vững khác có thể
thu hút hoặc thậm chí hấp dẫn hơn đối với khách du lịch. Thơng qua q trình đánh
giá, ban quản lý KBT, cộng đồng địa phương và bộ phận điều hành tour có thể giúp thông tin lẫn nhau về những điểm đến nào nên được tập trung vào.
Một số ưu điểm của việc đẩy mạnh hợp tác với các nhà cung ứng, như:
Thứ nhất, nguồn vốn là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh và
phát triển ngành Du lịch nói chung và điểm đến du lịch thủ đơ Viêng Chăn nói riêng, đầu tư vào ngành Du lịch có lợi thế hơn so với các ngành khác, như vốn có
thể bỏ ra ít hơn mà thu hồi vốn nhanh và cao. Tuy vậy, nhu cầu vốn cho du lịch thủ
đô Viêng Chăn hiện nay là rất lớn. Vì thế, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau đầu tư cho phát triển du lịch. Khả năng thu hút đầu tư là yếu tố có tính quyết định
sống cịn đến quy mô và tốc độ phát triển du lịch, đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển trên địa bàn tỉnh. Do vậy, để đạt được các mục
tiêu như trên, về chủ trương thủ đô Viêng Chăn tập trung huy động nội lực nguồn
vốn nội lực, cũng như các nhà đầu tư nước ngồi, chú trọng khuyến khích đầu tư các dự án du lịch lớn có khả năng thu hút khách du lịch cao, các dự án vui chơi giải trí, chủ yếu tập trung đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng như cấp điện, nước sinh hoạt, giao thông, thông tin liên lạc trong các khu du lịch, đầu tư trùng tu, tơn tạo các
di tích văn hố, di tích lịch sử.
Thứ hai, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng tại các địa phương mà hiện nay thủ đơ Viêng Chăn chưa có điều kiện để phát triển. Điều này
nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, để thu hút khách. Trong các hoạt động này, cần có sự đổi mới cơ chế về tổ chức quản lý, có sự mở cửa thơng thống, có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngồi, để họ có thiện chí khi
Thứ ba, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng
cao chất lượng các dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế để kinh tế du lịch phát
triển theo hướng du lịch hiện đại hoá. Trước hết, tập trung chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của các trung tâm lữ hành. Tiếp đến, đẩy nhanh chun mơn hố cơng tác du lịch, phân cơng, bố trí lao động hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngồi việc triển khai các chính sách vềthu hút đầu tư, tỉnh coi trọng huy động vốn từ nguồn tích luỹ của ngành du lịch. Đây là giải pháp tích cực về vốn, mở ra một khả năng cho phép ngành chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây
dựng các kế hoạch, chương trình phát triển cụ thể trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.
4.2.3.3. Phát triển sản phẩm du lịch
Hiện nay các sản phẩm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn thực sự chưa phát triển một cách đa dạng. Hoạt động tham quan thủ đô Viêng Chăn cùng một số khu vui chơi, giải trí điển hình với mục đích khám phá, thẩm nhận các giá trị thẩm mỹ của các di tích văn hóa lịch sử thủ đô Viêng Chăn được coi là sản phẩm du lịch chính, điển hình nhất tại điểm đến du lịch này. Ngồi ra, thủ đơ Viêng Chăn cịn có các
khu du lịch được khai thác mới như dịch vụ vui chơi giải trí, đi xuồng cao tốc, dù kéo, dù lượn; dịch vụ du lịch ăn uống, tham quan mua bán đồlưu niệm, dịch vụ chèo đò, du lịch sinh thái, văn hóa… Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách
quan thì sản phẩm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa thu hút được đối tượng khách có khả năng chi trả cao giữ chân khách trong điều này.
Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách trên thủ đô Viêng Chăn,
Sở du lịch thủ đô Viêng Chăn đã xây dựng phương án phát triển các sản phẩm du lịch trên trung tâm và ngồi ơ thủ đơ Viêng Chăn. Theo đó các loại hình du lịch phát triển bao gồm: tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hóa bản địa, di tích lịch sử… Về cơ bản, các loại hình du lịch này sẽ được phát triển trên các khu vực như: khu vực các ngôi chùa cổ, khu vực bán đồ lưu niệm và món ăn đặc sản
ven song Mê-Kong, khu vực vui choi giải trí núi Phu Khao Khuay (Daen Savan Resort), khu vực ăn uống ngắm cảnh ven song Nam Ngưm v.v… Việc xây dựng các
sản phẩm du lịch được xác định rất rõ trên quan điểm mục tiêu phát triển du lịch
theo hướng bền vững vì phát triển du lịch trên thủ đô Viêng Chăn cùng với cơng tác
bảo tồn, lấy nguồn kinh phí bảo tồn quay lại để làm sản phẩm phát triển du lịch, phát triển nhưng không phá vỡ bảo tồn, phát triển lấy nguồn lực để bảo tồn. Thủ đô
Viêng Chăn sẽ phát triển du lịch từ tiềm năng, từ những thế mạnh về giá trị thẩm mỹ, địa chất của di sản để định hướng cho khách du lịch có được những sản phẩm du lịch liên quan tới du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường và người dân để phát triển bền vững.
Để mang lại cho du khách những cơ hội trải nghiêm tuyệt vời khi tham quan
thủ đô Viêng Chăn, song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị của thủ đô Viêng Chăn đang tiếp tục nghiên cứu, điều tra tổng thể nhu cầu của thị trường khách du lịch, khả năng cung cấp sản
phẩm trong mối quan hệ cạnh tranh, mở rộng phạm vi khai thác nhằm mục tiêu xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng và hấp dẫn nhiều hơn nữa đểxứng tầm với vịthếđặc biệt của thành phố Viêng Chăn thủ đô nước CHDCND Lào.
4.2.3.4. Quản lý môi trường tại các điểm du lịch
Công tác quản lý môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Viêng Chăn trong
các năm gần đây đến hiện nay đã được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tốt, cụ thể:
- Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đã được các cấp,
các ngành và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành
phố chú trọng thực hiện tốt. Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 đã tiến hành thẩm định và báo cáo đánh giá các tác động ảnh hưởng đến mơi trường du lịch. Qua
đó UBND thành phố và sở văn hóa thơng tin và du lịch đã nắm bắt thực tế tình hình mơi trường du lịch, từ đó đã có những biện pháp và đưa ra chỉ đạo kịp thời cho các tác động xấu có thể xảy ra.
- Cơng tác bảo vệ mơi trường du lịch được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển ngành du lịch thành phố. Nội dung bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, xem xét cụ thể trong quá trình thẩm