CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý điểm dulịc hở Thủ đô Viêng Chăn, nước
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4.4.1. Những thành tựu
Kết quả phân tích ở trên cho thấy cơng tác quản lý điểm đến tại Thủ đô Viêng Chăn - nước CHDCND Lào trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Thứ nhất, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch điểm du lịch đối
với hoạt động du lịch trên toàn quốc đã quán triệt một cách sâu sắc các chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào về du lịch.
Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực về nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện, bước đầu định hướng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch hướng phát triển vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, vừa đảm bảo cho các tài nguyên du lịch bảo tồn tính ngun vẹn vốn có. Mặt khác,
cơng tác phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng được coi trọng hơn, tập trung
tránh sự lãng phi và dàn trãi. Tỉnh đang tiếp tục định hình và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch gắn với nhóm tài nguyên đặc trưng của tỉnh như: du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch hoài niệm chiến trường xưa, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, biển, đảo, mua sắm.
Hệ thống CSHT được quan tâm đâu tư phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng đồng bộ hơn, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới. Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Hiện Lào đang tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn như tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, được coi là một phần trong mạng lưới đường sắt nối Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc tới Singapore. Cơ sở hạ tầng tại các địa điểm du lịch được quan tâm và tu bổ theo kế hoạch.
Hiện nay, có một số điểm tham quan du lịch mới đã nằm trong quy hoạch phát triển của thủ đơ Viêng Chăn như: Khu du lịch văn hóa Lào tại bản Naxaithong, quận Naxaithong, thủ đơ Viêng Chăn mới được khai trương chính thức hôm 5/4/2019 vừa qua, điểm du lịch thuộc sự đầu tư xây dựng và quản lý của công ty TNHH Du lịch văn hóa Lào bản Naxaithong được miêu tả là sẽ đưa người tham quan sống lại không gian lịch sử hàng trăm năm của dân tộc Lào với những hoạt động văn hóa, đời sống đa dạng đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, thị trấn Vang Vieng cũng là một địa điểm được khai thác trong kinh doanh bởi những đỉnh núi cao ngất và địa hình phù hợp du lịch khám phá, ngắm cảnh bình minh và hồng hơn. Thị trấn nằm giữa núi non hùng vĩ và dịng sơng xanh biếc chảy hiền hịa. Rời xa cuộc sống xô bồ nơi thành thị, du khách đến Vang Vieng sẽ hịa mình vào cuộc sống của người nông dân và trải nghiệm khung cảnh làng quê nên thơ, lãng mạn.
Thứ hai, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch được ban quản
lý điểm đến quan tâm và đẩy mạnh nhiều chương trình hoạt động để triển khai hơn, tạo được sức hút cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức khác nhau, góp phần hiệu quả chính sách thu hút đầu tư du lịch, thu hút khách du lịch và quảng bá
rộng rãi về văn hoá và con người thủ đơ Viêng Chăn. Trong đó đáng chú ý là việc duy trì phát hành đều đặn hàng tháng ấn phẩm Du lịch Viêng Chăn, trang thông tin điện tử về VHTTDL của tỉnh, tăng cường công tác xúc tiến quảng bá trên các phương tiện thông tin thông qua hội chợ, hội thảo, tổ chức các lễ hội, các sự kiện…
Thứ ba,mơi trường và an tồn vệ sinh cho khách du lịch đang được ban quản lý điểm đến tại Viêng Chăn khá là chú trọng, đã có một số biện pháp và chương trình tun truyền bảo vệ mơi trường tốt tại các điểm tham quan. Lào cũng đã có sự hợp tác với Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch của cả 2 nước. Trước tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai phía, phía Lào đề nghị Tổng cục Mơi trường và các đơn vị có liên quan của Lào như Cục Kiểm sốt ơ nhiễm và Cục
Cải thiện chất lượng môi trường hai bên sẽ phối hợp, nghiên cứu xây dựng và đề xuất các chương trình, dự án trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường để có thể đề xuất sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam và huy động tài trợ của các Tổ chức quốc tế.
Thứ tư, công tác liên kết ngành, liên kết vùng, quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa các địa phương, ban ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương có chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với các thành phố, tỉnh, ngành trong và ngoài nước. Sự phối kết hợp giữa Lào với các tỉnh biên giới giáp với nước Lào, các địa phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông
- Tây đã chú trọng hơn, bổ sung cho nhau các thế mạnh cùng liên kết hợp tác phát
triển, góp phần nâng cao vị thế du lịch Viêng Chăn nói riêng là du lịch Lào nói chung trong khu vực, trong nước và quốc tế.
4.4.2. Một số hạn chế
Công tác quản lý điểm đến tại Thủ đô Viêng Chăn trên thực tế đã có nhiều chuyển biến rõ rệt trong những năm qua, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ, ban quản lí, nhân viên, vẫn cịn khá nhiều vấn đề tồn tại, cần khắc phục để hoàn thiện hơn nữa vấn đề này
Một là, hoạt động lãnh đạo, quản lý điểm đến chưa được quan tâm ở mọi góc
độ của nội dung quản lý điểm đến du lịch, đa phần các yếu tố trong nhóm này đều chỉ dừng ở mức bắt đầu được triển khai, một số ít đã được vận hành theo quy trình ổn định. Mặc dù là yếu tố có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc định hướng, điều
hành mọi hoạt động, nhưng với thực trạng trên, sẽ còn phải cải thiện khá nhiều để tạo động lực thúc đẩy ngành phát triển.
Các dự báo, chiến lược còn chưa sát với thực tế, mới chỉ được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch phong phú của tỉnh, nhưng lại thiếu cơ sở phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, ...cũng như các chiến lược phát triển. Do đó, tất cả các hướng sản phẩm đều mang tính “ dàn hàng ngang”, thiếu tính tập trung trọng điểm. Đồng thời, nhận thức của người dân về công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa cao dẫn đến việc tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch trong những năm đầu thực hiện quy hoạch tổng thể không tránh được vướng mắc. Đồng thời, do quy hoạch phát triển du lịch chưa thực sự sát với thực tế, dẫn đến việc đầu tư mất cân đối giữa cơ sở lưu trú và hạ tầng du lịch, các cá nhân, tổ chức tập trung đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà nghĩ theo hình thức tự phát để tranh thủ sự tăng trưởng của khách du lịch đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ dẫn đến hiệu quả
kém, ảnh hưởng cảnh quan mơi trường du lịch
Loại hình và sản phẩm du lịch chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp. Thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong vùng, trong nước và quốc tế; các dịch vụ bổ sung còn yếu nên chưa kéo dài ngày lưu trú và tăng chi tiêu của khách.
Hai là, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và công tác tiếp thị thị trường chưa
được sự quan tâm của doanh nghiệp, vốn đầu tư cho công tác này thấp, một số doanh nghiệp cịn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, tính cộng đồng hợp tác liên kết đối với công tác này trong các doanh nghiệp cịn yếu; thiếu tính chun nghiệp trong tun truyền, quảng bá, chưa phát huy được nguồn lực xã hội. Kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Công tác này chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, quy mơ cịn nhỏ. Các hoạt động marketing và xúc tiến đầu tư chưa thật bài bản, thiếu tính chủ động, cần phải có chiến lược căn cơ về phát triển từng loại thị trường du lịch. Tính ổn định tổ chức bộ máy, mức độ chuyên sâu chuyên môn, nguồn lực cho công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đơn vị kinh doanh du lịch chưa hiệu quả. Phần lớn các
doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chưa chú trọng đến vấn đề tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sự đầu tư cho công tác này chưa đúng mức.
Ba là, thực tế cho thấy, du lịch tại Thủ đô Viêng Chăn hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, phát triển du lịch có thể gây tổn hại môi trường, tàn phá tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, làm xuống cấp các cơng trình văn hố, lịch sử, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, đường giao thơng hư hỏng... cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Phân tích theo một phạm trù “nhân quả” giữa du lịch và mơi trường, thì du lịch là ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch.
Bốn là, hoạt động kinh doanh lữ hành chưa thật chuyên nghiệp, các doanh nghiệp
cịn hạn chế về quy mơ, vốn, năng lực cạnh tranh, phần lớn tập trung khai thác thị trường Thái Lan, Campuchia, chưa quan tâm đúng mức mảng lữ hành nội địa… Nhiều doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên là người chưa được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Nhiều đoàn khách từ Thái Lan, Việt Nam vào tự do khơng có hợp đồng đón khách với các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế Lào, khơng có hướng dẫn viên lữ hành quốc tế Lào.
Tiểu kết chương 4
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm du lịch tại Thủ
đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa đối với cơ
quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, công tác quản lý điểm du lịch tốt hay không tốt chịu tác động của các nhân tố khác nhau bao gồm "Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch", "Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm du lịch”, "Quản lý hoạt động kinh
doanh điểm du lịch", "Quản lý môi trường điểm du lịch" và "Bảo tồn và phát triển
tài nguyên du lịch". Giữa các nhóm khách thể có sự khác biệt rõ rệt ở một số nhân
tố thuộc ảnh hưởng đến công tác quản lý điểm du lịch.
Kết quả kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng được đề xuất trong mơ hình giải thích được 59,9% sự biến thiên của yếu tố đánh giá chung về công tác quản lý điểm du lịch. Trong đó, nhân tố Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điểm du lịch (XDQH) có mức ảnh hưởng cao nhất, tiếp đến là nhân tố xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm du lịch (XT) có mức ảnh hưởng cao thứ hai. Các nhân tố cịn lại trong mơ hình có mức độ ảnh hưởng thấp hơn đến công tác quản lý điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn. Kết quả này là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý điểm du lịch tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐIỂM DU LỊCH TẠI THỦ ĐƠ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
5.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch thủđô Viêng Chăn