Thông tin về đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quản lý điểm du lịch tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 113 - 116)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá của đối tượng khảo sát về quản lý điểm dulịch

4.3.1. Thông tin về đối tượng khảo sát

Qua quá trình khảo sát các đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu, số lượng phiếu

nghiên cứu, còn lại 8 bảng hỏi thiếu thông tin và một số trường hợp giá trị trả lời có sự tương đồng quá lớn được loại khỏi bộ dữ liệu khảo sát.

Gii tính

Bng 4.12: Mẫu điều tra theo gii tính

Gii tính Tn s T l (%)

Nam 169 62.1

Nữ 103 37.9

Tổng 272 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)

Qua bảng trên, ta thấy trong 272 mẫu điều tra, giới tính nam chiếm 62,1%,

tương đương với 169 người, giới tính nữ chiếm 37,9%, tương đương với 103 người,

giới tính nam cao hơn so với giới tính nữ. Điều này cho thấy rằng cán bộ và lao động tại các cơ quan quản lý du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch và đơn vị cung ứng chủ yếu là nam.

Độ tui

Lao động có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 41,9% tương ứng 114 người. Tiếp đó là đến độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi chiếm tlệ là 33,1% tương ứng 90 ngườivà còn lại là trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 25% tương ứng 68 người. Điều này cũng dễ hiểu khi trong ngành du lịch nói chung hiện nay, chủ yếu cũng sẽ

chú trọng đến đội ngũ trẻ tuổi hơn, họ có sự năng động và hiện đại phù hợp với xu

hướng du lịch ngày một thay đổi và phát triển như hiện nay. Bên cạnh đó một số có độ tuổi cao hơn, tầm trung niên thường là những cán bộ quản lýđã có kinh

nghiệmlâu năm trong cơng việc quản lý và điều hành chung về tình hình hoạt động du lịch tại thủ đô Viêng Chăn.

Bng 4.13: Mẫu điều tra theo tui

Tui Tn s T l (%)

Dưới 35 114 41.9

36 – 50 90 33.1

Trên 50 68 25.0

Tổng 272 100.0

Trình độ học vấn

Bng 4.14: Mẫu điều tra theo trình độ hc vn

Trình độ hc vn Tn s T l (%) Phổ thông trung học 49 18.0 Trung cấp, cao đẳng 84 30.9 Đại học 120 44.1 Thạc sỹ 14 5.1 Tiến sỹ 5 1.8 Tổng 272 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)

Trong 272 mẫu điều tra ta thấy, đối tượng có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ lớn với 44,1% tương ứng 120 người. Trình độ Trung cấp và cao đẳng chiếm tỷ lệ là

30,9% tương ứng 84 người. Trình độ Phổ thông trung học chiếm tỷ lệ là 185 tương ứng 49 người. Trình độ Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 5,1% tương ứng 14 người và thấp nhất là trình độ Tiến sỹ chỉ có 5 người chiếm 1,8%. Có thể thấy lao động tại các cơ quan

quản lý hay các đơn vị kinh doanh, đơn vị cung ứng hầu như đều có trình độ Đại

học là phần lớn, họ đều là những người có kiến thức và trình độ chun mơn cũng

như khả năng quản lý tốt. Ở các cơ quan nhà nước quản lý điểm du lịch, một số vị trí mang tính đặc thù hoặc quản lý cấp cao thì địi hỏi một số người phải có trình độ trên đại học như Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ thì mớii đủ trình độ và năng lực cũng như

kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện tốt công việc.

Nơi làm việc

Bng 4.15: Mẫu điều tra theo nơi làm việc

Nơi làm việc Tn s T l (%)

Cơ quan nhà nước quản lý tại điểm du lịch 106 39.0

Sở du lịch, phòng quản lý du lịch tại các quận, huyện 86 31.6

Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch (lữ hành, khách sạn,

vận chuyển hành khách…) 21 7.7

Khách du lịch 29 10.7

Cộng đồng dân cư địa phương 30 11.0

Tổng 272 100.0

Dựa trên kết quả xác định đối tượng mẫu thu thập, nghiên cứu chủ yếu phỏng

các đối tượng là cán bộ tại các cơ quan nhà nước quản lý tại điểm du lịch (chiếm 39% tổng thể mẫu), và các cán bộ tại Sở du lịch, phòng quản lý du lịch tại các quận, huyện (chiếm 31,6% tổng thể mẫu).Sở dĩ nhóm này được ưu tiên lựa chọn điều tra

với số lượng lớn, bởi lẽ đây là nhóm mẫu có đủ hiểu biết về địa bàn nghiên cứu, có

đủtrình độ lẫn mức độsâu sát liên quan đến hoạt động quản lý điểm du lich trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quản lý điểm du lịch tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)